Sinh học (CĐ-ĐH).
Chia sẻ bởi Phạm Thị Phương Thảo |
Ngày 18/03/2024 |
8
Chia sẻ tài liệu: Sinh học (CĐ-ĐH). thuộc Sinh học
Nội dung tài liệu:
SEMINAR
ĐỀ TÀI: SINH LÝ BẠCH CẦU
Học viên thực hiện: Phạm Thị Phương Thảo
Giáo viên hướng dẫn: Ts. Phan Thị Sang
Máu là một thành phần hết sức quan trọng của sự sống con người cũng như nhiều loài động vật khác.
Thành phần chính của máu là: huyết tương và các TB máu.
Các tế bào máu gồm:
- Hồng cầu: Vận chuyển O2 và CO2 và các chất dinh dưỡng khác đến cung cấp cho các tế bào.
- Bạch cầu: đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân gây hại.
- Tiểu cầu: là yếu tố quan trọng trong quá trình đông máu.
Để hiểu rõ hơn về chức năng và các loại Bạch cầu tham gia bảo vệ cơ thể, tôi đã quyết định chọn đề tài “ Sinh lý Bạch cầu”.
1. PHẦN MỞ ĐẦU
BẠCH CẦU
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG [5]
Bạch cầu là các tế bào có nhân, có khả năng vận động, hình dáng và kích thước rất khác nhau tuỳ từng loại.
Bạch cầu được tạo ra một phần trong tủy xương và một phần trong các mô bạch huyết.
- Bạch cầu không phải chỉ lưu thông trong máu, mà nó còn có mặt ở nhiều nơi trong cơ thể: bạch huyết, dịch não tuỷ, hạch bạch huyết, các tổ chức liên kết...
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG[5]
- Thành phần bạch cầu rất phức tạp, gồm nhiều chất hữu cơ và vô cơ:
Bào tương của bạch cầu chứa nhiều sắt, calci, lipid (cholesterol, triglycerid và acid béo). Các lipid này liên quan tới vai trò chống nhiễm trùng của bạch cầu. Bạch cầu chứa nhiều lipid được xem như tiên lượng tốt chống nhiễm trùng (Boyd,1973).
Trong bạch cầu còn có nhiều acid ascorbic, hạt glycogen. Hạt glycogen nhiều lên trong quá trình tiêu hoá và mắc bệnh đái tháo đường.
Bạch cầu có một hệ thống enzym rất phong phú (oxydase, peroxydase, catalase, lipase, amylase) và một số chất diệt khuẩn.
2. PHÂN LOẠI BẠCH CẦU [4]
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
- Dựa vào hình dáng, cấu trúc và cách bắt màu phẩm nhuộm, người ta chia bạch cầu ra làm hai nhóm chính là bạch cầu hạt và bạch cầu không hạt.
+ Bạch cầu hạt chứa những hạt trong bào tương mà có thể thấy dưới kính hiển vi quang học. Tuỳ theo cách bắt màu phẩm nhuộm của các hạt mà chúng có tên là bạch cầu hạt trung tính, ưa acid, ưa kiềm. Ngoài ra, do nhân của các bạch cầu hạt này có nhiều thuỳ nên chúng còn có tên là bạch cầu đa nhân.
+ Bạch cầu không hạt thì trong bào tương không có các hạt mà có thể thấy được dưới kính hiển vi quang học do kích thước các hạt của chúng nhỏ và bắt màu phẩm nhuộm kém. Có hai loại bạch cầu không hạt là bạch cầu lympho và bạch cầu mono. Nhân của các bạch cầu không hạt này không chia thuỳ nên chúng còn có tên là bạch cầu đơn nhân.
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2. PHÂN LOẠI BẠCH CẦU[4]
2.1 Dòng bạch cầu hạt ( Bạch cầu đa nhân)
Dòng bạch cầu hạt bao gồm những tế bào ở những giai đoạn trưởng thành khác nhau liên tục từ nguyên tuỷ bào Tiền tủy bàoTủy bào Hậu tủy bào Bạch cầu đũa.
Bạch cầu hạt trung tính điển hình có nhân chia làm nhiều thùy
Bạch cầu hạt ưa axit có nhân thường chia thành hai thùy. Giữa các thùy nhân được nối với nhau bằng phần liên kết nhỏ.
Bạch cầu hạt ưa bazơ khó quan sát vì các hạt đặc hiệu bắt màu xanh tím và che phủ lên trên nhân.
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2. PHÂN LOẠI BẠCH CẦU [4]
2.1 Dòng bạch cầu hạt
- Hạt trung tính bắt màu hồng tím, bản chất giàu các thành phần có hoạt tính diệt vi khuẩn, bao gồm các enzym hydrolase, lysozyme và myeloperoxydase. Một số hạt chính là các lysosome điển hình
- Hạt ưa acid bắt màu vàng cam, bản chất không có lysozyme.
- Hạt ưa bazơ bắt màu xanh tím, chứa heparin và histamine.
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2. PHÂN LOẠI BẠCH CẦU [4]
2.1.1. Nguyên tủy bào (Myeloblast):
- Trong quá trình biệt hóa dòng bạch cầu hạt, đây là giai đoạn sớm nhất có thể xác định được dựa trên các đặc điểm hình thái.
- Các tế bào có đường kính trung bình từ 10-18 micromet. Chất nhân mịn và đều với một đến vài hạt nhân nhạt màu. Bào tương hẹp, ưa bazơ và không có hạt.
2.1 Dòng bạch cầu hạt
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2. PHÂN LOẠI BẠCH CẦU [4]
2.1 Dòng bạch cầu hạt
2.1.2. Tiền tủy bào (Myeloblast):
- Là lứa tuổi biệt hóa thứ hai của dòng bạch cầu hạt. Đặc điểm nổi bật của tiền tủy bào là hình ảnh các hạt bào tương dày đặc, đôi khi làm che lấp, lu mờ các đặc điểm hình thái khác của tế bào. Đó là những hạt nguyên phát, ưa azur và bản chất là các enzym myeloperoxidase và chloroacetate esterase.
- Về kích thước, tiền tủy bào lớn hơn nguyên tủy bào với đường kính trung bình khoảng 14 đến 20 micromet và có tỷ lệ nhân và nguyên sinh chất thấp hơn. Chất nhân thô hơn, còn quan sát thấy hạt nhân và bào tương màu xanh xám nhạt.
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2. PHÂN LOẠI BẠCH CẦU[4]
2.1 Dòng bạch cầu hạt
2.1.3. Tủy bào (myelocyte):
- Đây là giai đoạn biệt hóa thứ ba của dòng bạch cầu hạt. Các tủy bào có thể dễ dàng nhận biết trên các tiêu bản vì trong bào tương có rất nhiều hạt thứ phát hay hạt đặc hiệu.
- Cũng từ giai đoạn này, dựa vào tính chất bắt màu thuốc nhuộm của các hạt bào tương để phân biệt các loại tủy bào trung tính, tủy bào ưa axit hay tủy bào ưa bazơ.
- Các tủy bào thường có đường kính trung bình khoảng 12 đến 18 micromet. Tỷ lệ nhân so với nguyên sinh chất thấp hơn so với tiền tủy bào, và nhân có dạng bầu dục rõ hơn, không còn thấy hạt nhân, và chất màu nhân thô hơn.
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2. PHÂN LOẠI BẠCH CẦU[4]
2.1 Dòng bạch cầu hạt
2.1.3. Tủy bào (myelocyte):
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2. PHÂN LOẠI BẠCH CẦU [4]
2.1 Dòng bạch cầu hạt
2.1.4. Hậu tủy bào (metamyelocyte)
- Là giai đoạn biệt hóa thứ tư của dòng bạch cầu hạt. Đặc trưng của các hậu tủy bào hình thái của nhân bắt đầu thắt lại và có dạng quả thận hoặc hình hạt đậu. Chất nhân thô hơn so với tuổi tủy bào. Màu của các hạt đặc hiệu trong bào tương trở nên khác biệt rất rõ ràng giữa màu trung tính, ưa acid hay ưa base.
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2. PHÂN LOẠI BẠCH CẦU [4]
2.1 Dòng bạch cầu hạt
2.1.5. Bạch cầu đũa (Band hoặc Stab)
Đây là giai đoạn biệt hóa cuối cùng trước khi các tế bào trở nên thực sự trưởng thành thành bạch cầu hạt. Trong điều kiện bình thường, có một tỷ lệ nhỏ các bạch cầu đũa cũng lưu hành trong máu. Về hình thái, các tế bào này có nhân kéo dài hình que, hình gậy...
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2. PHÂN LOẠI BẠCH CẦU [4]
2.1 Dòng bạch cầu hạt
2.1.6. Bạch cầu hạt
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2. PHÂN LOẠI BẠCH CẦU
- Nguyên bào mono ( Monoblast) và Tiền mono (promonocyte) tương đối khó phân biệt, cùng có kích thước lớn khoảng 12-18 micromet, nhân lớn, chất nhân khá mịn, đôi khi có hạt nhân. Bào tương khá hẹp, ưa base.
