Sinh

Chia sẻ bởi Trần Khắc Bằng | Ngày 08/05/2019 | 56

Chia sẻ tài liệu: sinh thuộc Sinh học 12

Nội dung tài liệu:

DI TRUYỀN HỌC
CHƯƠNG I: CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
Kiến thức trọng tậm:
Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN
a, Khái niệm gen:
Gen là gi?
Gen là một đoạn của phan tử axit nucleic mang thông tin mã hóa cho một chuỗi polipeptit hay ARN.
Cấu trúc gen: gồm 3 vùng: Vùng điều hòa đầu gen, vùng mã hóa, vùng kết thúc.
+ Gen không phân mảnh: là gen ở sinh vật nhân sơ có vùng mã hóa liên tục
+ Gen phân mảnh: Phần lớn gen ở sinh vật nhân thực có vùng mã hóa không liên tục, xen kẻ các đoạn mã hóa axit amin là các đoạn không mã hóa axit amin.
b. Cơ chế sao chép ADN ở tế bào nhân sơ
Thời điểm: Pha S của chu kỳ tế bào
Tháo xoắn phân tử ADN.
Tổng hợp các mạnh ADN mới: Chiều tổng hợp 5’->3’, một mạch tổng hợp liên tục, một mạch tổng hợp gián đoạn
+ Mạch có mạch khuôn 3’ -> 5’ theo chiều tháo xoắn tổng hợp liên tục.
+ Mạch có mạch khuôn 5’ -> 3’ theo chiều tháo xoắn tổng hợp gián đoạn liên tục.
Các Nu môi trường vào lắp ráp theo nguyên tắc bổ sung
A = T G = X
c, Định nghĩa mã di truyền và giải thích được bốn đặc điểm của mã di truyền.
- Mã di truyền: là trình tự các Nu trong gen quy định trình tự các axit amin trong protên.
- Các đặc điểm của mã di truyền
+ Mang tính chất đặc hiệu
+ Mang tính chất phổ biến
+ Mang tính chất thoái hóa
+ Mang tính chất
2. Phiên mã và dịch mã
Trình bày được diễn biến chính cử cơ chế phiên mã và dịch mã
Các loại ARN:
ARN thông tin: Là phiên bản của gen, làm nhiệm
vụ khuôn mẫu cho dịch mã của gen( mang bộ ba mã hóa)
ARN vận chuyển: Là loại ARN câu trức đặc hiệu
để vận chuyển các aa trong quá trình dịch mã( mang bộ ba
đối mã)
- ARN riboxom: là thành phần cấu tạo nên riboxom
b. Quá trình dịch mã: Là quá trình tổng hợp protein, trong đó các tARN nhờ có bộ ba đối mã đã mang các aa tương ứng đặt đúng vị trí theo khuôn mARN để tổng hợpneen chuỗi polipeptit xác định.
c. Thông tin di truyền trong ADN được biểu hiện thành tính trạng của cơ thể thông qua cơ chế phiên mã từ ADN sang mARN, rồi dịch mã từ mARN sang protein, và từ protein quy dinh tính trạng.
Cơ chế điều hòa hoạt động gen
Cơ chế điều hòa HĐ của gen ở SV nhân sơ, chính là điều hòa sản phẩm của gen được tạo ra.
Ở Sv nhân sơ sự điều hòa chủ yếu ở giai đoạn phiên mã trong các opron, dựa vào một protien nhận biết một trình tự ADN ngắn
Ở Sv nhân thực , sự đh phức tạp hơn nhiều, dựa vào những phân tử do các tế bào biệt háo cao độ sản sinh ra và được thể dịch đưa đi khắp cơ thể. Qt điều hòa diễn ra ở nhiều mức độ từ phiên mã, sau phiên mã, dịch mã, đến sau dịch mã.
