Sinh học 6:Sự thích nghi

Chia sẻ bởi Tôn Nữ Bích Vân | Ngày 23/10/2018 | 23

Chia sẻ tài liệu: Sinh học 6:Sự thích nghi thuộc Sinh học 6

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG THCS NGUYỄN KHUYẾN
THỰC VẬT VÀ SỰ THÍCH NGHI VỚI MỘT SỐ MÔI TRƯỜNG
CẤU TRÚC BÀI
THỰC VẬT VỚI MÔI TRƯỜNG
Thực vật phân bố khắp nơi trên Trái Đất, trong các kiểu môi trường khác nhau và luôn thể hiện sự thích nghi với điều kiện môi trường ở những đặc điểm hình thái nhất định.
Loài xương rồng thân mọng nước, lá tiêu giảm hoặc biến thành gai để giảm bớt sự thoát hơi nước.
THỰC VẬT KHÔ HẠN
THỰC VẬT KHÔ HẠN
Xương rồng Saguara cao 50 bộ, nặng 6 tấn, ở hoang mạc Châu Mĩ, rễ trải rộng, ăn nông trên mặt đất. Có thể tích trữ nước để sử dụng trong 4 năm hạn hán. Khả năng hút nước vô hạn
THỰC VẬT KHÔ HẠN
Cây bao báp: ở Châu Phi thân có kích thước lớn, lá tiêu giảm, đường kính thân 50m.
THỰC VẬT KHÔ HẠN
Cây phi lao (Casuarinaceae) có lá hình vảy.
THỰC VẬT KHÔ HẠN
Một loài cây có hịnh dạng độc đáo, thân phình to tích trữ nước lá tiêu giảm như Cây Adenia.
Loài cây cùng họ hàng với cây dứa mọc trên vùng núi khô hạn của Nam Mỹ có khả năng hút chút ít hơi ẩm trong không khí thay cho lấy nước từ đất.
THỰC VẬT KHÔ HẠN
Cây hai lá (Wetwitschia) sống ở sa mạc Kalahari (Châu Phi), cây hạt trần, có 2 lá dai 3-4m. Thân cây rất ngắn 10-15cm hay vài chục cm nhưng đường kính tới 1m. Lá dày và dai như da. Tồn tại đến cuối dời sống của cây. Là loại cây có lá sống lâu nhất trên thế giới.
THỰC VẬT KHÔ HẠN
Cây Hồ dương (Populus diversifolia) là một loài cây cao to sống ở hoang mạc Tây Bắc Trung Quốc. Khác với những cây dương thông thường, chúng có sức chống chịu mạnh mẽ đối với khô hạn, khí hậu thay đổi ác liệt và dất mặn. Trong sa mạc Tacramakan ở Tân Cương, nứơc ngầm có hàm lượng muối rất cao, nó vẫn sống xanh tươi rậm rạp.
THỰC VẬT KHÔ HẠN
Bộ rễ hồ dương ăn sâu tới trên 10m, trong cây dự trữ rất nhiều nước đề phòng khô hạn. tế bào của nó có chức năng đặc biệt là không bị muối làm tổn thương. Nồng độ dịch tế bào rất cao, có thể hút nước ngầm mặn và dinh dưỡng. Có thể mọc cây non để mở rộng địa bàn hoạt động của mình.
THỰC VẬT Ở MT NGHÈO CHẤT DINH DƯỠNG
Đó là những cây “ăn thịt”, khi sống trong môi trường nghèo chất dinh dưỡng (đất chua bạc màu, dầm lầy nước ngọt,…) một số cây có hình thức thích nghi dinh dưỡng kì lạ: lá của chúng biến thành những bộ phận có khả năng bắt mồt và tiêu hoá thức ăn. Ví dụ: cây bèo đất (Drosera burmanni), cây nắp ấm (Nepenthes villosa), cây rong li (Utricularia), lá cây bắt ruồi (Dionae),…
Cây bèo đất (Drosera burmanni)
THỰC VẬT Ở MT NGHÈO CHẤT DINH DƯỠNG
Lá cây bắt ruồi Dionae.
THỰC VẬT Ở MT NGHÈO CHẤT DINH DƯỠNG
Cây nắp ấm (Nepenthes villosa)
Cây bèo đất
(Drosera burmanni)
THỰC VẬT Ở MT NGHÈO CHẤT DINH DƯỠNG
Cây Amorphophallus titanum có nguồn gốc từ Indonesia.có khả năng bẫy những côn trùng lớn, thậm chí những động vật nhỏ như chuột, thằn lằn và ếch nhái.
THỰC VẬT Ở MT NGHÈO CHẤT DINH DƯỠNG
Cây gọng vó (Sundew), cây loa kèn vàng (Yellow trumpet) cũng như các loài cây ăn thịt khác, có cách bẫy cây côn trùng là dùng những chất có mùi ngọt, thơm của chúng để hấp dẫn côn trùng.
Cây gọng vó (Sundew)
THỰC VẬT Ở MT NGHÈO CHẤT DINH DƯỠNG