- Mônôcyte có kích thước khá lớn, đường kính từ 10 đến 20 micromet, đôi khi rất lớn (đến 50 micromet). Nhân lớn, xốp, cuộn. Bào tương rộng, bắt màu xanh xám có chứa các hạt mịn màu đỏ cam, ranh giới không đều, đôi khi có một số giả túc, thường thấy các hốc bào tương.
2.2 Dòng bạch cầu không hạt ( BC đơn nhân)
2.2.1 Bạch cầu Monocyte
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2. PHÂN LOẠI BẠCH CẦU [4]
2.2 Dòng bạch cầu không hạt ( BC đơn nhân)
2.2.1 Bạch cầu Monocyt
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2. PHÂN LOẠI BẠCH CẦU
2.2 Dòng bạch cầu không hạt ( BC đơn nhân)
2.2.2 Bạch cầu Lymphocyt
2.2.2.1. Nguyên bào lymphô (Lymphoblast):
Kích thước 15-20 μm, tỷ lệ nhân/nguyên sinh chất là 4/1. Nhân tròn hoặc bầu dục, có thể có 1 đến 2 hạt nhân. Chất nhân mịn. Bào tương hẹp, ưa bazơ và không có hạt.
2. PHÂN LOẠI BẠCH CẦU
2. PHÂN LOẠI BẠCH CẦU [4]
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2. PHÂN LOẠI BẠCH CẦU [4]
2.2 Dòng bạch cầu không hạt ( BC đơn nhân)
2.2.2 Bạch cầu Lymphocyt
2.2.2.2. Tiền lymphô (Prolymphocyte):
Kích thước khá lớn, khoảng 15-18 μm, tỷ lệ nhân/nguyên sinh chất khoảng 4/1 đến 3/1. Nhân thường hình bầu dục, đôi khi có hạt nhân, chất nhân còn khá mịn. Bào tương hẹp, ưa bazơ nhẹ, và có vài hạt ưa azur.
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2. PHÂN LOẠI BẠCH CẦU [4]
2.2 Dòng bạch cầu không hạt ( BC đơn nhân)
2.2.2 Bạch cầu Lymphocyt
2.2.2.3. Lymphô trưởng thành (Lymphocyte):
Có kích thước thay đổi từ lớn (khoảng 17-20 μm) ở những tế bào ít trưởng thành đến nhỏ (6-9 μm) ở những tế bào trưởng thành hơn.
Tỷ lệ nhân/nguyên sinh chất từ 3/1 đến 2/1. Nhân tròn hoặc bầu dục, không có hạt nhân. Bào tương màu xanh nhạt và mỏng, đôi khi có vài hạt ưa azur. Các lymphô bị kích thích (hoạt hóa) có kích thước khá lớn, bào tương rộng, màu xanh đậm, và đôi khi có hạt nhân. Ngoài ra, các lymphô trưởng thành còn có những biến thể hình thái rất đa dạng, và có thể gây nhầm lẫn với các loại tế bào khác với các đặc điểm:
Kích thước lớn, nhân lớn, có hạt nhân
Nhân chia thùy hoặc kéo dài (dạng monoxit).
Bào tương rộng, ưa bazơ, có hốc bào tương, có hạt.
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2. PHÂN LOẠI BẠCH CẦU[4]
2.2 Dòng bạch cầu không hạt ( BC đơn nhân)
2.2.2 Bạch cầu Lymphocyt
2.2.2.3. Lymphô trưởng thành (Lymphocyte):
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
3. QUÁ TRÌNH SINH SẢN VÀ ĐỜI SỐNG CỦA BẠCH CẦU [2]
Tủy xương Bạch cầu hạt và monocyte.
Tổ chức bạch huyết như: lách, hạch, mô bạch huyết trong tuỷ xương... bạch cầu lymfocyte
Sau khi bạch cầu được sinh ra, chúng được dự trữ trong tuỷ xương, khi cơ thể có nhu cầu chúng sẽ được huy động vào máu ngoại vi tham gia thực hiện chức năng.
- Quá trình sinh sản của Bạch cầu:
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
3. QUÁ TRÌNH SINH SẢN VÀ ĐỜI SỐNG CỦA BẠCH CẦU[2]
- Đời sống của bạch cầu
+ Với bạch cầu hạt: sau khi sinh ra được đưa vào máu ngoại vi, chúng tồn tại trong máu 4 - 8 giờ sau đó chúng xuyên mạch vào mô và sống ở mô khoảng 4 - 5 ngàv thì chết, nếu tham gia thực bào bảo vệ cơ thể thì có thể chết sớm hơn.
+ Với bạch cầu monocyte: sau khi vào máu tồn tại 10 - 20 giờ, xuyên mạch vào mô chúng biến đổi hình thể, kích thước thành các đại thực bào trong mô và được gọi chung là mono đại thực bào.
+ Với bạch cầu lymfocyte: từ tổ chức bạch huyết vào máu, tồn tại vài giờ trong máu rồi xuyên mạch vào mô sau đó lại vào máu lần 2 gọi là hiện tượng tái tuần hoàn sau đó lại vào mô lần 2. Những bạch cầu này có đời sống dài hơn, có thể hàng năm hoặc nhiều hơn tuỳ theo chức năng của chúng và phụ thuộc vào nhu cầu của cơ thể.
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
4. ĐẶC TÍNH CỦA BẠCH CẦU[2]
4.1. Xuyên mạch.
Bạch cầu trung tính và mono có khả năng thay đổi hình dạng, xuyên qua vách giữa các tế bào để tới những nơi cần thiết.
4.2. Chuyển động theo kiểu a mip.
- Bạch cầu trung tính và mono có khả năng chuyển động bằng chân giả (theo kiếu amip) với tốc độ: 40mm/min.
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
4. ĐẶC TÍNH CỦA BẠCH CẦU [2]
4.3. Hoá ứng động và nhiệt ứng động:
- Có một số chất do mô viêm sản xuất, do vi khuẩn tạo ra hoặc những chất hoá học đưa từ ngoài vào cơ thể thu hút bạch cầu tới (hoá ứng động dương tính) hoặc xua đuổi bạch cầu ra xa hơn (hoá ứng động âm tính).
- Tương tự, với nhiệt cũng như vậy, bạch cầu cũng có nhiệt ứng động dương tính và âm tính. Các đặc tính này chủ yếu là của bạch cầu trung tính và mono.
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
4. ĐẶC TÍNH CỦA BẠCH CẦU [2]
4.4. Thực bào.
- Bạch cầu trung tính và mono có khả năng thực bào, ẩm bào. Những điều kiện thuận lợi cho thực bào là:
+ Bề mặt của vật rộng và xù xì.
+ Không có vỏ bọc. Các chất tự nhiên trong cơ thể có vỏ bọc là protein, các chất này đẩy tế bào thực bào ra xa nên khó thực bào. Các mô chết, các vật lạ không có vỏ bọc và thường tích điện rất mạnh nên chúng dễ bị thực bào.
+ Quá trình opsonin hoá. Các kháng thể (được sản xuất trong quá trình miễn dịch) đã gắn vào màng tế bào vi khuẩn làm cho vi khuẩn dễ bị thực bào.
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
5. CHỨC NĂNG CỦA BẠCH CẦU [2]
5.1.Bạch cầu hạt trung tính và mono đại thực bào
Hai loại bạch cầu này thuộc 2 nhóm khác nhau nhưng có hình thức bảo vệ cơ thể như nhau: thực bào
- Khái niệm về vật bị thực bào
Vật bị thực bào là những vật tồn tại trong cơ thể có các đặc điểm sau:
Bề mặt xù xì ( bề mặt vi khuẩn, vi rut thường có lông, các tác nhân gây bệnh có gắn với kháng thể hoặc bổ thể sẽ trở nên xù xì thì dễ bị thực bào)
Khi lớp vỏ protein của tế bào bị biến tính chúng trở nên tích điện và hấp dẫn bạch cầu (bình thường tế bào sống thì protein màng có chất đẩy bạch cầu, không kết dính với bạch cầu).
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
5. CHỨC NĂNG CỦA BẠCH CẦU [2]
5.1.Bạch cầu hạt trung tính và mono đại thực bào
-Trình tự thực bào diễn ra như sau
+ Bạch cầu di chuyển đến nơi có vật bị thực bào và áp sát vào vật bị thực bào.
+ Bạch cầu gắn vào vật bị thực bào, phát ra các tua bào tương gọi là chân giả ôm ấy vật bị thực bào, hoà màng của tua bào tương ở phía bên kia tạo ra túi thực bào nằm gọn trong bào tương bạch cầu.