Chương II Tính quy luật của hiện tượng di truyền
Cách viết giao tử AaBb
Số loại giao tử : 2n = 22 = 4
TIẾN HÓA
Chương VI Bằng chứng và cơ chế tiến hóa
A. Kiến thức trong tâm
Các bằng chứng tiến hóa:
+ Bằng chứng giải phẩu so sánh: Cơ quan tương đồng, cơ quan tương tự, các cơ quan thoái hóa. Mối quan hệ về nguồn gốc giữa các loài, giữa cấu tạo và chức năng, giữa cơ thể với môi trường trong quá trình tiến hóa.
+ Bằng chứng địa lí sinh học và phôi sinh học: Đặc điểm của một số vùng địa lí động vật, thực vật, đặc điemr hệ động vật trên các đảo. Mỗi loài đã phát sinh trong một thời kì lich sử nhât định, tại một vung nhất định. Sự giống nhau trong quá trình phát triển phôi của các lớp động vật có xương sống.
+Bằng chứng sinh học phân tử và sinh học tế bào: Ý nghĩa của thuyết cấu tạo tế bòa , sự thống nhất trong cấu trúc của ADN và protein của các loài. Nêu được nguôn gốc chung của các loài qua các bằng chúng tế bào học và sinh học phân tử
2. Học thuyết tiến hóa Lamac và Đacuyn
Những luận điểm cơ bản trong học thuyết của Lamac: vai trò ngoại cảnh và tập quán hoạt động trong sự thích nghi của sinh vật.
Những luận điểm cơ bản của học thuyết Đacuyn: vai trò của các nhân tố biến dị, di truyền, CLTN, phân li tính trạng đối với sự hình thành đặc điểm thích nghi, hình thành loài mới và nguồn gốc chung của các loài. Nêu được đóng góp quan trọng của đacuyn là đư ra lí thuyết chon lọc để giải thích các vấn đề thích nghi, hình thành loài mới, và nguồn gốc các loài
3. Học thuyết tiến hóa tổng hơp hiện địa.
Qaun niệm tiến hóa và nguồn nguyên liệu tiến hóa: tiến hóa lớn và tiến hóa nhỏ
Thành phần kiểu gen của quần thể có thể bị biến đổi do những nhân tố tiến hóa cơ bản tác động trong những mối liên quan phức tạp.
+ Đột biến
+ CLTN
+ Giao phối không ngẫu nhiên
+ Biến động di truyền
+ Di – nhập gen:
4. Quá trình hình thành quần thể thích nghi
- Thích nghi là dấu hiệu cơ bản của tiến hóa sinh học
Thích nghi là kết quả của 1 quá trình lịch sử chịu sự chi phối của 3 nhân tố chủ yếu( Đb – Gphối – CLTN) tác động vào vốn gen đa dạng của quần thể. CLTN đóng vai trò sang lọc và làm tăng số lượng cá thể có kiểu hình thích nghi tồn tại sẵn trong quần thể cũng như tăng cường mức độ thích nghi của các đặc điểm bằng cách tích lũy các alen tham gia quy định các đặc điểm thích nghi. Quá trình hình thành quần thể thích nghi nhanh hay chậm phụ thuộc vào tốc độ sinh sản, khả năng phát sinh và tích lũy các đột biến của loài và phụ thuộc vào áp lực của CLTN.
- Mọi đặc điểm thích nghi chỉ mang tính chất tương đối, một đặc điểm vốn có lợi có thể trở thành bất lợi và bị thay thế bởi đặc điểm khác thích nghi. Ngay trong hoàn cảnh sống ổn định, các đột biến và các biến dị tổ hợp mới vẫn không ngừng phát sinh, CLTN không ngừng tác động, do đó sinh vật không ngừng tác động.
5. Loài và quá trình hình thành loài
Loài và các tiêu chuẩn phân biệt loài
+ Loài giao phối là một nhóm quần thể: có những tính trạng chung về hình thái, sinh lí, có khu vực phân bố xác định, trong đó các cá thể giao phối tự do với nhau và được cách li sinh sản với những nhóm quần thể khác loài.