Cây loa kèn vàng (Yellow trumpet)
THỰC VẬT Ở MT NGHÈO CHẤT DINH DƯỠNG
Cây rong ly (Utricularia) với những túi nhỏ
THỰC VẬT Ở MT NGHÈO CHẤT DINH DƯỠNG
Túi nhỏ của cây rong ly được biến đổi từ một phần của lá có miệng và các lông mọc ngược vào phía trong giống như cái nắp giỏ bắt cua cá.
THỰC VẬT Ở NƯỚC
Cây ở chìm trong nước thường mảnh, dạng dài hoạc xẻ bản nhỏ hình sợi, cũng có khi lá nổi trên mặt nước có dạng tròn trải rộng: súng (Nymphara stellata), sen (Nelumbo nuciera), bèo nhật bản (Eichhornia crassipes), rong đuôi chó (Ceratophyleum demereum), cây nong tầm (Victoria regia),…
THỰC VẬT Ở NƯỚC
Cây nong tầm (Victoria regia)
THỰC VẬT Ở NƯỚC
Cây nong tầm (Victoria regia) có lá rất rộng. Ở lưu vực Amadon Nam Mĩ, có loài có đường kính trung bình 2m, có thể đến 4m, nếu trải đều cát trên mặt lá 75Kg vẫn không bị chìm, đường kính hoa 30-40cm.
THỰC VẬT Ở NƯỚC
Cây súng có lá nổi trên mặt nước.
Cây rong biển có lá mảnh.
THỰC VẬT Ở NƯỚC
Cây rong li với lá mảnh
THỰC VẬT Ở BÃI LẦY NƯỚC MẶN
Cây ngập mặn thường có hệ rễ phát triển cả ở trên mặt đất giúp cây đứng vững trong môi trường lầy nhão và tăng cường hô hấp trong điều kiện môi trường thiếu O2, đó là các rễ chống ở đước (Rhizophora) và rễ thở ở mắm (Avicennia), bần (Sonneratia), vẹt (Bruguiera),…
THỰC VẬT Ở BÃI LẦY NƯỚC MẶN
Rễ thở ở cây mắm (Avicennia)
THỰC VẬT Ở BÃI LẦY NƯỚC MẶN
Quả với trụ mầm ở cây vẹt (Bruguiera)
Rễ chống ở cây đước
(Rhizophora)
THỰC VẬT Ở BÃI LẦY NƯỚC MẶN
Cây vẹt (Bruguiera) có hiện tượng “sinh con”: hạt của chúng nảy mầm trên cây mẹ thành trụ mầm gắn liền với quả, mang đầy đủ thành phần của một cây con.
THỰC VẬT Ở RỪNG RẬM NHIỆT ĐỚI
Các cây gỗ trong rừng thường vươn cao,các cành tập trung ở ngọn (để hứng được ánh sáng). Các cây ở tầng thấp thường là cây cỏ chịu bóng. Ngoài ra trong rừng rậm thường có nhiều loài cây leo thân rất dài, có thể vươn cao tận ngọn cây gỗ hoặc các loài phụ sinh (dương xỉ, lan) bám vào thân cây gỗ lớn và có thể tranh thủ được ánh sáng mặt trời rọi tới.
THỰC VẬT Ở RỪNG RẬM NHIỆT ĐỚI
Cây chò chỉ là cây gỗ lớn, đường kính rộng, cao, sống lâu năm.
THỰC VẬT Ở RỪNG RẬM NHIỆT ĐỚI
Loài cây thuộc họ dứa ưa sáng.
THỰC VẬT Ở RỪNG RẬM NHIỆT ĐỚI
Cây tổ diều phụ sinh trên thân cây gỗ trong rừng.
THỰC VẬT Ở RỪNG RẬM NHIỆT ĐỚI
Cây leo thân gỗ
THỰC VẬT Ở RỪNG RẬM NHIỆT ĐỚI
Cây thài lài đất (Zebrina pendula) là cây ưa bóng, mọc sát mặt đất.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Tôn Nữ Bích Vân
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)