+ Các bào quan trong bào tương bạch cầu di chuyển áp sát vào túi thực bào, hoà màng tại nơi tiếp xúc, trút enzym và cạc chất oxy hoá vào túi thực bào: enzym tiêu protein, chất oxy hoá mạnh như superoxit (O-2), hydrogen peroxit (H202), ion hydroxit OH-)...
Đại thực bào
Đại thực bào
Bạch cầu trung tính
Bạch cầu trung tính
Vi khuẩn
Mũi kim
Ổ viêm sưng lên
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
4. ĐẶC TÍNH CỦA BẠCH CẦU [2]
4.4. Thực bào:
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
5. CHỨC NĂNG CỦA BẠCH CẦU [2, 3]
- Bạch cầu hạt trung tính là hàng rào của cơ thể có khả năng chống lại vi khuẩn sinh mủ. Chúng rất vận động và thực bào tích cực.
- Bạch cầu trung tính có thể tiêu hoá, huỷ hoại nhiều loại vi khuẩn, những thành phần nhỏ, và fibrin. Hầu hết các hạt bào tương của chúng là các tiêu thể chứa enzym thuỷ phân. Các hạt khác chứa các protein kháng khuẩn. Ngoài ra, bạch cầu hạt trung tính còn chứa các chất oxy hoá mạnh có tác dụng tiêu diệt VK.
- Bạch cầu hạt trung tính là bạch cầu đầu tiên đến vị trí vi khuẩn xâm nhập với số lượng lớn. Trong quá trình thực bào vi khuẩn, nhiều bạch cầu trung tính bị chết và tạo thành mủ tại vị trí tổn thương. Mỗi bạch cầu này thực bào tối đa khoảng 5-20 VK
5.1.Bạch cầu hạt trung tính và mono đại thực bào
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
5. CHỨC NĂNG CỦA BẠCH CẦU [2, 3]
5.2.Bạch cầu mono đại thực bào
Thực bào: sau khi bạch cầu mono đi vào các mô trở thành đại thực bào, chúng có khả năng thực bào một lượng lớn virus hoặc vi khuẩn
Chức năng chủ yếu của mono: đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn bắt đầu đáp ứng miễn dịch.
- Ngoài chức phận miễn dịch: mono còn đóng nhiều chức phận trong vai trò chuyển hóa một số chất như sắt, bilirubin và một số lipid
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
5. CHỨC NĂNG CỦA BẠCH CẦU [2, 3]
5.3 Chức năng của bạch cầu ưa bazơ
Thực bào: khả năng này yếu
Đóng vai trò trong phản ứng mẫn cảm chậm và miễn dịch dị ứng vì kháng thể IgE gây phản ứng có ái lực với bạch cầu ưa bazơ.
5. 4 Chức năng của bạch cầu ưa acid
- Thực bào và hóa ứng hoạt động, khả năng này yếu
- Vai trò vận chuyển plasminogen và trong sự phá hủy một số ký sinh trùng bị máu cản trở kháng thể
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
5. CHỨC NĂNG CỦA BẠCH CẦU [2, 3]
5.5 Chức năng của bạch cầu Lympho
- Bạch cầu lympho được chia thành hai loại:
Lympho bào B
Lympho bào T
- Chúng đều có chung nguồn gốc trong bào thai là các tế bào gốc vạn năng. Các tế bào này sẽ biệt hoá hoặc được "xử lý" để thành các lympho bào trưởng thành.
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
5. CHỨC NĂNG CỦA BẠCH CẦU ]2, 3]
5.5 Chức năng của bạch cầu Lympho
6.5.1. Lympho B
Bạch cầu lympho B bảo vệ cơ thể bằng đáp ứng miễn dịch dịch thể (qua trung gian kháng thể). Nó chống lại các loại vi khuẩn và một số virus.
Khi có các vi khuẩn xuất hiện, lympho B nhận diện kháng nguyên tương ứng và được hoạt hoá. Khi đó nó có khả năng phân bào và biệt hoá thành tương bào (plasma cell). Các tương bào này sẽ sản xuất kháng thể chống lại vi khuẩn đã xâm nhập. Kháng thểï tiêu diệt các vi khuẩn hoặc bất hoạt độc tố của chúng.
Một số lympho B được sinh ra ở trên không trở thành tương bào mà trở thành lympho B nhớ sẵn sàng đáp ứng nhanh và mạnh khi có cùng loại vi khuẩn xâm nhập lần sau.
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
5. CHỨC NĂNG CỦA BẠCH CẦU [2, 3]
5.5 Chức năng của bạch cầu Lympho
5.5.2. Lympho T
Bạch cầu lympho T là tế bào tham gia đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào.
Lympho T có khả năng chống lại các tác nhân như virus, nấm, tế bào mảnh ghép, tế bào ung thư và vài loại vi khuẩn.
Khi có các tác nhân đó xuất hiện trong cơ thể, các lympho T sẽ nhận diện kháng nguyên đặc hiệu với nó và được hoạt hoá. Sau đó chúng trở nên lớn hơn, sinh sản tạo nên hàng ngàn lympho T có thể nhận diện kháng nguyên xâm nhập này.
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
5. CHỨC NĂNG CỦA BẠCH CẦU
5.5.2. Lympho T
Một số lympho T trở thành tế bào T nhờ có khả năng khởi phát một đáp ứng miễn dịch tương tự khi có cùng loại tác nhân gây bệnh (kháng nguyên) xâm nhập nhưng ở mức độ nhanh, mạnh hơn nhiều, gọi là đáp ứng miễn dịch lần hai.
5. 5 Chức năng của bạch cầu Lympho
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
5. CHỨC NĂNG CỦA BẠCH CẦU
5. 5 Chức năng của bạch cầu Lympho
5.5.2. Lympho T(Có 3 loại lympho T chính)
- T giúp đỡ (Th: helper): kích thích sự phát triển và sinh sản của các lympho T độc, T ức chế. Th còn kích thích sự phát triển và biệt hoá lympho B thành tương bào. Ngoài ra, Th còn tiết các chất làm tăng cường hoạt động bạch cầu trung tính và đại thực bào.
- T độc (Tc: cytotoxic): tiêu diệt trực tiếp các tế bào bị nhiễm tương ứng. Tc cũng tiết các chất khuếch đại khả năng thực bào của đại thực bào.
-T ức chế (Ts: suppressor): phát triển chậm hơn, nó có tác dụng ức chế lympho Tc và Th làm cho đáp ứng miễn dịch không phát triển quá mức.
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
6. NHỮNG THAY ĐỔI BỆNH LÝ TRONG CHỈ SỐ BẠCH CẦU[1, 2, 5]
- Số lượng bạch cầu
- Bình thường số lượng bạch cầu trung bình trong máu khoảng 6000 - 8000/mm3.
- Số lượng bạch cầu tăng lên khi ăn uống, khi lao động thể lực, tháng cuối của thời kỳ mang thai, sau khi đẻ. Đặc biệt số lượng bạch cầu tăng lên khi nhiễm khuẩn, bệnh bạch cầu.
- Một số hormon và một số tinh chất mô cũng làm tăng số lượng bạch cầu như: hormon tuyến giáp, adrenalin, estrogen, tinh chất gan, tinh chất lách, tuỷ xương.
- Số lượng bạch cầu giảm khi bị lạnh, khi bị đói, khi già yếu, suy nhược tuỷ, nhiễm virus, nhiễm độc, nhiễm trùng quá nặng, hoặc điều trị bằng các hormon corticoid, insulin kéo dài...
Người bình thường có thể có công thức bạch cầu như sau:
- Bạch cầu đa nhân trung tính (Neutrophil): 60-70 %
- Bạch cầu đa nhân ưa acid (Eosinophil): 2-4 %
- Bạch cầu đa nhân ưa kiềm (Basophil): 0,5-1 %
- Bạch cầu mono (Monocyte): 3-8 %
- Bạch cầu lympho (Lymphocyte): 20-25 %
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
6. NHỮNG THAY ĐỔI BỆNH LÝ TRONG CHỈ SỐ BẠCH CẦU[1, 2, 5]
- Số lượng chung của bạch cầu giới hạn từ 5.000-9.000/mm3. Trong trường hợp bệnh lý, bạch cầu có thể thay đổi theo hai hướng:
Bạch cầu tăng khi số lượng tăng trên 9000/mm3, là phản ứng tích cực của cơ thể đối với nhân tố gây bệnh, chủ yếu là nhân tố nhiễm khuẩn:
+ Tăng bạch cầu có hồi phục: Tăng nhưng vẫn có khả năng trở về bình thường. Không kể các tình trạng tăng bạch cầu trong ăn uống, xúc cảm, hoạt động thể lực( mang tính sinh lý) thì tăng bạch cầu hay gặp nhất là trong viêm, phổ biến là viêm do nhiễm khuẩn và ngay sao đó là viêm do dị ứng. Cuối cùng, có thể gặp tăng bạch cầu trong những bệnh phát triển ác tính của chính mô bạch cầu.