Các cơ chế cách li sinh sản giữa các loài:
Cách li trước hợp tử: cách li nơi ở, cách li thời gian, các li tập tính, cách li cơ học
- Cách li sau hợp tử: Ngăn cản tọ ra con lai, ngăn cản tạo ra con lai hữu thụ
Quá trình hình thành loài:
Bản chất QT hình thành loài mới là một Qt lịch sử, cải biến thành phấn kiểu gen của quần thể ban đầu theo hướng thích nghi, tạo ra kiểu gen mơi cách li sinh sản với quần thể gốc.
Hình thành loài khác khu vực địa lí
Hình thành loài cùng khu vực địa lí: hình thành loài bằng cách li tập tính, cách li sinh thái, hinhg thành loài bằng lai xa và đa bội hóa.
Câu 1: Cơ quan thoái hóa cũng là cơ quan tương đồng vì;
Chúng được bắt nguồn từ một cơ quan ở một loài tổ tiên nhưng nay không còn chức năng hoặc chức năng bị tiêu giảm.
Chúng đều có hình dạng giống nhau giữa các loài
Chúng đều có kích thước như nhau giữa các loài.
Chúng được bắt nguồn từ một cơ quan ở loài tổ tiên nhưng nay vẫn còn thực hiện chức năng.
Câu 2: Những cơ quan nào sau đây là cơ quan thoái hóa ở người?
Xương cùng II. Ruột thừa III. Răng khôn
IV. Những nếp ngang ở vòm miệng V. Tá tràng
I, II, III, IV
I, II, III, V
II, III, IV, V
I, III, IV, V
Câu 3: Phôi người 5 tháng tuổi có đặc điểm
Não có 5 phần sắp xếp giống não cá
Có đuôi dài, cũng phân đốt như ở cột sống và tủy cùng tới tận mút đuôi
Còn dấu vết của các khe mang ở phần cổ
Chúng được bắt nguồn từ một cơ quan ở loài tổ tiên nhưng nay vẫn còn thực hiện chức năng.
Câu 4: Tiến hóa lớn là
Quá trình làm biến đổ trên quy mô lớn, trải qua hàng triệu năm làm xuất hiện các đơn vị phân loại theo loài.
Quá trình làm biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể
Quá trình biến đổi trong loài dẫn đến sự hình thành loài mới
Quá trình phân hóa khả năng sinh sản của các kiểu gen
Câu 5: Đóng góp quan trọng của học thuyết Lamac là
Khẳng định vai trò của ngoại cảnh trong sự biến đổi của các loài sinh vật
C/m rằng sinh giới ngày nay là sản phẩm của quá trình phát triển liên tục từ đơn giản đến phức tạp
Đề xuất quan điểm người là đông vật bậc cao phát sinh từ vượn
Nêu ra xu hướng tiệm tiến vốn có ở sinh vật
Câu 6: Tồn tại chủ yếu trong học thuyết Dacuyn là
Chưa hiểu rỏ về nguyên nhân phát sinh biến dị và cơ chế di truyền các biến dị
Chưa giải thích thành công cơ chế hình thành đặc điểm thích nghi
Chưa đi sâu vào các con đường hình thành loài mới
Chưa là rõ tổ chức của loài sinh học
Câu 7: Vai trò chủ yếu CLTN trong tiến hóa nhỏ
Phân hóa khả năng sống sót của các các thể có giá trị thích nghi khác nhau.
Phân hóa khả năng sinh sản của những kiểu gen khác nhau trong quần thể
Quy định nhịp điệu biến đổi vốn gen của quàn thể
Quy định chiều hướng biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể
Câu 8: Nguyên nhân chủ của sự tiến bộ sinh học
Sinh sản nhanh
Phân hóa đa dạng
Nhiều tiềm năng thích nghi với hoàn cảnh thay đổi
Phức tạp hóa tổ chức cơ thể.
Câu 9: Quần thể sinh vật chỉ tiến hóa khi
Thành phần kiểu gen hay cấu trúc di truyền của quần thể được biến đổi qua các thế hệ.
