SINH HOC DAI CUONG

Chia sẻ bởi Nguyễn Yến Nhi | Ngày 09/05/2019 | 34

Chia sẻ tài liệu: SINH HOC DAI CUONG thuộc Vật lý 10

Nội dung tài liệu:

TRÒ
CHƠI
GiẢI CÂU ĐỐ
VỀ CÁC LOÀI HOA
Ba chìm bảy nổi lênh đênh
Có hoa màu tím dập dềnh trên sông
Ngày Xuân con én đưa thoi
Em đây đem cả sắc hồng thắm tươi
Đời em gắn với đầm lầy
Hương thơm ngào ngạt không tanh mùi bùn
Hè về ve hát chim kêu
Còn em đỏ thắm sân trường yêu thương
Sắc vàng rực rỡ nơi nơi
Mặt luôn hướng tới mặt trời cười tươi
H
O
A
Chương 3: SỰ SINH SẢN CỦA THỰC VẬT
Nguyễn Yến Nhi
Nguyễn Thúy An
Trần Thị Trinh
Phạm Kim Tho
Nguyễn Thị Yến Nhi
Trần Thị Ngọc Trâm
Trần Thị Bích Thảo
Thái Thị Thanh Nga
Lâm Bảo Như Phương
Thành Viên Nhóm
I. HOA ĐƠN ĐỘC
1. Cuống hoa
Nâng đỡ các thành phần của hoa, nối hoa với cành , trao đổi chất giữa hoa và cành
Chức năng
Phát sinh từ 1 nách lá, nối hoa với cành, mỗi hoa có một cuống.
Thường có hình trụ, màu xanh, kích thước dài ngắn tùy ở tùy lòai.
Cấu tạo giải phẫu tương tự như cuống lá
Đặc điểm-
cấu tạo
2. Đế hoa
Đặc điểm-
cấu tạo
Chức năng
Là phần phình to ra, hình dạng: thường là đế phẳng hoặc lõm hình đĩa.
Đôi khi có mang các tuyến mật.
Mang bao hoa, bộ nhị và bộ nhụy.
Đối với các đế hoa có các tuyến mật có tác dụng dẫn dụ côn trùng đến thụ phấn
A - đế hoa phẳng (Paeania); B - đế hoa lồi (Ranunculus sceleratus); C- đế lõm (Rosa)

3. Bao hoa
Bao hoa
Đài + tràng
Có đài và tràng rõ rệt-“bao hoa kép” thường ở TV 2 lá mầm
Không phân hóa thành đài và tràng rõ rệt-“bao hoa đơn” thường ở TV 1 lá mầm
Đài có thể có rụng khi nở hoa hoặc còn lại sau khi hoa tàn và tham gia vào quá trình hình thành quả.
Đôi khi có thêm “đài phụ”: có 2 vòng đài, vòng đài con, vòng đài trên.
CTGP: gần giống với cấu tạo giải phẫu của lá ưa bóng
3.1 ĐÀI HOA
Đặc điểm-cấu tạo
Gồm các mảnh có màu lục, gần giống lá nhưng hình dạng thay đổi
Các lá đài có thể:
Dính nhau-đài cánh hợp
Rời nhau-đài cánh rời
Các cách sắp xếp lá đài: đối xứng tỏa tròn, đối xứng 2 bên hoặc không đối xứng.

Chức năng
Bảo vệ các bộ phận của hoa khi còn ở trong nụ, quang hợp tạo chất hữu cơ
ĐÀI
CÁNH
HỢP
HOA

