Sinh hoc 12

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Lan Phương | Ngày 26/04/2019 | 58

Chia sẻ tài liệu: sinh hoc 12 thuộc Sinh học 12

Nội dung tài liệu:


PHƯƠNG PHÁP GIẢI NHANH BÀI TẬP HOÁN VỊ GEN
I. CÁCH NHẬN BIẾT HIỆN TƯỢNG HOÁN VỊ GEN
1. Cách nhận biết hiện tượng hoán vị gen trong phép lai phân tích cá thể dị hợp tử hai cặp gen
Khi lai phân tích cá thể dị hợp tử hai cặp gen, mỗi gen quy định một tính trạng trội lặn hoàn toàn nếu Fa xuất hiện 4 loại kiểu hình khác 1:1:1:1 và 1:1 ta kết luận hai cặp gen đó di truyền theo hoán vị gen .
1.1 Ví dụ Khi lai cây thân cao, chín sớm (dị hợp tử hai cặp gen) với cây thân thấp, chín muộn (đồng hợp lặn) Fa thu được 35% cây thân cao, chín sớm : 35% cây thân thấp, chín muộn : 15% cây thân cao, chín muộn : 15% cây thân thấp, chín sớm. Xác định quy luật di truyền các gen nói trên? Giải: Fa xuất hiện 4 loại kiểu hình, tỷ lệ khác 1:1:1:1 và 1:1.Vậy hai cặp gen quy định tính trạng di truyền theo hoán vị gen.
1.2. Áp dụng giải bài tập trắc nghiệm Bài 1: Ở một loài côn trùng, hai cặp alen Aa, Bb quy định hai cặp tính trạng màu sắc thân và độ dài chân. Cho P thuần chủng khác nhau hai cặp tính trạng, F1 xuất hiện thân đen, chân dài. Đem F1 giao phối với cá thể thân nâu, chân ngắn thu được 40% thân đen, chân dài : 40% thân nâu, chân ngắn : 10% thân nâu, chân dài: 10% thân nâu, chân ngắn. Các gen quy định các tính trạng trên di truyền theo quy luật nào?
a. phân li độc lập      b. hoán vị gen        c. liên kết gen           d. phân li
Đáp án: Chọn b. Vì đây là phép lai phân tích, F1 dị hợp hai cặp gen, Fa có tỷ lệ kiểu hình có tỷ lệ khác 1:1:1:1 và 1:1. Vậy các gen quy định tính trạng tuân theo hiện tượng hoán vị gen.
Bài 2: P( Aa, Bb) cây cao chín sớm x (aa, bb) cây thấp, chín muộn F1 : 41 % cây cao, chín sớm 41% cây cao, chín muộn 9 % cây thấp, chín muộn 9% cây thấp, chín sớm. Phép lai chịu sự chi phối của quy luật di truyền nào?
a. phân li          b. phân li độc lập         c. liên kết gen           d. hoán vị gen
Đáp án: Chọn d. Vì đây là phép lai phân tích, F1 dị hợp hai cặp gen, Fa có tỷ lệ kiểu hình khác 1:1:1:1, 1:1.Vậy các gen quy định tính trạng tuân theo hiện tượng hoán vị gen.
2. Cách nhận biết hiện tượng hoán vị gen khi tự thụ phấn hoặc giao phối cá thể đều dị hợp hai cặp gen:
Khi tự thụ phấn hoặc giao phối cá thể đều dị hợp hai cặp gen, mối gen quy định một tính trạng trội lặn hoàn toàn. Nếu thế hệ lai xuất hiện 4 loại kiểu hình tỷ lệ khác với tỷ lệ 9:3:3:1, 3:1, 1:2:1 ta kết luận: Hai cặp gen đó quy định tính trạng cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể tương đồng và xảy ra hiện tượng hoán vị gen.
2.1 Ví dụ:  Ví dụ 1: P: Khi cho cây hoa kép màu đỏ di hợp tử hai cặp gen tự thụ phấn F1 thu được 59% cây hoa kép, màu đỏ: 16% cây hoa kép, màu trắng : 16% cây hoa đơn, màu đỏ: 9% cây hoa đơn, màu trắng. Hãy xác định quy luật di truyền của phép lai trên ?
Giải: F1 xuất hiện 4 loại kiểu hình khác với tỷ lệ 9:3:3:1, 3:1, 1:2:1 chứng tỏ hai cặp gen quy định hai cặp hai cặp tính trạng trên cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể tương đồng và có hiện tượng hoán vị gen.
Ví dụ 2: P( Aa, Bb) cây cao chín sớm x (Aa, bb) cây cao, chín muộn: F1 : 45 % cây cao chín sớm 30% cây cao chín muộn 20% cây thấp chín muộn 5% cây thấp chín sớm. Xác định quy luật di truyền của các gen chi phối tính trạng trên?
Giải: F1 phân li theo tỷ lệ 9:6:4:1 khác với tỷ lệ (3:1)(3:1), 1: 2 : 1, 3:1. Vậy hai cặp gen quy định hai tính trạng nói trên cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể tương đồng, quá trình giảm phân xảy ra hoán vị gen. * Kết luận: Nếu phép
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Lan Phương
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)