Tần số alen và tần số các kiểu gen của quần thể được duy trì không đổi từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Các cá thể trong quần thể giao phối ngẫu nhiên với nhau
Có cấu trúc đa hình
Câu 11. Đối tượng của quá trình chọn lọc tự nhiên trong tiến hóa là?
Cá thể
Loài
Quần thể
Nòi
Câu 12: Khi nào ta có thể kết luận chính xác hai cá thể sinh vật nào đó thuộc hai loài khác nhau?
Khi hai cá thể đó sông trong hai sinh cảnh khác nhau( cách li địa lí)
Khi hai cá thể đó có đặc điểm hình thái giống nhau
Khi hai cá thể đó có đặc điểm sinh hóa giống nhau
Khi hai cá thể đó cách li sinh sản với nhau
Câu 13: Câu nào dưới đây nói về vai trò của sự cách li địa lí trong quá trình hình thành loài là đúng nhất.
Không có sự cách li địa lí thì không thể hình thành nên loài mới.
Cách li địa lí có thể dẫn đến hình thành nên loài mới qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp
Cách li địa lí dẫn tới cánh li sinh sản
Môi trường địa lí khác nhau là nguyên nhân chính tạo nên cách li địa lí.
Câu 14: Từ Qt cây 2n người ta tạo ra được Qt cây 4n. Qt cây 4n có thể xem là một loài mới vì?
Qt cây 4n có sự khác biệt với Qt cây 2n về số lượng NST
Qt thể cây 4n không thể giao phấn được với các cây của Qt 2n
Qt cây 4n giao phối được với các cây của Qt cây 2n cho ra cây lai 3n bị bất thụ
Qt cây 4n có đặc điểm hình thái như kích thước các cơ quan sinh dưỡng lớn hơn hẳn cây của quần thể.
Câu 15: Một loài trong quá trình tiến hóa lại tiêu giảm một số cơ quan thay vì tăng số lượng các cơ quan. Nguyên nhân nào sau đây giải thích đúng về hiện tượng đó?
Do môi trường thay đổi đã tạo ra những đột biến mới
Sự tiêu giảm cơ quan giúp sinh vật thích nghi tốt hơn
Có xu hướng tiến hóa quay về dạng tổ tiên
Tất cả nguyên nhân trên đều đúng
Câu 16: Nhân tố chính quy định chiều hướng tiến và tốc độ biến đổi của các giống vật nuôi và cây tồng là.
Chọn lọc tự nhiên
Đấu tranh sinh tồn ở vật nuôi và cây trồng
Chọn lọc nhân tạo
Biến dị cá thể ở vật nuôi và cây trồng
Chương VII: Sự phát sinh và phát triển sự sống trên trái đất
Câu 1: Quá trình tiến hóa của sự sống trên trái đất có thể chia thành các giai đoạn?
Tiến hóa hóa học, tiến hóa tiền sinh học
Tiến hóa hóa học, tiến hóa sinh học
Tiến hóa tiền sinh học, tiến hóa sinh học
Tiến hóa hóa học, tiến hóa tiền sinh học, tiến hóa sinh học
Câu 2: Trong khí quyển nguyên thủy của trái đất chưa có( hoặc có rất it) các khí nào sau đây?
CH4 và NH3
O2 và N2
O2 và CO
CH4 và N2
Câu 3: Những nguyên tố phổ biến nhất trong cơ thể sống là?
C, H, O, S
C, H ,O ,N
C, H , O ,P
C, H, O ,N ,P
Câu 4: Cơ sở vật chất chủ yếu của sự sống là
Protien
Axit nucleic
Protein và nucleic
cacbohidrat
Câu 5: Côaxeva là
Các hợp chất hữu cơ phân tử hòa tan trong nước dưới dạng dung dich keo
Hỗn hỗn hai dung dịch keo khác nhau đông tụ lại thành những giọt rất nhỏ
Các enzim kết hợp với các ion kim loại và liên kết với polipeptit
Các chất có hai nguyên tố C và H
Câu 6: Căn cứ vào những biến cố lớn về địa chất khí hậu, vào các hóa thạch điển hình, người ta chia lịch sử sự sống trải qua các đại địa chất chính lần lượt là.