+ Tăng bạch cầu không hồi phục: ( Bệnh leukemia): Đó là bệnh tăng số lượng bạch cầu, với đặc điểm là tăng rất cao và nói chung chỉ giảm tạm thời, ngắn hạn, cho đến khi tử vong. Trong đó dòng bị bệnh tăng rất cao về lượng và thay đổi nhiều về chất. Bệnh còn có tên leucose, bệnh bạch huyết hay bệnh ung thư bạch cầu.
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
6. NHỮNG THAY ĐỔI BỆNH LÝ TRONG CHỈ SỐ BẠCH CẦU
Bạch cầu giảm khi số lượng giảm dưới 5000/mm3, là hiện tượng xấu do bạch cầu bị hủy nhiều hoặc tủy xương bị ưc chế giảm hoặc không sản xuất được bạch cầu, do đó sức đề kháng với bệnh tật giảm.
+ Giảm tổng số: Khi số bạch cầu ở máu chì còn dưới 5000/ mm3, trường hợp năng nhất đươc gọi là tuyệt sản bạch cầu nếu số lượng dưới 1000/ mm3 và hoàn toàn không có thành phần trẻ ở máu ngoại vi.
+ Giảm từng dòng: Trong khi các dòng khác có số lượng bình thường, hoặc còn tăng lên. Muồn có kết luận về giảm dòng nào phải tính số lượng tuyệt đối của dòng đó mà không chỉ dực vào tỉ lệ % của nó.
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
6. NHỮNG THAY ĐỔI BỆNH LÝ TRONG CHỈ SỐ BẠCH CẦU[1, 2, 5]
*** Những nhân tố ảnh hưởng đến số lượng bạch cầu:
Các thay đổi sinh lý của cơ thể: Trẻ sơ sinh số lượng BC 18000- 20000/mm3 kéo dài hàng tuần.
Lao động, tiêu hóa, cảm xúc…cũng gây tăng bạch cầu ngoại vi do tác động chủ yếu trên khu vực dự trữ bạch cầu nằm trong các xong tĩnh mạch của tủy xương.
- Viêm, nhiễm khuẩn: là nguyên nhân hàng đầu gây thay đổi số lượng : các vi khuẩn gram kích thích gây tăng bạch cầu hạt, các khuẩn gram (-) lại thường gây giảm bạch cầu. Virut ảnh hưởng tới hệ võng nội mô nên làm tăng bạch cầu Mono. Độc tố vi khuẩn thương hàn thường gây giảm bạch cầu hạt.
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
6. NHỮNG THAY ĐỔI BỆNH LÝ TRONG CHỈ SỐ BẠCH CẦU[1,2,5]
- Các thay đổi sinh lý của cơ thể: Trẻ sơ sinh số lượng BC 18000- 20000/mm3 kéo dài hàng tuần.
- Lao động, tiêu hóa, cảm xúc…cũng gây tăng bạch cầu ngoại vi do tác động chủ yếu trên khu vực dự trữ bạch cầu nằm trong các xong tĩnh mạch của tủy xương.
- Viêm, nhiễm khuẩn: là nguyên nhân hàng đầu gây thay đổi số lượng : các vi khuẩn gram kích thích gây tăng bạch cầu hạt, các khuẩn gram (-) lại thường gây giảm bạch cầu. Virut ảnh hưởng tới hệ võng nội mô nên làm tăng bạch cầu Mono. Độc tố vi khuẩn thương hàn thường gây giảm bạch cầu hạt.đang được nghiên cứu.
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
6. NHỮNG THAY ĐỔI BỆNH LÝ TRONG CHỈ SỐ BẠCH CẦU [1,2,5]
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
6. NHỮNG THAY ĐỔI BỆNH LÝ TRONG CHỈ SỐ BẠCH CẦU[1, 2, 5]
- Nhiễm độc: nhiều chất độc lý, hóa, sinh vật khác nhau, có tác dụng với số lượng bạch cầu: tia phóng xạ liều nhỏ kích thích, một số chất như: Asen, benzen, pyramidon, sulfamid, chlorocit…có thể làm giảm bạch cầu và ức chế tủy xương.
- Bạch cầu có thể hủy dưới ảnh hưởng của kháng thể kháng bạch cầu được tạo thành khi truyền máu nhiều lần, hoặc khi bị dị ứng với thuốc, hóa chất.
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
6. NHỮNG THAY ĐỔI BỆNH LÝ TRONG CHỈ SỐ BẠCH CẦU[1, 2, 5]
- Thần kinh, nội tiết: Chấn thương sọ não hoặc có tổn thương vùng dưới thị thường có tăng bạch cầu rõ rệt. Metanhicop còn có thể gây được tăng bạch cầu bằng phương pháp phản xạ có điều kiện. Gần đây người ta còn phát hiện chất hóa học tạo bạch cầu leucopotein tăng trong máu người và động vật bị nhiễm khuẩn, viêm có tăng phân hủy bạch cầu. Bản chất và ý nghĩa của chất này còn đang được nghiên cứu
*** Ngoài ra, trong nhiều trường hợp phải tìm hiểu cả sự thay đổi về chất của bạch cầu qua mô tả hình thái và các xét nghiệm miễn dịch, hóa mô.
6.1. Bạch cầu trung tính
- Tăng khi nhiễm khuẩn cấp, bỏng, stress, viêm.
- Giảm khi nhiễm tia xạ, sử dụng một vài loại thuốc (như thuốc kháng giáp), bệnh Lupus ban đỏ.
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
6. NHỮNG THAY ĐỔI BỆNH LÝ TRONG CHỈ SỐ BẠCH CẦU
6.2. Bạch cầu ưa acid
- Tăng khi có phản ứng dị ứng, nhiễm ký sinh trùng, bệnh tự miễn, suy thượng thận.
- Giảm khi sử dụng một số thuốc (corticoid), hội chứng Cushing, stress.
6.3. Bạch cầu ưa kiềm
- Tăng trong một số trường hợp dị ứng, bệnh bạch cầu, suy giáp.
- Giảm trong trường hợp mang thai, rụng trứng, stress, cường giáp (vì bạch cầu này chiếm tỷ lệ thấp nên rất khó phát hiện giảm).
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
6. NHỮNG THAY ĐỔI BỆNH LÝ TRONG CHỈ SỐ BẠCH CẦU
6.4. Bạch cầu lympho
- Tăng trong nhiễm virus, bệnh miễn dịch, bệnh bạch cầu.
- Giảm khi bị bệnh nặng kéo dài, tăng nồng độ steroid, bị ức chế miễn dịch.
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
6. NHỮNG THAY ĐỔI BỆNH LÝ TRONG CHỈ SỐ BẠCH CẦU[1,2,5]
6.5. Bạch cầu mono
- Tăng khi bị nhiễm virus, nấm, lao, một số bệnh bạch cầu và bệnh mạn tính.
- Giảm bạch cầu mô-nô rất hiếm xảy ra.
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
7. MỘT SỐ BỆNH BẠCH CẦU[1, 6, 7]
- Bệnh bạch cầu lymphocytic cấp tính (ALL).
- Bệnh bạch cầu nguyên bào tủy cấp tính (AML).
- Bệnh bạch cầu lymphocytic mãn tính (CLL).
- Bệnh bạch cầu nguyên bào tủy mạn tính (CML).
- Ung thư bạch cầu
- Bệnh máu trắng
- Bệnh AIDS
PHẦN III: KẾT LUẬN
Qua quá trình thu thập, nghiên cứu và xử lý tài liệu về Sinh lý Bạch cầu, tôi đã rút ra một số nhận xét sau:
- Bạch cầu nói chung và các loại bạch cầu nói riêng có nhiệm vụ làm “ hàng rào ” để bào vệ cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh.
- Mỗi loại Bạch cầu tham gia bảo vệ cơ thể theo một cơ chế riêng biệt.
- Tuy các Bạch cầu tham gia bảo vệ cơ thể theo một cơ chế riêng nhưng hoạt động của chúng luôn có sự phối hợp nhịp nhàng, tạo thành một thể thống nhất.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ môn miễn dịch học(2002). Sinh lý bệnh học. NXB Y học. ĐH Y Hà Nội, tr. 211-276.
2. Đại học y Hà Nội. Sinh lý học. NXB Y học 2000
3. Đỗ Công Huỳnh – Trịnh Hữu Hằng(2011). Sinh lý người và động vật. NXB ĐH quốc gia Hà Nội.
