Sinh hoc 8 Y học

Chia sẻ bởi Nguyễn Nguyễn | Ngày 23/10/2018 | 156

Chia sẻ tài liệu: sinh hoc 8 Y học thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

KIỂM TRA CHỨC NĂNG HỆ TIM MẠCH
Học Sinh thực hiện:Nguyễn Nguyễn
1. CÁC PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA Y HỌC LÂM SÀNG
Là các phương pháp khám bệnh kinh điển trong Y học,
“ Hỏi - Nhìn - Sờ - Gõ - Nghe”
Trong kiểm tra chức năng hệ tim mạch thì phương pháp kiểm tra Y học lâm sàng được tiến hành đầu tiên, trong trạng thái tĩnh, không vận động và loại trừ các kích thích mạnh của môi trường đến cơ thể.

1.1. PHƯƠNG PHÁP THẨM VẤN
Việc thẩm vấn được tiến hành theo ba nội dung chính:
Thấm vấn lý lịch: họ, tên, dân tộc, trình độ văn hóa, nơi cư trú...
Thẩm vấn y học: cần biết rõ các bệnh tim mạch đã mắc phải, các bệnh tim mạch trong gia đình, dòng họ
Thẩm vấn lý lịch thể thao: nắm bắt đầu luyện tập, môn thể thao tham gia, thành tích, đẳng cấp đạt được. Cảm giác chủ quan về tình trạng sức khỏe khi luyện tập như cảm giác đau vùng ngực, cảm giác ngạt thở, khó thở, rối loạn nhịp tim, đánh trống ngực...
1.2. PHƯƠNG PHÁP QUAN SÁT
Phương pháp quan sát cần thực hiện các nội dung sau:
Quan sát dáng ngực
Quan sát mỏm tim ( vị trí mỏm tim)
Quan sát tĩnh mạch dưới da
Cần chú ý kết hợp với quan sát màu da, niêm mạc và quan sát đầu ngón tay, ngón chân.
1.3. PHƯƠNG PHÁP SỜ NẮN
Phương pháp kiểm tra mạch cần xác định 3 trạng thái:
Cường độ nặng hay nhe,
Nhịp đều hay loạn nhịp,
Tần số nhanh hay chậm.
Tần số mạch còn được dùng làm chỉ số đánh giá khả năng hoạt động thể lực và trình độ luyện tập của VĐV.
1.4. PHƯƠNG PHÁP GÕ
Sử dụng phương pháp gõ để xác định vị trí và giới hạn của tim
1.3. PHƯƠNG PHÁP NGHE
Đặt ống nghe lên thành ngực, tương ứng với vị trí của tim thì nghe được tiếng tim. Các âm sinh lý của tim thu được là âm I và âm II ( hay còn gọi là tiếng T1 và T2)
Trong các trường hợp bệnh lý của tim ta có thể nghe được tiếng bất thường khác, ví dụ:
Âm II tách đôi, tiếng clac mở van hai lá (trường hợp hẹp van hai lá do thấp tim)
Tiếng thổi tâm thu, tiếng thổi tâm trương, tiếng thổi liên tục…
2. CÁC PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA Y HỌC
CẬN LÂM SÀNG
Các phương pháp kiểm tra y học cận lâm sàng thường được sử dụng trong chẩn đoán chức năng tim mạch là:
Chụp, chiếu X quang
Điện tim
Tâm thanh đồ
Siêu âm...
3. CÁC NGHIỆM PHÁP CHỨC NĂNG TIM MẠCH
3.1. Thử nghiệm công năng tim
Công năng tim là chỉ số thể hiện sự phản ứng của hệ tim mạch và đặc biệt là của tim đối với lượng vận động chuẩn.
Yêu cầu về trang thiết bị:
Phòng sạch sẽ, thoáng mát
Đồng hồ bấm giây
Máy đếm nhịp
Bàn ghế đầy đủ theo yêu cầu
Phương pháp tiến hành
Kết quả lập test được đánh giá theo công thức:


HW: Chỉ số công năng tim
f1: Tần số mạch lúc yên tĩnh trong một phút (P0 x4)
f2: Tần số mạch đập ngay sau vận động trong 1 phút (P1 x4)
f1: Tần số mạch sau 1 phút phục hồi trong một phút (P2 x4)
3. CÁC NGHIỆM PHÁP CHỨC NĂNG TIM MẠCH
3.1. Thử nghiệm công năng tim
3. CÁC NGHIỆM PHÁP CHỨC NĂNG TIM MẠCH
3.1. Thử nghiệm công năng tim
Biểu đánh giá chỉ số HW như sau:
HW < 1 là rất tốt
HW từ 1 đến 5 là tốt
HW từ 6 đến 10 là trung bình
HW từ 11 đến 15 là kém
HW > 15 là rất kém
3.2. Step - Test Harvard

Chuẩn bị cho thử nghiệm:
Bục gỗ có các chiều cao khác nhau (tùy theo độ tuổi của đối tượng thí nghiệm).
Đồng hồ bấm giây
Máy gõ nhịp
3.2. Step - Test Harvard

Phương pháp tiến hành
Đối với người trưởng thành:
Bục cao 50cm với nam và 43cm với nữ.
Thời gian vận động là 5 phút
tần số bước bục là 30 chu kỳ/ 1 phút.
Đối với người chưa trưởng thành:
Bục cao 45cm với nam và 40cm với nữ.
Thời gian vận động là 3 - 4 phút
Các cháu nhỏ dưới 11 tuổi thì chiều cao bục là 35cm và thời gian bước bục từ 2 - 3 phút.
3.2. Step - Test Harvard

Kết quả được đánh giá theo công thức:


H: Chỉ số Harvard
t: Thời gian thực hiện (s)
f1, f2, f3: Tần số mạch tương ứng tại đầu các phút 2, 3, 4 sau vận động.
3.2. Step - Test Harvard
Đánh giá kết quả
Với người trưởng thành khỏe mạnh, không luyện tập thường xuyên, kết quả được đánh giá như sau:
H < 55: chức năng tim mạch kém
H từ 56 đến 64: chức năng tim mạch dưới
trung bình
H từ 65 đến 79: chức năng tim mạch trung bình
H từ 80 đến 90: chức năng tim mạch tốt
H > 90: chức năng tim mạch tốt
3.3. Thử nghiệm Letunop
Thử nghiệm còn có tên gọi là thử nghiệm công năng liên hợp của Letunop, được công bố năm 1937. Test thực hiện lượng vận động đặc trưng cho 3 tố chất vận động.
Chuẩn bị:
Phòng đủ rộng, sạch sẽ, thoáng mát
Đồng hồ bấm giây
Máy đo huyết áp
Ống nghe
3.3. Thử nghiệm Letunop
Phương pháp tiến hành
Đo mạch, huyết áp trong yên tĩnh, hỏi cảm giác chủ quan của người lập test trước vận động.
Sau đó cho người lập test thực hiện 3 lượng vận động:
Đứng lên, ngồi xuống 20 lần trong 30s
Chạy tại chỗn, nâng cao đùi tối đa 15s
Chạy 3 phút, tần số 180 bước/ phút, đùi nâng cao.
3.3. Thử nghiệm Letunop
Sau khi thực hiện lượng vận động thứ nhất, đứng lên, ngồi xuống 20 lần/ 30s, sau đó đo mạch và huyết áp ở 3 phút hồi phục
Lượng vận động thứ 2, chạy tại chỗ, nang cao đùi, tần số tối đa trong 15s, sau đó kiểm tra mạch và huyết áp tại 4 phút hồi phục
Lượng vận động thứ 3, chạy 3 phút, tần số 180 bước/ phút, nâng cao đùi, sau đó kiểm tra mạch và huyết áp ở 5 phút hồi phục.
3.3. Thử nghiệm Letunop
31.1. Phương pháp thẩm vấn (Hỏi):

Việc thẩm vấn được tiến hành theo ba nội dung chính:

- Các thủ tục hành chính cần thiết: Họ tên, tuổi, giới tính, dân tộc, trình độ văn hoá, nơi cư trú…
- Quá trình hoạt động thể dục thể thao: Thời điểm bắt đầu tham gia tập luyện? Môn thể thao tham gia, thành tích, đẳng cấp đã đạt được.
- Các dấu hiệu có liên quan đến bệnh tim mạch như : cảm giác đau vùng ngực, hoa mắt, chóng mặt, khó thở, hay hồi hộp, đánh trống ngực ngất … các dấu hiệu này thường xuất hiện khi nào? có liên quan đến tập luyện hay không?
Đây là những dấu hiệu, triệu chứng hết sức quan trọng trong việc đánh giá chức năng hệ tim mạch, bởi vì đôi khi những cảm giác này không xuất hiện trong trạng thái tĩnh hay trong các hoạt động với cường độ nhỏ.
Kết quả thẩm vấn cho ta định hướng một cách khái quát tình trạng chức năng tim mạch để từ đó có những chỉ định kiểm tra sâu tiếp theo.
31.2. Phương pháp quan sát

- Quan sát dáng ngực (như trong phần kiểm tra thể hình ).
- Quan sát vị trí mỏm tim
- Quan sát tĩnh mạch dưới da
- Cần chú ý kết hợp với quan sát màu da (da xanh tái) màu môi (môi tím) và quan sát đầu ngón tay ngón chân. ở những đứa trẻ bị bệnh tim bẩm sinh, có thể gặp dấu hiệu (ngón tay dùi trống, ngón chân mặt kính đồng hồ)
PHƯƠNG PHÁP BẮT MẠCH

Trong mỗi lần tâm thu, tim dồn máu vào các động mạch, tạo nên một làn sóng rung động khắp thành động mạch, làm động mạch phồng lên xẹp xuống nhịp nhàng, ta nhận biết được khi ấn nhẹ ngón tay lên vùng động mạch.
(Làn sóng rung động càng lan ra xa càng yếu dần và đến đầu lưới mao mạch thì không còn nữa nên ta không thấy hiện tượng mạch đập ở tĩnh mạch.)
Tần số mạch đập tương ứng với tần số đập của tim:
70-80 lần/ phút.
Khi mạch nảy tương ứng với thời kì tâm thu.
Khi mạch chìm tương ứng với thời kì tâm trương
Cách bắt mạch

Bắt mạch ( đếm mạch ) là phương pháp đơn giản dễ làm và cho ta thông tin đáng tin cậy về trạng thái chức năng hệ tuần hoàn.
Thường chọn bắt mạch ở những động mạch to, nông, bên dưới có nền xương cứng như:
Động mạch quay ở cổ tay,
Động mạch cổ
Động mạch Động mạch bẹn.
Động mạch thái dương...


Bài%2019%20Điều%20hoà%20HĐ%20tim,%20mạch.ppt#13. Slide 13
Cách bắt mạch

Dùng 2-3 đầu ngón tay (ngón 2, ngón 3 và ngón 4) ấn nhẹ lên động mạch.

Trong hoạt động TDTT, tần số mạch là một trong những thông số thường được sử dụng để đánh gia khả năng hoạt động thể lực và trình độ tập luyện của vận động viên.



Bài%2019%20Điều%20hoà%20HĐ%20tim,%20mạch.ppt#13. Slide 13

ĐO HUYẾT ÁP

Phuong phỏp đo huyết áp:
- Dụng cụ đo huyết áp: là huyết áp kế. Thường dùng huyết áp kế thuỷ ngân hoặc huyết áp kế lò xo.
- Huyết áp kế gồm: Một túi cao su được bọc ngoài bằng túi vải, một đầu thông với áp kế thuỷ ngân hay áp kế lò xo, đầu kia của túi thông với bóng cao su bơm hơi.
B�i%2019%20Di?u%20ho�%20HD%20tim,%20m?ch.ppt#13. Slide 13

Quần túi cao su quanh cánh tay trái, phía trên nếp khuỷu khoảng 2cm rồi bơm hơi vào túi bằng quả bóng bóp cao su cho tới khi áp suất trong túi cao su cao hơn huyết áp tối đa của động mạch, đè vao động mạch làm máu không lưu thông được ( lúc đó bắt mạch quay, không còn thấy mạch nẩy ).
Đặt ống nghe ở nếp khuỷu, trên đường đi của động mạch giữa rồi từ từ xả hơi trong túi ra bằng van điều chỉnh ( Van này được gắn với quả bóng bóp ) cho tới khi áp suất trong túi cao su ngang bằng tới huyết áp tối đa của động mạch, thì máu chảy qua được trong thời gian tâm thu
ta nghe được tiếng đập dầu tiên của động mạch ( mạch quay nẩy ) nhìn vào áp kế ta biết được huyết áp tối đa.
Tiếp tục xả hơi giảm áp trong túi cao su, tiếng đập nghe được nhỏ dần và mất hẳn, lúc đó ,nhìn vào áp kế ta biết được huyết áp tối thiểu.