Thái cổ -> nguyên sinh -> cổ sinh ->trung sinh -> tân sinh
Tiền cambri -> trung sinh -> cổ sinh -> tân sinh
Tiền cambri -> cổ sinh -> trung sinh -> tân sinh
Tiền cambri -> nguyên sinh -> Trung sinh ->tân sinh
Câu 7: Loài người xuất hiện vào kỉ nào?
Đệ tam của đại tân sinh
Đệ tứ của đại tâm sinh
Krêta của đại trung sinh
Jura của đại trung sinh
Câu 8: cây có hoa ngự trị ở kỉ nào?
Đệ tam
Đệ tứ
Krêta
triat
Câu 9: Dạng vượn người được xem là có họ hàng gần gũi nhất với loài người hiện đại là?
Vượn
Đười ươi
Tinh tinh
Gôrila
Câu 10: Đặc điểm giống nhau giữa người và vượn người chưng minh.
Người và vượn người đều có nguồn gốc từ động vật
Người và vượn người đều có quan hệ thân thuộc rất gần gũi
Người và vượn người đều có nguồn gốc từ vượn cổ hóa thạch
Vượn người ngày nay không phải là tổ tiên của loài người
SINH THÁI HỌC
Chương VIII: Cá thể và quần thể sinh vật
Kiến thức trọng tâm
1. Môi trường sống và các nhân tố sinh thái
- Môi trường bao gồm tất cá những gì bao quanh sinh vật, tất cả các yếu tố vô sinh và hữu sinh có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự sống, phát triển và sinh sản của sinh vật. Có bốn loại môi trường: Môi trường đất, môi trường nước, môi trường không khí, môi trường sinh vật
Nói chung thành phần tính chất môi trường rất đa dạng và luôn luôn biến đổi.
Nơi ở là khoảng không gian sinh sống của một quần thể
Ôe sinh thái: là khoảng môi trường bao gồm những điều kiện tồn tại của mỗi qt
Giới hạn sinh thái: là khoảng thời gian giới hạn dưới đến giới hạn trên còn gọi là giới hạn chịu đựng
Những đặc trưng cơ bản của quàn thể
+ Tỉ lệ giới tính
+ Nhóm tuổi
+ Sự phân bố
+ Mật độ cá thể
+ Kích thước
+ Sức sinh sản( đặc trưng cơ bản nhất)
+ Sự tử vong
+ Sự tăng trưởng của quàn thể theo chủ J hay chủ S
Câu 1: Qt ruồi nhà ở nhiều vùng nông thôn xuất hiện nhiều vào một khoảng thời gian nhất định trong năm( Thường vào mùa hè) còn vào thời gian khác thì hầu như giảm hẳn. Như vậy qt này
Biến động sối lượng theo chu kỳ năm
Biến động số lượng theo chu kỳ mùa
Biến động số lượng không theo chu kỳ
Không phải là biến đông số lượng
Câu2: Trên cây to, có nhiều loài chim sinh sống, có loài sống trên cao, loài sống dưới thấp hình thành nên các.
Qt khác nhau
Ổ sinh thái khác nhau
Qx khác nhau
Sinh cảnh khác nhau
Câu 3: Những sinh vật nào sau dây không thuộc nhóm sinh vật biến nhiệt?
I Vi sinh vật, II Chim, III con người, IV thực vật, V thú, VI Ếch nhái, bò sát.
I, II, IV
I, IV, VI
II, III, V
I, III, VI
Câu 4: Mỗi vùng ánh sáng đều có những tác động đặc trưng lên cơ thể sinh vật. Các tia sáng nhìn thấy được có vai trò.
Cần để tổng hợp vitamin D
Gây ra các đột biến
Tạo nguồn nhiệt sưởi ấm cho sinh vât
Tảo điều kiện cho cây xanh tổng hợp chất hữu cơ
Câu 5: Mật độ cá thể trong qt là nhân tố điều chỉnh?
