Sinh dai hoc

Chia sẻ bởi nguyến thế hùng | Ngày 11/10/2018 | 28

Chia sẻ tài liệu: sinh dai hoc thuộc Tư liệu tham khảo

Nội dung tài liệu:

SỞ GD & ĐT BẮC NINH
TRƯỜNG THPT NGUYỄN ĐĂNG ĐẠO

ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN 1- 2013- 2014
MÔN SINH HỌC 12
Thời gian làm bài: 90 phút.
(50 câu trắc nghiệm)



Mã đề thi 743

Họ, tên thí sinh:..........................................................................
Số báo danh:...............................................................................

Câu 1: Ở 1 loài thực vật, một gen qui định 1 tính trạng. Cho P thuần chủng thân cao, quả tròn lai với cây thân thấp, quả dài thu được F1 đồng loạt cây thân cao, quả tròn. Cho F1 tự thụ phấn được F2 gồm 4000 cây trong đó có 250 cây thân thấp, quả dài. Số lượng cây thân cao, quả tròn ở F2 xấp xỉ là
A. 750. B. 1895. C. 500. D. 2250.
Câu 2: Trong trường hợp các gen phân ly độc lập, mỗi gen qui định một tính trạng, trội - lặn hoàn toàn, thì tỉ lệ kiểu hình (A-bbccD-) được tạo ra từ phép lai AaBbCcdd x AABbCcDd là bao nhiêu?
A. 1/8. B. 1/32. C. 1/16. D. 1/64.
Câu 3: Các dạng đột biến gen nào chỉ làm thay đổi vị trí của gen trong phạm vi một NST mà không làm tăng hay giảm số lượng gen?
A. Đảo đoạn hay chuyển đoạn trên một NST B. Đảo đoạn hoặc lặp đoạn trên một NST
C. Đảo đoạn hoặc trao đổi đoạn. D. Mất đoạn hay lặp đoạn.
Câu 4: Loại axit amin đươc mã hóa bởi 1 bộ ba duy nhất là
A. Mêtiônin và Valin. B. Mêtiônin và Lơxin.
C. Mêtiônin và Alanin. D. Mêtiônin và Triptôphan.
Câu 5: Ở một loài động vật, người ta đã phát hiện 4 nòi có trình tự các gen trên NST số II như sau: Nòi 1: ABFCEDG ; nòi 2: ABCDEFG; nòi 3: ABCFEDG; nòi 4: ABFCDEG.
Cho biết nòi 1 là nòi gốc, mỗi nòi còn lại được phát sinh do đột biến đảo đoạn NST. Trình tự đúng của sự phát sinh các nòi trên là:
A. 1→4→2→3. B. 1→4→3→2. C. 2←3←1→ 4. D. 1→2→3→4.
Câu 6: Trong tế bào nhân thực, thứ tự sắp xếp từ đơn vị cấu trúc cơ bản đến phức tạp của NST là
A. nuclêôxôm→ sợi nhiễm sắc →sợi cơ bản→crômatit.
B. nuclêôxôm→ sợi cơ bản→sợi nhiễm sắc→crômatit.
C. nuclêôxôm→ sợi cơ bản→crômatit→ sợi nhiễm sắc.
D. nuclêôxôm→ crômatit →sợi nhiễm sắc→ sợi cơ bản.
Câu 7: Ở tế bào nhân thực, vùng đầu mút của NST có vai trò
A. bảo vệ các NST cũng như làm cho các NST không dính vào nhau.
B. là vị trí NST liên kết với các dây tơ vô sắc trong khi vận chuyển về 2 cực tế bào.
C. là vị trí duy nhất có thể xảy ra trao đổi chéo giữa các crômatit trong giảm phân.
D. là điểm mà tại đó ADN bắt đầu được nhân đôi.
Câu 8: Trong quá trình nhân đôi ADN, guanin dạng hiếm bắt đôi với nucleotit bình thường nào đưới đây gây nên đột biến gen?
A. Adenin. B. Guanin. C. Xitôzin. D. Timin.
Câu 9: Cho các cây có kiểu gen AaBbDd tự thụ phấn qua nhiều thế hệ. Nếu các cặp gen này nằm trên các NST khác nhau thì số dòng thuần tối đa về cả 3 cặp gen có thể được tạo ra là
A. 6. B. 1. C. 8. D. 4.
Câu 10: Một gen khi tự nhân đôi tạo thành 2 gen con đã hình thành nên 3800 liên kết hiđrô, trong đó số liên kết hiđrô giữa các cặp G-X nhiều hơn số liên kết trong các cặp A-T là 1000. Chiều dài của gen là
A. 3000 A0. B. 2550 A0. C. 5100 A0. D. 2250 A0.
Câu 11: Ở ngô tính trạng chiều cao do cây do 3 cặp gen không alen, phân li độc lập qui định, cứ mỗi alen trội có mặt trong tổ hợp gen sẽ làm cho cây thấp đi 20cm. Cây cao nhất có chiều cao 210 cm. Khi giao phấn giữa cây cao nhất và cây thấp nhất, cây lai thu được sẽ có chiều cao là
A. 120cm. B. 160cm. C. 150cm. D. 140cm.
Câu 12: Nếu có một trình tự nucleotit cụ thể, làm thế nào để ta có thể nhận biết được đó có phải là một gen quy định một chuỗi pôlypeptit
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: nguyến thế hùng
Dung lượng: 96,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)