4. http://tailieu.vn/xem-tai-lieu/dong-bach-cau.1510841.html
5. http://tailieu.vn/xem-tai-lieu/bach-cau.678679.html
6. http://www.ungthuvn.org/ChuDe.aspx?ID=442
7.http://dieutriungthu.org/3547-phan-loai-cac-benh-ung-thu-bach-cau
Chân thành cảm ơn
quý Thầy, Cô và các bạn học viên
Kính chúc sức khỏe và thành đạt
ĐỀ TÀI: SINH LÝ BẠCH CẦU
Học viên thực hiện: Phạm Thị Phương Thảo
Giáo viên hướng dẫn: Ts. Phan Thị Sang
Máu là một thành phần hết sức quan trọng của sự sống con người cũng như nhiều loài động vật khác.
Thành phần chính của máu là: huyết tương và các TB máu.
Các tế bào máu gồm:
- Hồng cầu: Vận chuyển O2 và CO2 và các chất dinh dưỡng khác đến cung cấp cho các tế bào.
- Bạch cầu: đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân gây hại.
- Tiểu cầu: là yếu tố quan trọng trong quá trình đông máu.
Để hiểu rõ hơn về chức năng và các loại Bạch cầu tham gia bảo vệ cơ thể, tôi đã quyết định chọn đề tài “ Sinh lý Bạch cầu”.
1. PHẦN MỞ ĐẦU
BẠCH CẦU
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG [5]
Bạch cầu là các tế bào có nhân, có khả năng vận động, hình dáng và kích thước rất khác nhau tuỳ từng loại.
Bạch cầu được tạo ra một phần trong tủy xương và một phần trong các mô bạch huyết.
- Bạch cầu không phải chỉ lưu thông trong máu, mà nó còn có mặt ở nhiều nơi trong cơ thể: bạch huyết, dịch não tuỷ, hạch bạch huyết, các tổ chức liên kết...
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG[5]
- Thành phần bạch cầu rất phức tạp, gồm nhiều chất hữu cơ và vô cơ:
Bào tương của bạch cầu chứa nhiều sắt, calci, lipid (cholesterol, triglycerid và acid béo). Các lipid này liên quan tới vai trò chống nhiễm trùng của bạch cầu. Bạch cầu chứa nhiều lipid được xem như tiên lượng tốt chống nhiễm trùng (Boyd,1973).
Trong bạch cầu còn có nhiều acid ascorbic, hạt glycogen. Hạt glycogen nhiều lên trong quá trình tiêu hoá và mắc bệnh đái tháo đường.
Bạch cầu có một hệ thống enzym rất phong phú (oxydase, peroxydase, catalase, lipase, amylase) và một số chất diệt khuẩn.
2. PHÂN LOẠI BẠCH CẦU [4]
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
- Dựa vào hình dáng, cấu trúc và cách bắt màu phẩm nhuộm, người ta chia bạch cầu ra làm hai nhóm chính là bạch cầu hạt và bạch cầu không hạt.
+ Bạch cầu hạt chứa những hạt trong bào tương mà có thể thấy dưới kính hiển vi quang học. Tuỳ theo cách bắt màu phẩm nhuộm của các hạt mà chúng có tên là bạch cầu hạt trung tính, ưa acid, ưa kiềm. Ngoài ra, do nhân của các bạch cầu hạt này có nhiều thuỳ nên chúng còn có tên là bạch cầu đa nhân.
+ Bạch cầu không hạt thì trong bào tương không có các hạt mà có thể thấy được dưới kính hiển vi quang học do kích thước các hạt của chúng nhỏ và bắt màu phẩm nhuộm kém. Có hai loại bạch cầu không hạt là bạch cầu lympho và bạch cầu mono. Nhân của các bạch cầu không hạt này không chia thuỳ nên chúng còn có tên là bạch cầu đơn nhân.
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2. PHÂN LOẠI BẠCH CẦU[4]
2.1 Dòng bạch cầu hạt ( Bạch cầu đa nhân)
Dòng bạch cầu hạt bao gồm những tế bào ở những giai đoạn trưởng thành khác nhau liên tục từ nguyên tuỷ bào Tiền tủy bàoTủy bào Hậu tủy bào Bạch cầu đũa.
Bạch cầu hạt trung tính điển hình có nhân chia làm nhiều thùy
Bạch cầu hạt ưa axit có nhân thường chia thành hai thùy. Giữa các thùy nhân được nối với nhau bằng phần liên kết nhỏ.
Bạch cầu hạt ưa bazơ khó quan sát vì các hạt đặc hiệu bắt màu xanh tím và che phủ lên trên nhân.
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2. PHÂN LOẠI BẠCH CẦU [4]
2.1 Dòng bạch cầu hạt
- Hạt trung tính bắt màu hồng tím, bản chất giàu các thành phần có hoạt tính diệt vi khuẩn, bao gồm các enzym hydrolase, lysozyme và myeloperoxydase. Một số hạt chính là các lysosome điển hình
- Hạt ưa acid bắt màu vàng cam, bản chất không có lysozyme.
- Hạt ưa bazơ bắt màu xanh tím, chứa heparin và histamine.
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2. PHÂN LOẠI BẠCH CẦU [4]
2.1.1. Nguyên tủy bào (Myeloblast):
- Trong quá trình biệt hóa dòng bạch cầu hạt, đây là giai đoạn sớm nhất có thể xác định được dựa trên các đặc điểm hình thái.
- Các tế bào có đường kính trung bình từ 10-18 micromet. Chất nhân mịn và đều với một đến vài hạt nhân nhạt màu. Bào tương hẹp, ưa bazơ và không có hạt.
2.1 Dòng bạch cầu hạt
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2. PHÂN LOẠI BẠCH CẦU [4]
2.1 Dòng bạch cầu hạt
2.1.2. Tiền tủy bào (Myeloblast):
- Là lứa tuổi biệt hóa thứ hai của dòng bạch cầu hạt. Đặc điểm nổi bật của tiền tủy bào là hình ảnh các hạt bào tương dày đặc, đôi khi làm che lấp, lu mờ các đặc điểm hình thái khác của tế bào. Đó là những hạt nguyên phát, ưa azur và bản chất là các enzym myeloperoxidase và chloroacetate esterase.
- Về kích thước, tiền tủy bào lớn hơn nguyên tủy bào với đường kính trung bình khoảng 14 đến 20 micromet và có tỷ lệ nhân và nguyên sinh chất thấp hơn. Chất nhân thô hơn, còn quan sát thấy hạt nhân và bào tương màu xanh xám nhạt.
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2. PHÂN LOẠI BẠCH CẦU[4]
2.1 Dòng bạch cầu hạt
2.1.3. Tủy bào (myelocyte):
- Đây là giai đoạn biệt hóa thứ ba của dòng bạch cầu hạt. Các tủy bào có thể dễ dàng nhận biết trên các tiêu bản vì trong bào tương có rất nhiều hạt thứ phát hay hạt đặc hiệu.
- Cũng từ giai đoạn này, dựa vào tính chất bắt màu thuốc nhuộm của các hạt bào tương để phân biệt các loại tủy bào trung tính, tủy bào ưa axit hay tủy bào ưa bazơ.
- Các tủy bào thường có đường kính trung bình khoảng 12 đến 18 micromet. Tỷ lệ nhân so với nguyên sinh chất thấp hơn so với tiền tủy bào, và nhân có dạng bầu dục rõ hơn, không còn thấy hạt nhân, và chất màu nhân thô hơn.
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2. PHÂN LOẠI BẠCH CẦU[4]
2.1 Dòng bạch cầu hạt
2.1.3. Tủy bào (myelocyte):
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2. PHÂN LOẠI BẠCH CẦU [4]
2.1 Dòng bạch cầu hạt
2.1.4. Hậu tủy bào (metamyelocyte)
- Là giai đoạn biệt hóa thứ tư của dòng bạch cầu hạt. Đặc trưng của các hậu tủy bào hình thái của nhân bắt đầu thắt lại và có dạng quả thận hoặc hình hạt đậu. Chất nhân thô hơn so với tuổi tủy bào. Màu của các hạt đặc hiệu trong bào tương trở nên khác biệt rất rõ ràng giữa màu trung tính, ưa acid hay ưa base.
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2. PHÂN LOẠI BẠCH CẦU [4]
2.1 Dòng bạch cầu hạt
2.1.5. Bạch cầu đũa (Band hoặc Stab)
Đây là giai đoạn biệt hóa cuối cùng trước khi các tế bào trở nên thực sự trưởng thành thành bạch cầu hạt. Trong điều kiện bình thường, có một tỷ lệ nhỏ các bạch cầu đũa cũng lưu hành trong máu. Về hình thái, các tế bào này có nhân kéo dài hình que, hình gậy...
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2. PHÂN LOẠI BẠCH CẦU [4]
2.1 Dòng bạch cầu hạt
2.1.6. Bạch cầu hạt
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2. PHÂN LOẠI BẠCH CẦU
- Nguyên bào mono ( Monoblast) và Tiền mono (promonocyte) tương đối khó phân biệt, cùng có kích thước lớn khoảng 12-18 micromet, nhân lớn, chất nhân khá mịn, đôi khi có hạt nhân. Bào tương khá hẹp, ưa base.
