Sinh học 6. Bài 39
Chia sẻ bởi Mai Anh Thư |
Ngày 18/10/2018 |
28
Chia sẻ tài liệu: sinh học 6. Bài 39 thuộc Sinh học 6
Nội dung tài liệu:
ương xỉ là một loài cây rất đẹp, mọc hoang dã, cho đến nay đã được nhiều người trồng làm cảnh. Cây xum xuê, có lá cuộn tròn như con cuốn chiếu, mỗi ngày nở rộng một chút thành những tấm khăn hình chũ V, những chiếc lược xanh nổi bật trên những loài hoa cỏ.
Dương xỉ là loài cây đầu tiên trên trái đất. Chúng mọc thành rừng và không giống cây thảo như bây giờ, cây nào cũng thân gỗ cao 20-30m, đường kính 3-4m. Từ cây dương xỉ đã tiến hoá thành nhiều loại cây và là nhà của nhiều động vật, chủ yếu là bọ cánh cứng, cánh mềm to như con quạ. Sau khi trái đất bị một số thiên thạch đâm phải, các rừng dương xỉ bị đốt cháy và vùi lấp dưới đất biến thành các loại than đá cho ta dùng ngày nay.
Vẫn có đó rừng dương xỉ cổ, nhưng thân thảo nhỏ bé, chỉ cao 2-3m, đường kính 20cm, cả thân lẫn lá đều dai chắc, chặt một vài nhát dao chưa đứt. Cây này len vào cây kia mọc thẳng đứng như hàng cao, dừa cạn, dong dỏng dáng đứng thiếu nữ, lá đơn rũ xuống như chiếc lược cài mây, một chiếc lá có đến hàng chục chiếc lược xanh nhỏ. Cây dương xỉ đại thụ là tổ ấm của nhiều động vật: bọ, sâu bướm, chim chóc, rắn rết, ếch nhái.... Các kẽ lá, vết nứt trên thân cây ngấm nắng mưa, ẩm thấp tạo cho tảo xanh, tảo lam, nấm trắng, nấm vàng, địa y đỏ phát triển loang lổ rất bắt mắt. Chỉ cần lấy đầu dao cạo nhẹ là nảy ra từng mảng đem bày chơi được.
Trên thế giới, các rừng dương xỉ tuổi cao hiện nay chủ yếu ở Châu Phi, đặc biệt là rừng rậm nước Tanzania, Kenia – hai di sản tự nhiên thế giới, không những quần tụ số lượng động vật đồng nhất mà còn có nhiều loại thực vật kỳ lạ. Một nơi nữa là rừng Madagasca cũng của Châu Phi, do cách biệt với thế giới nên hệ thực vật rừng giữ nguyên thủa hoang sơ, cùng nhiều loài chuột, sóc cây và đặc biệt là loài voọc thường nghịch ngợm trên những tán dương xỉ rậm. Người châu Phi rất yêu quý rừng già, coi đây là kho thuốc tiên huyền bí, và họ hay vào rừng hái thuốc, tìm những loài hoa cỏ mọc bên dương xỉ.
Ở châu Á, cũng có các rừng đại thụ còn lưu giữ loài dương xỉ cổ. Rừng Borneo của Malaysia có loài dương xỉ cao tới 2-3m, lá uốn cong như chiếc vòi voi, làm ô che đầu được, nó còn chữa khỏi các bẹnh phụ nữ. Hay như Nhật Bản, có hai loại dương xỉ lớn, mọc um tùm ở phía bắc Owase huyện Mie, tên là Cyathea lephifera thân gỗ, cao 10m. Trẻ con thường nhảy nhót bám vào lá cây đu chơi, khách tham quan thường trải chiếu nằm nghỉ dưới bóng dương xỉ êm mượt, thơm ngây ngất mà nghe tiếng côn trùng, tiếng chim ca thanh bình.
Cây dương xỉ chúng ta thấy trong các vườn hoa cũng giống như trong tự nhiên, không có hoa, không có hạt, song mặt dưới của lá có các nang bào tử nhỏ khi chín mầu đen thẫm, theo gió phát tán. Nhìn mặt lá trên xanh um, mặt phía dưới lại lấm tấm “hạt kê” đen kịt, dinh dính, quả là thú vị. Nhờ các nang bào tử này, dương xỉ có sức sống bất diệt. Các nang bào tử có thể nằm tiềm ẩn dưới lòng đất nhiều năm không chết, khi điều kiện thuận lợi là bừng nở, lá tròn, lá dẹt, che phủ mặt đất. Chỉ một cây nhỏ bé, nếu đúng kỳ sinh sản sẽ ra đời tới vài triệu nang bào tử, tiếp túc với nước, mọc thành triệu cây non.
Dương xỉ được trồng làm cảnh vì cây cho nhiều thế lá cuốn đẹp, lá to vạm vỡ như đôi tay lực sĩ hoặc có vòm xanh đặc biệt. Lá cây, rễ cây có thể chữa bệnh u uất, đau răng, khó sinh nở hay làm mỹ phẩm. Cây dương xỉ ở trên các đồi sỏi đá ở miền Bắc, miền Trung nước ta, không gọi là dương xỉ mà gọi là cây rành rành, lá cứng, song to vĩ đại và nhiều gai tơ ấn tượng; chúng uốn éo và nhiều cây già gốc rễ lởm chởm như cổ thụ đem trồng chậu đất hay trồng trên khúc gỗ mục nát đều đẹp và cũng hết sức bình dị
Chu trình sinh sản của các loài Dương xỉ
Chu trình sinh sản của các loài Dương xỉ cạn
Đại diện: cây Dương xỉ thường (Cyclosorus parasiticus)
- Thể bào tử: là cây trưởng thành, có thân rễ nằm ngang, có phủ những lông màu nâu nhạt. Lá hình lông chim, lá non
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Mai Anh Thư
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)