Cấu trúc tuổi của quần thể
Kiểu phân bố các thể của qt
Sức sinh sản và mức tử vong của các cá thể trong qt
Mối quan hệ giữa các cá thể trong qt
Câu 6; Trong các loại môi trường sống chủ yếu của sinh vật, môi trường nào là nơi sống của phần lớn các sinh vật trên trái đất?
Môi trường trên cạn
Môi trường đất
Môi trường nước
Môi trường sinh vật
Câu 7: Khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian được gọi là?
Môi trường
Giới hạn sinh thái
ổ sinh thái
Sinh cảnh
Câu 8: Hình thức phân bố cá thể đồng đều trong qt có ý nghĩa sinh thái gì?
Các cá thể hỗ trợ nhau chống chọi với các điều kiện bất lợi của môi trường.
Các cá thể tận dụng được nguồn sống từ môi trường
Giảm sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể
Tất cả các đáp án trên
Câu 9; Sự phân tầng thẳng đứng trong qx là do
Phan bố ngẫu nhiên
Trong qx có nhiều quần thể
Nhu cấu khong đồng đều ở các quần thể
Sự phân bố các quần thể trong không gian
Cau 10: Trong HST, chuỗi thức ăn nào trong số các chuỗi thức ăn sau cung cấp năng lượng cao nhất cho con người?
Thực vật – dê- người
Thực vật – người
Thực vật – động vật phù du – cá – người
Thực vật – cá – chim – người
Câu 11: Rừng nhiệt đới khi bị chặt trắng, sau một thời gian, những loại cây nào sẽ nhanh chóng phát triển?
Cây gỗ ưa sáng
Cây thân cỏ ưa sáng
Cây bụi chịu bóng
Cây gỗ ưa bóng
Câu 12: Trong điều kiện hiện nay, tỉ số CO2/O2 thay đổi theo chiều hướng tăng lên không phải do:
Rừng trên thế giới bị thu hẹp
Lượng oxi trong khí quyển giảm dần
Đốt nhiên liệu hóa thahcj
Đất đai canh tác nông nghiệp bị cày đảo liên tục
Câu 13: Quan hệ dinh dưỡng trong qx cho biết
Mức đọ gần gũi giữa các cá thể trong qx
Con đường trao đổi vật chất và năng lượng trong qx
Nguồn thức ăn của các sinh vật tiêu thụ
Mức độ tiêu thụ chất hữu cơ của các sinh vật
Câu 13: Khả năng nào trong số các khả năng dưới đây có thể là nguyên nhân dẫn tới phân li ổ sinh thái của các loài trong qx.
Mỗi loài ăn một loại thức ăn khác nhau
Mỗi loài kiếm ăn ở vị trí khác nhau
Mỗi loài kiếm ăn vào một thời gian khác nhau trong ngày
Tất cả các khả năng trên
Câu 3: Có một loài kiến tha lá về tổ trồng nấm, kiến và nấm có mối quan hệ
Cộng sinh
Trung tính
Hội sinh
Hãm sinh
Câu 4: Mối quan hệ cạnh tranh là nguyên nhân dẫn đến
Sự suy giảm đa dạng sinh học
Sự tiến hóa của sinh vật
Mất cân bằng sinh học trong qx
Sự suy giam nguồn lợi khai thác của con người
Câu 5: Hai loài ếch cùng sống trong một hồ nước, số lượng của loài A hơi giảm còn số lượng của loài B giảm đi rất mạnh được chứng minh cho mối quan hệ.
Hội sinh
Con mồi – vật dữ
Hãm sinh
Canh tranh
Câu 7 : Diễn thế sinh thái là?
Quá trình hình thành nên một qt sinh vật mới
Qt tác động mạnh mẽ của ngoại cảnh lên qx
Quá trình biến đổi tuần tự của qx qua các giai đoạn, tương ứng với sự biến đổi của môi trường
Quá trình hình thành loài mới ưu thế hơn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Khắc Bằng
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)