- Mônôcyte có kích thước khá lớn, đường kính từ 10 đến 20 micromet, đôi khi rất lớn (đến 50 micromet). Nhân lớn, xốp, cuộn. Bào tương rộng, bắt màu xanh xám có chứa các hạt mịn màu đỏ cam, ranh giới không đều, đôi khi có một số giả túc, thường thấy các hốc bào tương.
2.2 Dòng bạch cầu không hạt ( BC đơn nhân)
2.2.1 Bạch cầu Monocyte
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2. PHÂN LOẠI BẠCH CẦU [4]
2.2 Dòng bạch cầu không hạt ( BC đơn nhân)
2.2.1 Bạch cầu Monocyt
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2. PHÂN LOẠI BẠCH CẦU
2.2 Dòng bạch cầu không hạt ( BC đơn nhân)
2.2.2 Bạch cầu Lymphocyt
2.2.2.1. Nguyên bào lymphô (Lymphoblast):
Kích thước 15-20 μm, tỷ lệ nhân/nguyên sinh chất là 4/1. Nhân tròn hoặc bầu dục, có thể có 1 đến 2 hạt nhân. Chất nhân mịn. Bào tương hẹp, ưa bazơ và không có hạt.
2. PHÂN LOẠI BẠCH CẦU
2. PHÂN LOẠI BẠCH CẦU [4]
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2. PHÂN LOẠI BẠCH CẦU [4]
2.2 Dòng bạch cầu không hạt ( BC đơn nhân)
2.2.2 Bạch cầu Lymphocyt
2.2.2.2. Tiền lymphô (Prolymphocyte):
Kích thước khá lớn, khoảng 15-18 μm, tỷ lệ nhân/nguyên sinh chất khoảng 4/1 đến 3/1. Nhân thường hình bầu dục, đôi khi có hạt nhân, chất nhân còn khá mịn. Bào tương hẹp, ưa bazơ nhẹ, và có vài hạt ưa azur.
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2. PHÂN LOẠI BẠCH CẦU [4]
2.2 Dòng bạch cầu không hạt ( BC đơn nhân)
2.2.2 Bạch cầu Lymphocyt
2.2.2.3. Lymphô trưởng thành (Lymphocyte):
Có kích thước thay đổi từ lớn (khoảng 17-20 μm) ở những tế bào ít trưởng thành đến nhỏ (6-9 μm) ở những tế bào trưởng thành hơn.
Tỷ lệ nhân/nguyên sinh chất từ 3/1 đến 2/1. Nhân tròn hoặc bầu dục, không có hạt nhân. Bào tương màu xanh nhạt và mỏng, đôi khi có vài hạt ưa azur. Các lymphô bị kích thích (hoạt hóa) có kích thước khá lớn, bào tương rộng, màu xanh đậm, và đôi khi có hạt nhân. Ngoài ra, các lymphô trưởng thành còn có những biến thể hình thái rất đa dạng, và có thể gây nhầm lẫn với các loại tế bào khác với các đặc điểm:
Kích thước lớn, nhân lớn, có hạt nhân
Nhân chia thùy hoặc kéo dài (dạng monoxit).
Bào tương rộng, ưa bazơ, có hốc bào tương, có hạt.
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2. PHÂN LOẠI BẠCH CẦU[4]
2.2 Dòng bạch cầu không hạt ( BC đơn nhân)
2.2.2 Bạch cầu Lymphocyt
2.2.2.3. Lymphô trưởng thành (Lymphocyte):
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
3. QUÁ TRÌNH SINH SẢN VÀ ĐỜI SỐNG CỦA BẠCH CẦU [2]
Tủy xương Bạch cầu hạt và monocyte.
Tổ chức bạch huyết như: lách, hạch, mô bạch huyết trong tuỷ xương... bạch cầu lymfocyte
Sau khi bạch cầu được sinh ra, chúng được dự trữ trong tuỷ xương, khi cơ thể có nhu cầu chúng sẽ được huy động vào máu ngoại vi tham gia thực hiện chức năng.
- Quá trình sinh sản của Bạch cầu:
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
3. QUÁ TRÌNH SINH SẢN VÀ ĐỜI SỐNG CỦA BẠCH CẦU[2]
- Đời sống của bạch cầu
+ Với bạch cầu hạt: sau khi sinh ra được đưa vào máu ngoại vi, chúng tồn tại trong máu 4 - 8 giờ sau đó chúng xuyên mạch vào mô và sống ở mô khoảng 4 - 5 ngàv thì chết, nếu tham gia thực bào bảo vệ cơ thể thì có thể chết sớm hơn.
+ Với bạch cầu monocyte: sau khi vào máu tồn tại 10 - 20 giờ, xuyên mạch vào mô chúng biến đổi hình thể, kích thước thành các đại thực bào trong mô và được gọi chung là mono đại thực bào.
+ Với bạch cầu lymfocyte: từ tổ chức bạch huyết vào máu, tồn tại vài giờ trong máu rồi xuyên mạch vào mô sau đó lại vào máu lần 2 gọi là hiện tượng tái tuần hoàn sau đó lại vào mô lần 2. Những bạch cầu này có đời sống dài hơn, có thể hàng năm hoặc nhiều hơn tuỳ theo chức năng của chúng và phụ thuộc vào nhu cầu của cơ thể.
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
4. ĐẶC TÍNH CỦA BẠCH CẦU[2]
4.1. Xuyên mạch.
Bạch cầu trung tính và mono có khả năng thay đổi hình dạng, xuyên qua vách giữa các tế bào để tới những nơi cần thiết.
4.2. Chuyển động theo kiểu a mip.
- Bạch cầu trung tính và mono có khả năng chuyển động bằng chân giả (theo kiếu amip) với tốc độ: 40mm/min.
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
4. ĐẶC TÍNH CỦA BẠCH CẦU [2]
4.3. Hoá ứng động và nhiệt ứng động:
- Có một số chất do mô viêm sản xuất, do vi khuẩn tạo ra hoặc những chất hoá học đưa từ ngoài vào cơ thể thu hút bạch cầu tới (hoá ứng động dương tính) hoặc xua đuổi bạch cầu ra xa hơn (hoá ứng động âm tính).
- Tương tự, với nhiệt cũng như vậy, bạch cầu cũng có nhiệt ứng động dương tính và âm tính. Các đặc tính này chủ yếu là của bạch cầu trung tính và mono.
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
4. ĐẶC TÍNH CỦA BẠCH CẦU [2]
4.4. Thực bào.
- Bạch cầu trung tính và mono có khả năng thực bào, ẩm bào. Những điều kiện thuận lợi cho thực bào là:
+ Bề mặt của vật rộng và xù xì.
+ Không có vỏ bọc. Các chất tự nhiên trong cơ thể có vỏ bọc là protein, các chất này đẩy tế bào thực bào ra xa nên khó thực bào. Các mô chết, các vật lạ không có vỏ bọc và thường tích điện rất mạnh nên chúng dễ bị thực bào.
+ Quá trình opsonin hoá. Các kháng thể (được sản xuất trong quá trình miễn dịch) đã gắn vào màng tế bào vi khuẩn làm cho vi khuẩn dễ bị thực bào.
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
5. CHỨC NĂNG CỦA BẠCH CẦU [2]
5.1.Bạch cầu hạt trung tính và mono đại thực bào
Hai loại bạch cầu này thuộc 2 nhóm khác nhau nhưng có hình thức bảo vệ cơ thể như nhau: thực bào
- Khái niệm về vật bị thực bào
Vật bị thực bào là những vật tồn tại trong cơ thể có các đặc điểm sau:
Bề mặt xù xì ( bề mặt vi khuẩn, vi rut thường có lông, các tác nhân gây bệnh có gắn với kháng thể hoặc bổ thể sẽ trở nên xù xì thì dễ bị thực bào)
Khi lớp vỏ protein của tế bào bị biến tính chúng trở nên tích điện và hấp dẫn bạch cầu (bình thường tế bào sống thì protein màng có chất đẩy bạch cầu, không kết dính với bạch cầu).
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
5. CHỨC NĂNG CỦA BẠCH CẦU [2]
5.1.Bạch cầu hạt trung tính và mono đại thực bào
-Trình tự thực bào diễn ra như sau
+ Bạch cầu di chuyển đến nơi có vật bị thực bào và áp sát vào vật bị thực bào.
+ Bạch cầu gắn vào vật bị thực bào, phát ra các tua bào tương gọi là chân giả ôm ấy vật bị thực bào, hoà màng của tua bào tương ở phía bên kia tạo ra túi thực bào nằm gọn trong bào tương bạch cầu.
+ Các bào quan trong bào tương bạch cầu di chuyển áp sát vào túi thực bào, hoà màng tại nơi tiếp xúc, trút enzym và cạc chất oxy hoá vào túi thực bào: enzym tiêu protein, chất oxy hoá mạnh như superoxit (O-2), hydrogen peroxit (H202), ion hydroxit OH-)...