Cách đo huyết áp

Bài%2019%20Điều%20hoà%20HĐ%20tim,%20mạch.ppt#13. Slide 13
Đặt ống nghe lên thành ngực, tương ứng với vị trí của tim, ta nghe được tiếng tim.
Trong một chu chuyển tim ta nghe được hai tiếng tim đập ( hai tiếng cách nhau bởi hai khoảng im lặng ngắn và dài).
Tiếng tim thứ nhất (T1) : có âm sắc trầm và dài
T1 được tạo bởi tiếng đóng cùng một lúc của van hai lá và van ba lá phối hợp với tiếng tâm thất co.
T1 mở đầu thời kỳ tâm thu.
Sau T1 có một khoảng im lặng ngắn rồi đến tiếng tim thứ 2.
1.avi

3.14. Phương pháp nghe

Tim bình thường ta chỉ nghe được hai tiếng T1 vàT2.
Trong các trường hợp bệnh lí của tim, ta có thể nghe được các tiếng bất thường khác,
Ví dụ:
- Tiếng T2 tách đôi,
- Tiếng clăc mở van hai lá
(Trong hẹp van hai lá do thấp tim)
- Tiếng thổi tâm thu,
- Tiếng thổi tâm trương,
- Tiếng thổi liên tục
Bài%2019%20Điều%20hoà%20HĐ%20tim,%20mạch.ppt#5. Slide 5
TIẾNG TIM

Đặt ống nghe lên thành ngực, tương ứng với vị trí của tim, ta nghe được tiếng tim
Trong một chu chuyển tim ta nghe được hai tiếng tim đập ( hai tiếng cách nhau bởi hai khoảng im lặng ngắn và dài).
Tiếng tim thứ nhất (T1) :
có âm sắc trầm và dài,
T1 được tạo bởi tiếng đóng cùng một lúc của van hai lá và van ba lá phối hợp với tiếng tâm thất co.
T1 mở đầu thời kỳ tâm thu. Sau T1 có một khoảng im lặng ngắn rồi đến tiếng tim thứ 2.






Tiếng tim thứ hai (T2)
có âm sắc thanh và gọn
T2 là do tiếng đóng của van động mạch chủ và van động mạch phổi cùng một lúc tạo nên
T2 mở đầu thời kì tâm trương.
Sau T2 có một khoảng tim lặng dài rồi lại đến T1 của chu kì sau.
3.2. Phương pháp kiểm tra
y học cận lâm sàng


Các phương pháp kiểm tra y học cận lâm sàng thường được sử dụng trong chẩn đoán chức năng tim mạch là:
- Chụp, chiếu X quang
- Điện tim
- Tâm thanh đồ
- Siêu âm...
Đây là những phương pháp chẩn đoán chức năng có độ tin cậy cao, nhưng đòi hỏi phải có máy móc trang bị hện đại và chuyên môn sâu mới đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn.
Do vậy mà các phương pháp kiểm tra y học cận lâm sàng trong thể thao còn chưa được áp dụng rộng rãi, đặc biệt là trong điều kiện thực tiễn của thể thao nước ta.
Trong tương lai, các phương pháp cận lâm sàng sẽ là những biện pháp hữu hiệu được ứng dụng trong chẩn đoán chức năng
3.3. CÁC TEST KIỂM TRA CHỨC NĂNG
HỆ TIM- MẠCH
Các thử nghiệm chức năng hay các Test chức năng tim mạch là các phương pháp kiểm tra, đánh giá chức năng tim mạch được tiến hành dựa trên các Test vận động và được đánh giá thông qua những biến đổi của các thông số về sinh lí, sinh hoá của hệ tim mạch và hệ máu.
Trong phương pháp này, các thông số sinh lý thường được sử dụng là:
- Tần số mạch đập
- Huyết áp tối đa
- Huyết áp tối thiểu
- Thời gian hồi phục
Ngoài ra còn dựa trên các thông số Sinh hoá
của hệ máu như:
- Phân áp oxy , phân áp C02 ;
- Hàm lượng Uê máu,
- Hàm lượng glucoza máu,
- Hàm lượng axit lactic và độ pH máu.
3.3.1. TEST CÔNG NĂNG TIM
( Test Ruffier )