ĐÀI
PHỤ
3.2 Tràng hoa
Phần phụ của tràng: phần phụ hình vảy hoặc hình sợi; phần phụ có thể phát triển thành tràng phụ; cánh hoa kéo dài tạo thành cựa chứa túi mật.
CT giải phẫu: mỏng hơn lá đài, gồm 3-4 lớp tế bào; đôi khi chỉ có 2 lớp biểu bì, giữa 2 lớp biểu bì là các tế bào không chứa diệp lục, có một bó mạch giống như ở nhị
Đặc điểm-cấu tạo
Chức năng
Gồm những mảnh có màu được gọi là cánh hoa
Số lượng:
+ Các họ nguyên thủy số lượng cánh còn nhiều.
+ Các họ tiến hóa hơn thường là 4-5 cánh ở cây 2 lá mầm, 3 cánh ở cây 1 lá mầm
Tràng có thể:
+ Rời nhau-hoa cánh phân.
+ Dính nhau-hoa cánh hợp
Bảo vệ nhị và nhụy, hấp dẫn sâu bọ đến thụ phấn
HOA
CÁNH
HỢP
Các kiểu tràng hoa
1. Tràng có cánh rời; 2. Tràng hình phễu; 3. Tràng hình ống ;
4. Tràng hình thìa lìa; 5. Tràng hai môi; 6. Tràng hình bánh xe; 7. Tràng hình chuông; 8. Tràng có cựa; 9 - 10. Tràng cánh đều; 11. Tràng năm cánh không đều; 12 - 13. Tràng hình cánh bướm
4. Bộ nhị
Là bộ phận sinh sản đực của hoa.
Số lượng nhị trong bộ nhị rất biến thiên:4-5 (hoặc bội số của 4,5) ở cây 2 lá mầm, 3 hoặc 6 ở cây 1 lá mầm.
Thông thường gồm 2 phần chính: chỉ nhị và bao phấn.
4.1 Chỉ nhị
Đính trên đế hoa hoặc có khi đính trên tràng hoa.
Chỉ nhị có thể rất dài hoặc rất ngắn; chỉ nhị kéo dài vào trong bao phấn ngăn cách giữa 2 ô phấn được gọi là trung đới.
Cấu tạo giải phẫu: phía ngoài có lớp biểu bì, tiếp đến là 2-3 lớp tế bào mô mềm và 1 bó dẫn duy nhất ở giữa.
Có nhiều hình dạng khác nhau: hình tròn, hình thận, hình thuôn dài, hình mũi tên…
Mỗi bao phấn thường có 2 ô phấn. Mỗi ô phấn khi còn non gồm 2 túi phấn, khi chín 2 túi phấn thông với nhau thành một.
Cấu tạo giải phẫu:
+ Lớp ngoài: ngoài cùng là tầng biểu bì  tầng cơ  tầng nuôi dưỡng.
+ Lớp trong: chứa các tế bào mẹ hạt phấn.
Các kiểu đính bao phấn: đính gốc, đính lưng, đính lắc lư.
4.2 Bao phấn
Hạt phấn
Bao phấn
Nhị và bao phấn cắt ngang
CHƯƠNG VI: HOA VÀ SINH SẢN HỮU TÍNH
Bài 28 : CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG CỦA HOA
Chỉ nhị
Hình thành từ những tế bào mẹ ( nguyên bào tử).
Thường có hình cầu, kích thước thay đổi, thường có màu vàng.
Cấu tạo giải phẫu:
+ Có 2 lớp màng: màng ngoài bằng cutin, dày, bề mặt có những lỗ nảy mầm. Màng trong bằng pectin, thường dày lên trước các lỗ nảy mầm.
+ Có 2 lọai tế bào: tb sinh dưỡng lớn phát triển thành ống phấn, tb phát sinh phát triển thành 2 tinh tử.
Thông thường các hạt phấn rời nhau, có thể dính nhau từng 4 cái một hoặc tòan bộ dính nhau thành một khối
4.3 Hạt phấn
4.4 Nhị lép
Là các nhị bất thụ ( không hình thành hạt phấn).
Có hình dạng rất đa dạng: có thể biến đổi thành cánh hoa, biến thành dạng tuyến mật.
5. Bộ nhụy
Là phần loe rộng, bề mặt được phủ bằng “mô dẫn dắt” tiếp liền vào trong rãnh của vòi nhụy, nơi tiếp nhận hạt phấn.
Mô dẫn dắt được cấu tạo bởi các tb mô mềm lớn, vách mỏng, chứa nhiều chất tb tạo thành môi trường thuận lợi cho sự nảy mầm của hạt phấn và sự phát triển của ống phấn.
BỘ NHỤY
Là bộ phận ss cái của hoa
do các lá noãn hợp thành
ĐẦU NHỤY
VÒI NHỤY
BẦU NHỤY
5.1 Đầu nhụy
Đầu nhụy
Vòi nhụy
Bầu nhụy
Noãn
Nhụy hoa với bầu nhụy cắt ngang
Là một ống rỗng hoặc đặc, dài ngắn tùy lòai, là đường đi của ống phấn vào bầu nhụy.
Nếu là vòi rỗng thì phía trong tạo thành rãnh, vách của rãnh do mô dẫn dắt chuyên hóa. Nếu là vòi đặc thì trong đó chứa đầy mô dẫn dắt. Mô dẫn dắt tiết chất nhầy tạo môi trường thuận lợi đưa ống phấn vào bầu nhụy
5.2 Vòi nhụy
Nằm trong khoang bầu, đính vào giá noãn.
Cấu tạo: là khối đa bào, gồm có 2 phần: cuống noãn, thân noãn.
5.4 Noãn
Các lọai noãn:
Noãn thẳng
Noãn cong
Noãn đảo
Các kiểu đính noãn:
Đính noãn trụ giữa
Đính noãn bên
Đính noãn giữa
Hình: Cấu tạo của noãn
Chứa noãn.
CT giải phẫu:
+ Phía ngoài là vách bầu được bao bọc cả 2 mặt trong-ngoài bởi 2 lớp biểu bì, các tb của vách bầu có chứa lục lạp.
+ Phía trong là khoang bầu – nơi chứa nõan, có thể có 1 ô hoặc nhiều ô tương ứng với số lá noãn.
Vị trí của bầu đối với hoa – 3 vị trí:
+ Bầu trên.
+ Bầu dưới.
+ Bầu giữa.
5.3 Bầu nhụy
Sự sắp xếp các bộ phận trong hoa – các kiểu hoa
Các kiểu hoa
+ Hoa có đầy đủ các thành phần là hoa đầy đủ và hoa lưỡng tính.
+ Hoa thiếu một trong các thành phần là hoa không đầy đủ, nếu thiếu một trong 2 bộ phận sinh sản là hoa đơn tính.
Sự sắp xếp các bộ phận trong hoa
+ Các bộ phận xếp theo đường xoắn trên đế - hoa kiểu xoắn.
+ Nhị và nhụy xếp xoắn, bao hoa xếp vòng – hoa kiểu xoắn vòng.
+ Tất cả các bộ phận đều xếp thành từng vòng riêng biệt – hoa kiểu vòng
Các kiểu tiền khai hoa: tiền khai hoa van, tiền khai hoa vặn, tiền khai hoa hợp, tiền khai hoa nanh sấu, tiền khai hoa cờ, tiền khai hoa thìa.
Các cách biểu diễn một hoa: hoa thức và hoa đồ