Đại thực bào
Đại thực bào
Bạch cầu trung tính
Bạch cầu trung tính
Vi khuẩn
Mũi kim
Ổ viêm sưng lên
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
4. ĐẶC TÍNH CỦA BẠCH CẦU [2]
4.4. Thực bào:
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
5. CHỨC NĂNG CỦA BẠCH CẦU [2, 3]
- Bạch cầu hạt trung tính là hàng rào của cơ thể có khả năng chống lại vi khuẩn sinh mủ. Chúng rất vận động và thực bào tích cực.
- Bạch cầu trung tính có thể tiêu hoá, huỷ hoại nhiều loại vi khuẩn, những thành phần nhỏ, và fibrin. Hầu hết các hạt bào tương của chúng là các tiêu thể chứa enzym thuỷ phân. Các hạt khác chứa các protein kháng khuẩn. Ngoài ra, bạch cầu hạt trung tính còn chứa các chất oxy hoá mạnh có tác dụng tiêu diệt VK.
- Bạch cầu hạt trung tính là bạch cầu đầu tiên đến vị trí vi khuẩn xâm nhập với số lượng lớn. Trong quá trình thực bào vi khuẩn, nhiều bạch cầu trung tính bị chết và tạo thành mủ tại vị trí tổn thương. Mỗi bạch cầu này thực bào tối đa khoảng 5-20 VK
5.1.Bạch cầu hạt trung tính và mono đại thực bào
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
5. CHỨC NĂNG CỦA BẠCH CẦU [2, 3]
5.2.Bạch cầu mono đại thực bào
Thực bào: sau khi bạch cầu mono đi vào các mô trở thành đại thực bào, chúng có khả năng thực bào một lượng lớn virus hoặc vi khuẩn
Chức năng chủ yếu của mono: đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn bắt đầu đáp ứng miễn dịch.
- Ngoài chức phận miễn dịch: mono còn đóng nhiều chức phận trong vai trò chuyển hóa một số chất như sắt, bilirubin và một số lipid
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
5. CHỨC NĂNG CỦA BẠCH CẦU [2, 3]
5.3 Chức năng của bạch cầu ưa bazơ
Thực bào: khả năng này yếu
Đóng vai trò trong phản ứng mẫn cảm chậm và miễn dịch dị ứng vì kháng thể IgE gây phản ứng có ái lực với bạch cầu ưa bazơ.
5. 4 Chức năng của bạch cầu ưa acid
- Thực bào và hóa ứng hoạt động, khả năng này yếu
- Vai trò vận chuyển plasminogen và trong sự phá hủy một số ký sinh trùng bị máu cản trở kháng thể
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
5. CHỨC NĂNG CỦA BẠCH CẦU [2, 3]
5.5 Chức năng của bạch cầu Lympho
- Bạch cầu lympho được chia thành hai loại:
Lympho bào B
Lympho bào T
- Chúng đều có chung nguồn gốc trong bào thai là các tế bào gốc vạn năng. Các tế bào này sẽ biệt hoá hoặc được "xử lý" để thành các lympho bào trưởng thành.
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
5. CHỨC NĂNG CỦA BẠCH CẦU ]2, 3]
5.5 Chức năng của bạch cầu Lympho
6.5.1. Lympho B
Bạch cầu lympho B bảo vệ cơ thể bằng đáp ứng miễn dịch dịch thể (qua trung gian kháng thể). Nó chống lại các loại vi khuẩn và một số virus.
Khi có các vi khuẩn xuất hiện, lympho B nhận diện kháng nguyên tương ứng và được hoạt hoá. Khi đó nó có khả năng phân bào và biệt hoá thành tương bào (plasma cell). Các tương bào này sẽ sản xuất kháng thể chống lại vi khuẩn đã xâm nhập. Kháng thểï tiêu diệt các vi khuẩn hoặc bất hoạt độc tố của chúng.
Một số lympho B được sinh ra ở trên không trở thành tương bào mà trở thành lympho B nhớ sẵn sàng đáp ứng nhanh và mạnh khi có cùng loại vi khuẩn xâm nhập lần sau.
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
5. CHỨC NĂNG CỦA BẠCH CẦU [2, 3]
5.5 Chức năng của bạch cầu Lympho
5.5.2. Lympho T
Bạch cầu lympho T là tế bào tham gia đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào.
Lympho T có khả năng chống lại các tác nhân như virus, nấm, tế bào mảnh ghép, tế bào ung thư và vài loại vi khuẩn.
Khi có các tác nhân đó xuất hiện trong cơ thể, các lympho T sẽ nhận diện kháng nguyên đặc hiệu với nó và được hoạt hoá. Sau đó chúng trở nên lớn hơn, sinh sản tạo nên hàng ngàn lympho T có thể nhận diện kháng nguyên xâm nhập này.
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
5. CHỨC NĂNG CỦA BẠCH CẦU
5.5.2. Lympho T
Một số lympho T trở thành tế bào T nhờ có khả năng khởi phát một đáp ứng miễn dịch tương tự khi có cùng loại tác nhân gây bệnh (kháng nguyên) xâm nhập nhưng ở mức độ nhanh, mạnh hơn nhiều, gọi là đáp ứng miễn dịch lần hai.
5. 5 Chức năng của bạch cầu Lympho
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
5. CHỨC NĂNG CỦA BẠCH CẦU
5. 5 Chức năng của bạch cầu Lympho
5.5.2. Lympho T(Có 3 loại lympho T chính)
- T giúp đỡ (Th: helper): kích thích sự phát triển và sinh sản của các lympho T độc, T ức chế. Th còn kích thích sự phát triển và biệt hoá lympho B thành tương bào. Ngoài ra, Th còn tiết các chất làm tăng cường hoạt động bạch cầu trung tính và đại thực bào.
- T độc (Tc: cytotoxic): tiêu diệt trực tiếp các tế bào bị nhiễm tương ứng. Tc cũng tiết các chất khuếch đại khả năng thực bào của đại thực bào.
-T ức chế (Ts: suppressor): phát triển chậm hơn, nó có tác dụng ức chế lympho Tc và Th làm cho đáp ứng miễn dịch không phát triển quá mức.
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
6. NHỮNG THAY ĐỔI BỆNH LÝ TRONG CHỈ SỐ BẠCH CẦU[1, 2, 5]
- Số lượng bạch cầu
- Bình thường số lượng bạch cầu trung bình trong máu khoảng 6000 - 8000/mm3.
- Số lượng bạch cầu tăng lên khi ăn uống, khi lao động thể lực, tháng cuối của thời kỳ mang thai, sau khi đẻ. Đặc biệt số lượng bạch cầu tăng lên khi nhiễm khuẩn, bệnh bạch cầu.
- Một số hormon và một số tinh chất mô cũng làm tăng số lượng bạch cầu như: hormon tuyến giáp, adrenalin, estrogen, tinh chất gan, tinh chất lách, tuỷ xương.
- Số lượng bạch cầu giảm khi bị lạnh, khi bị đói, khi già yếu, suy nhược tuỷ, nhiễm virus, nhiễm độc, nhiễm trùng quá nặng, hoặc điều trị bằng các hormon corticoid, insulin kéo dài...
Người bình thường có thể có công thức bạch cầu như sau:
- Bạch cầu đa nhân trung tính (Neutrophil): 60-70 %
- Bạch cầu đa nhân ưa acid (Eosinophil): 2-4 %
- Bạch cầu đa nhân ưa kiềm (Basophil): 0,5-1 %
- Bạch cầu mono (Monocyte): 3-8 %
- Bạch cầu lympho (Lymphocyte): 20-25 %
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
6. NHỮNG THAY ĐỔI BỆNH LÝ TRONG CHỈ SỐ BẠCH CẦU[1, 2, 5]
- Số lượng chung của bạch cầu giới hạn từ 5.000-9.000/mm3. Trong trường hợp bệnh lý, bạch cầu có thể thay đổi theo hai hướng:
Bạch cầu tăng khi số lượng tăng trên 9000/mm3, là phản ứng tích cực của cơ thể đối với nhân tố gây bệnh, chủ yếu là nhân tố nhiễm khuẩn:
+ Tăng bạch cầu có hồi phục: Tăng nhưng vẫn có khả năng trở về bình thường. Không kể các tình trạng tăng bạch cầu trong ăn uống, xúc cảm, hoạt động thể lực( mang tính sinh lý) thì tăng bạch cầu hay gặp nhất là trong viêm, phổ biến là viêm do nhiễm khuẩn và ngay sao đó là viêm do dị ứng. Cuối cùng, có thể gặp tăng bạch cầu trong những bệnh phát triển ác tính của chính mô bạch cầu.