Công năng tim là chỉ số thể hiện sự phản ứng của hệ tim mạch và đặc biệt là của tim đối với lượng vận động chuẩn.
Yêu cầu trang thiết bị:
- Phòng sạch sẽ, thoáng mát diện tích từ 20- 40m2
- Đồng hồ bấm giây
- Máy đếm nhịp
- Bàn ghế cho người kiểm tra làm việc, ghế cho đối tượng kiểm tra ngồi.
Phương pháp tiến hành TEST
Xác định tần số mạch đập ở trạng thái tĩnh
Cho vận động viên ngồi nghỉ 10-15 phút.
Sau đó bắt mạch lúc yên tĩnh trong 15 giây kí hiệu là P0
( Bắt mạch 3 lần liên tục , ta lấy số mạch của hai lần trùng nhau sai lệch một nhịp trở lên, thì cho vận động viên nghỉ tiếp 10 phút, sau đó đếm mạch lại.)
P0 là tần số mạch trong 15s ở trạng thái tĩnh
Xác định tần số mạch đập ở trạng thái vận động
Cho VĐV thực hiện vận động định lượng:
VĐV đứng chân rộng bằng vai, rồi đứng lên ngồi xuống ( mông chạm gót ) 30 lần trong 30 giây theo nhịp của máy đếm nhịp ( nếu sai một nhịp phải làm lại ).
Thực hiện vận động định lượng xong, cho vận động viên ngồi nghỉ trên ghế tựa.
Người kiểm tra nhanh chóng bắt mạch (ở động mạch quay cổ tay) của vận động viên trong 15 giây .Ký hiệu là P1
P1 là tần số mạch trong 15s
ở trạng thái vận động
Xác định tần số mạch đập
ở trạng thái hồi phục

VĐV ngồi nghỉ 1 phút, Đếm mạch trong 15s đầu của phút thứ 2 sau vận động kí hiệu là P2.
P2 là tần số mạch trong 15s
ở trạng thái hồi phục phút thứ 2

Test kết thúc, cho vận động viên nghỉ ngơi.
Đánh giá kết quả
Chỉ số công năng tim được tính theo công thức:

( f0 + f1 + f2 ) - 200
HW =
10

HW: Chỉ số công năng tim
f0 : là tần số mạch lúc tĩnh trong một phút = P0 x 4
f1: là tần số mạch ngay sau vận động trong một phút = P1 x 4
f2: Tần số mạch trong một phút ở phút hồi phục thứ 2 = P2 x 4
*
Biểu đánh giá chỉ số HW như sau
:
- HW < 1 là công năng tim rất tốt
- HW từ 1 đến 5 là tốt
- HW từ 6 đến 10 là trung bình
- HW từ 11 đến 15 là kém
- HW > 15 là rất kém
Theo các tài liệu tham khảo thì chỉ số công năng tim là chỉ số bắt đầu buộc để tuyển chọn ban đâù cho hầu hết các môn thể thao.
Theo kết quả nghiên cứu của giáo sư A.K MoxCatova
( 1992 ) thì hệ số di truyền của chỉ số công năng tim khá cao ( 0,74 ).
Do vậy những em nhỏ đã có chỉ số công năng tim tốt là những em có tiền đế tốt cho tim vận động viên sau này.
Test công năng tim đơn giản, dễ thực hiện, không đòi hỏi các phương tiện kĩ thuật hiện đại và phương pháp đánh giá cụ thể, cho ta lượng thông tin chuẩn xác, đáng tin cậy.
Test này rất phù hợp với điều kiện ở nước ta hiện nay.
Step – test Harvard( test bước bục Harvard) nghiên cứu tốc độ hồi phục của tần số mạch sau vận động với lượng vận động chuẩn.
Trang thiết bị cho thử nghiệm:
Bục gỗ có các chiều cao khác nhau ( tuỳ theo độ tuổi của đối tượng thực nghiệm.)
Đồng hồ bấm giây
Máy gõ nhịp