Hoa thức: là công thức biểu diễn cấu tạo của hoa bằng những kí hiệu.
Hoa đồ: là sơ đồ biểu diễn cấu tạo cắt ngang của hoa.
 Hoa thức và hoa đồ bổ sung cho nhau, biểu diễn những tính chất chủ yếu trong cấu tạo của hoa.
II. CỤM HOA
Khái niệm: là tập hợp nhiều hoa riêng lẻ, có cuống hay không có cuống, cùng đính trên một trục chung.
Các
Kiểu
Cụm
Hoa
Chính
Cụm hoa có hạn
( cụm hoa xim)
Xim một ngả
Xim nhiều ngả
Xim co



Cụm hoa không hạn
Chùm
Bông
Ngù
Tán
Đầu
2. Phân loại
Sự phân biệt ranh giới giữa 2 nhóm cụm hoa không hạn
và có hạn mang tính chất tương đối.
Trên thực tế có những cụm hoa phức tạp.
HOA
ĐÀI
TRÀNG
NHỊ
NHỤY
Màu xanh
Nhiều màu
(tùy hoa)
Chỉ nhị, bao phấn
(chứa hạt phấn)
Đầu nhụy, vòi nhụy,
Bầu nhụy chứa noãn
Che chở, bảo vệ
cho nhị và nhụy
Sinh sản,
duy trì nòi giống
Sinh sản hữu tính
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Yến Nhi
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)