+ Tăng bạch cầu không hồi phục: ( Bệnh leukemia): Đó là bệnh tăng số lượng bạch cầu, với đặc điểm là tăng rất cao và nói chung chỉ giảm tạm thời, ngắn hạn, cho đến khi tử vong. Trong đó dòng bị bệnh tăng rất cao về lượng và thay đổi nhiều về chất. Bệnh còn có tên leucose, bệnh bạch huyết hay bệnh ung thư bạch cầu.
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
6. NHỮNG THAY ĐỔI BỆNH LÝ TRONG CHỈ SỐ BẠCH CẦU
Bạch cầu giảm khi số lượng giảm dưới 5000/mm3, là hiện tượng xấu do bạch cầu bị hủy nhiều hoặc tủy xương bị ưc chế giảm hoặc không sản xuất được bạch cầu, do đó sức đề kháng với bệnh tật giảm.
+ Giảm tổng số: Khi số bạch cầu ở máu chì còn dưới 5000/ mm3, trường hợp năng nhất đươc gọi là tuyệt sản bạch cầu nếu số lượng dưới 1000/ mm3 và hoàn toàn không có thành phần trẻ ở máu ngoại vi.
+ Giảm từng dòng: Trong khi các dòng khác có số lượng bình thường, hoặc còn tăng lên. Muồn có kết luận về giảm dòng nào phải tính số lượng tuyệt đối của dòng đó mà không chỉ dực vào tỉ lệ % của nó.
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
6. NHỮNG THAY ĐỔI BỆNH LÝ TRONG CHỈ SỐ BẠCH CẦU[1, 2, 5]
*** Những nhân tố ảnh hưởng đến số lượng bạch cầu:
Các thay đổi sinh lý của cơ thể: Trẻ sơ sinh số lượng BC 18000- 20000/mm3 kéo dài hàng tuần.
Lao động, tiêu hóa, cảm xúc…cũng gây tăng bạch cầu ngoại vi do tác động chủ yếu trên khu vực dự trữ bạch cầu nằm trong các xong tĩnh mạch của tủy xương.
- Viêm, nhiễm khuẩn: là nguyên nhân hàng đầu gây thay đổi số lượng : các vi khuẩn gram kích thích gây tăng bạch cầu hạt, các khuẩn gram (-) lại thường gây giảm bạch cầu. Virut ảnh hưởng tới hệ võng nội mô nên làm tăng bạch cầu Mono. Độc tố vi khuẩn thương hàn thường gây giảm bạch cầu hạt.
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
6. NHỮNG THAY ĐỔI BỆNH LÝ TRONG CHỈ SỐ BẠCH CẦU[1,2,5]
- Các thay đổi sinh lý của cơ thể: Trẻ sơ sinh số lượng BC 18000- 20000/mm3 kéo dài hàng tuần.
- Lao động, tiêu hóa, cảm xúc…cũng gây tăng bạch cầu ngoại vi do tác động chủ yếu trên khu vực dự trữ bạch cầu nằm trong các xong tĩnh mạch của tủy xương.
- Viêm, nhiễm khuẩn: là nguyên nhân hàng đầu gây thay đổi số lượng : các vi khuẩn gram kích thích gây tăng bạch cầu hạt, các khuẩn gram (-) lại thường gây giảm bạch cầu. Virut ảnh hưởng tới hệ võng nội mô nên làm tăng bạch cầu Mono. Độc tố vi khuẩn thương hàn thường gây giảm bạch cầu hạt.đang được nghiên cứu.
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
6. NHỮNG THAY ĐỔI BỆNH LÝ TRONG CHỈ SỐ BẠCH CẦU [1,2,5]
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
6. NHỮNG THAY ĐỔI BỆNH LÝ TRONG CHỈ SỐ BẠCH CẦU[1, 2, 5]
- Nhiễm độc: nhiều chất độc lý, hóa, sinh vật khác nhau, có tác dụng với số lượng bạch cầu: tia phóng xạ liều nhỏ kích thích, một số chất như: Asen, benzen, pyramidon, sulfamid, chlorocit…có thể làm giảm bạch cầu và ức chế tủy xương.
- Bạch cầu có thể hủy dưới ảnh hưởng của kháng thể kháng bạch cầu được tạo thành khi truyền máu nhiều lần, hoặc khi bị dị ứng với thuốc, hóa chất.
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
6. NHỮNG THAY ĐỔI BỆNH LÝ TRONG CHỈ SỐ BẠCH CẦU[1, 2, 5]
- Thần kinh, nội tiết: Chấn thương sọ não hoặc có tổn thương vùng dưới thị thường có tăng bạch cầu rõ rệt. Metanhicop còn có thể gây được tăng bạch cầu bằng phương pháp phản xạ có điều kiện. Gần đây người ta còn phát hiện chất hóa học tạo bạch cầu leucopotein tăng trong máu người và động vật bị nhiễm khuẩn, viêm có tăng phân hủy bạch cầu. Bản chất và ý nghĩa của chất này còn đang được nghiên cứu
*** Ngoài ra, trong nhiều trường hợp phải tìm hiểu cả sự thay đổi về chất của bạch cầu qua mô tả hình thái và các xét nghiệm miễn dịch, hóa mô.
6.1. Bạch cầu trung tính
- Tăng khi nhiễm khuẩn cấp, bỏng, stress, viêm.
- Giảm khi nhiễm tia xạ, sử dụng một vài loại thuốc (như thuốc kháng giáp), bệnh Lupus ban đỏ.
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
6. NHỮNG THAY ĐỔI BỆNH LÝ TRONG CHỈ SỐ BẠCH CẦU
6.2. Bạch cầu ưa acid
- Tăng khi có phản ứng dị ứng, nhiễm ký sinh trùng, bệnh tự miễn, suy thượng thận.
- Giảm khi sử dụng một số thuốc (corticoid), hội chứng Cushing, stress.
6.3. Bạch cầu ưa kiềm
- Tăng trong một số trường hợp dị ứng, bệnh bạch cầu, suy giáp.
- Giảm trong trường hợp mang thai, rụng trứng, stress, cường giáp (vì bạch cầu này chiếm tỷ lệ thấp nên rất khó phát hiện giảm).
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
6. NHỮNG THAY ĐỔI BỆNH LÝ TRONG CHỈ SỐ BẠCH CẦU
6.4. Bạch cầu lympho
- Tăng trong nhiễm virus, bệnh miễn dịch, bệnh bạch cầu.
- Giảm khi bị bệnh nặng kéo dài, tăng nồng độ steroid, bị ức chế miễn dịch.
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
6. NHỮNG THAY ĐỔI BỆNH LÝ TRONG CHỈ SỐ BẠCH CẦU[1,2,5]
6.5. Bạch cầu mono
- Tăng khi bị nhiễm virus, nấm, lao, một số bệnh bạch cầu và bệnh mạn tính.
- Giảm bạch cầu mô-nô rất hiếm xảy ra.
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
7. MỘT SỐ BỆNH BẠCH CẦU[1, 6, 7]
- Bệnh bạch cầu lymphocytic cấp tính (ALL).
- Bệnh bạch cầu nguyên bào tủy cấp tính (AML).
- Bệnh bạch cầu lymphocytic mãn tính (CLL).
- Bệnh bạch cầu nguyên bào tủy mạn tính (CML).
- Ung thư bạch cầu
- Bệnh máu trắng
- Bệnh AIDS
PHẦN III: KẾT LUẬN
Qua quá trình thu thập, nghiên cứu và xử lý tài liệu về Sinh lý Bạch cầu, tôi đã rút ra một số nhận xét sau:
- Bạch cầu nói chung và các loại bạch cầu nói riêng có nhiệm vụ làm “ hàng rào ” để bào vệ cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh.
- Mỗi loại Bạch cầu tham gia bảo vệ cơ thể theo một cơ chế riêng biệt.
- Tuy các Bạch cầu tham gia bảo vệ cơ thể theo một cơ chế riêng nhưng hoạt động của chúng luôn có sự phối hợp nhịp nhàng, tạo thành một thể thống nhất.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ môn miễn dịch học(2002). Sinh lý bệnh học. NXB Y học. ĐH Y Hà Nội, tr. 211-276.
2. Đại học y Hà Nội. Sinh lý học. NXB Y học 2000
3. Đỗ Công Huỳnh – Trịnh Hữu Hằng(2011). Sinh lý người và động vật. NXB ĐH quốc gia Hà Nội.
4. http://tailieu.vn/xem-tai-lieu/dong-bach-cau.1510841.html
5. http://tailieu.vn/xem-tai-lieu/bach-cau.678679.html
6. http://www.ungthuvn.org/ChuDe.aspx?ID=442
7.http://dieutriungthu.org/3547-phan-loai-cac-benh-ung-thu-bach-cau
Chân thành cảm ơn
quý Thầy, Cô và các bạn học viên
Kính chúc sức khỏe và thành đạt
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phạm Thị Phương Thảo
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)