STep –Test Harvard
Chiều cao của bục gỗ theo đối tượng
thực nghiệm
3.13 phư­ơng pháp sờ nắn:
Phương pháp bắt mạch
Bắt mạch ( đếm mạch ) là phư­ơng pháp đơn giản đểm làm và cho ta thông tin đáng tin cậy về trạng thái chức năng hệ tuần hoàn.
Cách tiến hành test
Đối với người trưởng thành:
Tần số bước bục: 30 chu kì / 1 phút.
Mỗi chu kì gồm 4 bước:

Bước một chân lên bục
Bước tiếp chân còn lại lên bục
Đặt một chân xuống khỏi bục ( chân bước lên trước )
Đặt chân còn lại xuống khỏi bục.
Bước nhịp nhàng đều đặn theo nhịp của máy gõ nhịp ( máy gõ nhịp phát ra tần số 120 nhịp / phút ).
Yêu cầu người thực nghiệm giữ tư thế lưng và chân thẳng khi bước lên bục.
Trong thời gian thực hiện test có thể đổi chân một vài lần.
Trước khi kiểm tra cần cho đối tượng kiểm tra làm thử.
Cách đánh giá
Bắt đầu mỗi phút hồi phục thứ hai, thứ ba, thứ tư,đếm mạch mỗi lần trong 30 giây kí hiệu tương ứng là f1, f2, f3.
Chỉ số Harvard được tính theo công thức:

t x 100
H =
( f1+ f2+ f3) x 2


H: Chỉ số Harvard
t : thời gian thực hiện test ( tính theo giây )
f1, f2, f3 : Tần số mạch tương ứng trong 30 giây của các phút thứ
2,3 và 4 sau vận động
100 : Nhằm thể hiện kết quả test theo số nguyên
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ

Đối với người trưởng thành khoẻ mạnh, không tập luyện thường xuyên, kết quả được đánh giá như sau:
+ H < 55: chức năng tim mạch kém.
+ H từ 55 đến 64: Chức năng tim mạch dưới trung bình.
+ H từ 65 đến 79: Chức năng tim mạch trung bình.
+ H từ 80 đến 89: chức năng tim mạch tốt.
+ H > 90: chức năng tim mạch rất tốt.
Đối với vận động viên:
Do đặc thù của các môn thể thao có sự khác nhau cho nên yêu cầu đối với VĐV chỉ số này cùng có sự khác biệt nhất định.
Chỉ số Harvard trung bình của các vận động viên các môn thể thao khác nhau như:
Chỉ số Harvard trung bình của các vận động viên các môn thể thao
3.3.3. Test Lêtunôp

Test Lêtunôp còn có thể gọi là thử nghiệm công năng liên hợp của Lêtunốp, được công bố năm 1937.
Thử nghiệm được tiến hành và đánh giá dựa trên sự biến đổi của tần số mạch đập, trị số huyết áp tối đa, huyết áp tối thiểu và thời gian hồi phục sau khi thực hiện 3 lượng vận động đặc trưng cho 3 tố chất vận động.
Yêu cầu về trang thiết bị cho thử nghiệm:
- Phòng đủ rộng, sạch sẽ, thoáng mát.
- Đồng hồ bấm giây.
- máy đo huyết áp
- Ống nghe.
Yêu cầu về trang thiết bị cho
thử nghiệm

- Phòng đủ rộng, sạch sẽ, thoáng mát.
- Đồng hồ bấm giây.
- máy đo huyết áp
Ống nghe.
Các phươg tiện cấp cứu
Phương pháp tiến hành

Cho đối tượng thử nghiệm ngồi nghỉ yên tĩnh 10-15 phút rồi tiến hành bắt mạch ( đếm mạch ), đo huyết áp trong yên tĩnh, chú ý hỏi cảm giác chủ quan của đối tượng kiểm tra.
Cho người được thử nghiệm thực hiện tuần tự 3 lượng vận động:

1. Đứng lên ngồi xuống 20 lần trong 30 giây. Ngay khi ngừng vận động đếm mạch trong 10 giây và đo huyết áp .Đo như vậy từng phút một, trong 3 phút.
2. Chạy nhanh tại chỗ 15 giây với tần số tối đa , ngay khi ngừng vận động, đo mạch ( 10 giây ) và đo huyết áp, đo từng phút một, trong 4 phút.
3. Chạy tại chỗ 3 phút với tần số 180 bước / 1 phút.
Đo mạch và huyết áp ngay khi ngừng vận động và đo từng phút một trong 5 phút.
Ghi các kết quả đo được vào bảng ghi kết quả của test Lêtunốp.
BẢNG GHI KẾT QUẢ TEST LETUNOP
Đánh giá kết quả

Kết quả thực nghiệm đƯợc đánh giá dựa trên mức biến đổi của các thông số mạch huyết áp tối đa, huyết áp tối thiều và thời gian hồi phục.
Qua nghiên cứu người ta nhận thấy có 5 quy luật biến đổi chung của các thông số trên sau vận động và gọi đó là 5 dạng phản ứng tim mạch sau vận động.
Đó là các dạng phản ứng:
- Phản ứng tim mạch bình thường.
- Phản ứng tim mạch trương lực mạnh.
- Phản ứng tim mạch trương lực yếu.
- Phản ứng vô lực.
- Phản ứng tim mạch dạng bậc thang.
NhƯ vậy, để đánh giá mức chức năng tim mạch qua test Letunop thì sau thí nghiệm, cần so sánh kết quả thu được để tìm ra dạng phản ứng tim mạch tương ứng và dựa vào phản ứng đó để có được kết luận về chức năng hệ tim mạch.
3.3.4. Các dạng phản ứng chức năng tim mạch

Hệ tim mạch là một hệ cơ quan có phản ứng rất nhậy bén đối với mọi sự thay đổi của cơ thể.
Sau khi ta thực hiện một lượng vận động bất kì nào đó, thì các chỉ tiêu sinh lí của hệ tim mạch nhƯ: Tần số mạch đập,HAmax, HAmin… đều có sự biến đổi.
Qua nghiên cứu qui luật biến đổi các thông số chức năng trên, người ta đã tìm ra 5 qui luật cơ bản và gọi đó là 5 dạng phản ứng chức năng tim mạch.
Ở mỗi một cá thể, ở từng thời điểm nhất định, hệ tim mạch sẽ có một dạng phản ứng nhất định tương ứng với trạng thái chức năng chung của cơ thể.
Như vậy: Tuỳ thuộc vào trạng thái sức khoẻ của cơ thể mà phản ứng
tim mạch sẽ có sự thay đổi
Phản ứng tim mạch bình thường
Phản ứng này có các đặc trưng sau:
Ngay sau khi ngừng vận động:
+ Tần số mạch tăng.
+ Huyết áp tối đa tăng song song với mạch.
+ Huyết áp tối thiểu giảm nhẹ.
+ Thời gian hồi phục đúng qui định.
Phản ứng tim mạch bình thường biểu hiện chức năng tim mạch tốt, thích nghi với khả năng vận động, theo nguyên lý chung là mức tăng của tần số mạch và huyết áp tối đa càng thấp thì chứng tỏ chức năng của hệ tim mạch càng cao, thời gian hồi phục càng ngắn.


Trong test Lêtunốp ta thấy:
Tương ứng với các lượng vận động (1) (2) (3):
Tần số mạch sau vận động là: 100 lần/ phút, 125 lần/phút và 140 lần /phút.
Huyết áp tối đa tăng từ 20-50 mmHg
Huyết áp tối thiểu giảm nhẹ từ 5-10 mmHg
Thời gian hồi phục tương ứng với từng lượng vận động diễn ra đúng quy định tại các phút 3,4,5 sau vận động.

Phản ứng tim mạch không bình thường
Ngay sau khi vđ :
Mạch tăng cao
HAmax tăng rất cao, hoặc không tăng, hoặc giảm dần
HAmin tăng lên hoặc giảm xuống đến 0
Thời gian hồi phục kéo dài
Phản ứng trương lực mạnh

Phản ứng tim mạch dạng trương lực mạnh có các đặc điểm sau:
Trong quá trình vận động mạnh tăng cao.
Huyết áp tối đa tăng nhanh và tăng cao không song song với mạch.
Huyết áp tối thiểu không thay đổi hoặc tăng nhẹ.
Thời gian hồi phục kéo dài.
Cơ chế của phản ứng:
Do trương lực mạch máu ngoại biên trong vận động không giảm, mà tăng lên làm tăng huyết áp.
Do trương lực mạch máu tăng sẽ làm giảm tính đàn hồi của mạch máu và cản trở sự lưu thông tuần hoàn máu.
Do nhu cầu chất dinh dưỡng và oxi của cơ thể không được đáp ứng, nên sau vận động thời gian hồi phục kéo dài.
Phản ứng trương lực yếu

Trong vận động
tần số mạch tăng cao.
Huyết áp tối đa tăng chậm và không song song với tần số mạch.
Huyết áp tối thiểu giảm nhiều.
Thời gian hồi phục kéo dài hơn qui định.
Cơ chế của phản ứng:
Phản ứng tim mạch dạng trương lực yếu xảy ra do:
Trương lực mạch ngoại biên mạch trong vận động gây tụt huyết áp tối thiểu và huyết áp tối đa, đồng thời thành mạch giãn rộng gây ứ máu ở tổ chức ngoại biên và điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ lưu thông máu.
Trong vận động, mức nợ dưỡng sớm xuất hiện và tồn tại ở mức cao cho nên tần số mạch sẽ tăng nhanh và sau vận động, thời gian hồi phục sẽ kéo dài hơn qui định.
Phản ứng vô lực

Trong vận động
Mạch tăng rất cao.
Huyết áp tối đa không tăng hoặc tăng ít.
Huyết áp tối thiểu giảm ở mức trung bình.
Thời gian hồi phục kéo dài.
Cơ chế của phản ứng:
Nguyên nhân cơ bản dẫn đến phản ứng này là do suy tim ở các mức độ khác nhau, làm giảm lực bóp cơ tim và vì vậy khả năng tống máu vào động mạch sẽ không tăng hoặc tăng không đáng kể. Bên cạnh đó do nhu cầu về dinh dưỡng và oxi không được đáp ứng đầy đủ cho nên tần số mạch sẽ được tăng cao trong vận động để bù đắp sự thiếu hụt vì lưu lượng máu tuần hoàn, đồng thời, thời gian hồi phục sau vận động cũng sẽ bị kéo dài để giải quyết nhu cầu về nợ dưỡng.
Phản ứng dạng bậc thang

Đây là dạng phản ứng rất ít gặp, thường chỉ thấy ở những người sau khi bị chấn thương sọ não, có sự rối loạn chức năng thần kinh thực vật chỉ đạo hoạt động hệ thống mạch máu trong cơ thể.
Phản ứng dạng bậc thang có các biểu hiện sau:
Trong vận đông, tần số mạch tăng rất cao.
HA max không tăng so với yên tĩnh, sau đó vào các phút thứ 2,3 sau vận động huyết áp tối đa tăng nhanh.
HA min giảm nhẹ.
Thời gian hồi phục kéo dài.

Cơ chế của phản ứng dạng bậc thang
Do rối loạn chức năng điều tiết thần kinh vận mạch , mà trong vận động đã gây nên phản ứng trái ngược:
Giãn mạch nội tạng và co mạch ngoại biên.
Vì vậy, lượng máu được phân phối tới cơ quan vận động không được tăng lên , gây thiếu máu trong vận động cơ, đặc biệt là thiếu máu não.
Tuy nhiên sau vận động, lượng máu được chuyển từ hệ nội tạng ra ngoại biên tăng lên , do co mạch nội tạng, điều này đã gây nên sự tăng lên của HAmax sau vận động.

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Nguyễn
Dung lượng: | Lượt tài: 5
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)