Sinh 9
Chia sẻ bởi Nguyễn Tiến Cường |
Ngày 23/10/2018 |
43
Chia sẻ tài liệu: Sinh 9 thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
Chương V : DI TRUYỀN HỌC NGUỜI
Bài 28 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI
GIÁO ÁN SINH HỌC 9
I. MỤC TIÊU:
*. Kiến thức : Học xong bài này học sinh có khả năng
- Biết đuợc phương pháp nghiên cứu phả hệ.
- Vận dụng phương pháp nghiên cứu phả hệ để làm bài tập về một vài tính trạng hay đột biến ở người.
- Phân biệt được hai trường hợp sinh đôi cùng trứng và khác trứng.
- Hiểu được ý nghĩa của phương pháp nghiên cứu trẻ dồng sinh trong nghiên cứu di truyền, từ đó giải thích được một số trường hợp thường gặp.
*. Kỹ năng :
- Rèn luyện kỹ năng quan sát, so sánh, phân tích kênh hình và kỹ năng hoạt động nhóm
*. Thái độ :
- Giáo dục cho học sinh thế giới quan duy vật biện chứng
- Giáo dục ý thức học tập và lòng yêu thích bộ môn.
II. PHƯƠNG PHÁP :
- Phương pháp trực quan.
- Phương pháp dùng lời(trao đổi, thảo luận, vấn đáp).
III. PHƯƠNG TIỆN :
Giáo viên chuẩn bị :
+ Tranh vẽ các ký hiệu khác được sử dụng trong vẽ sơ đồ phả hệ.
+ Ảnh và các tư liệu về các trường hợp sinh đôi( nếu có).
- Học sinh : Tìm hiểu tư liệu, tranh ảnh có liên quan về những trường hợp sinh đôi.
I. Nghiên cứu phả hệ:
Câu 1: Giải thích các ký hiệu :
* □, ○
* □, ■, ○, ●
Câu 2: Tại sao người ta dùng đến 4 kí hiệu
để chỉ sự kết hôn giữa 2 người khác nhau về
1 tính trạng ?
Câu 1: Các ký hiệu:
* □: Chỉ nam, ○: Chỉ nữ
* □: Nam bình thường, ■: Nam bị bệnh.
○: Nữ bình thường, ●: Nữ bị bệnh.
Câu 2: Do một tính trạng có 2 trạng thái đối lập nên có 4 kiểu kết hợp:
* Cùng trạng thái: □┬○ , ■┬●
* Hai trạng thái đối lập: □┬● , ■┬○
Câu 1: Mắt nâu và mắt đen tính trạng nào trội?
Câu 2: Sự duy truyền tính trạng mắt nâu có liên quan tới giới tính hay không? Tại sao?
Câu 1: Màu mắt nâu là trội.
Câu 2: Sự di truyền màu mắt không liên quan đến giới tính. Vì ở F2 cả hai tính trạng điều biểu hiện ở cả nam và nữ.
Thảo luận nhóm:
Câu 1: Lập sơ đồ phả hệ từ P đến F1.
Câu 2: Bệnh máu khó đông do gen trội hay gen lặp qui định?
Câu 3: Sự di truyền bệnh máu khó đông có liên quan tới giới tính hay không? Tại sao?
Câu 4: Gen gây bệnh nằm trên NST giới tính nào?
Câu 1: Sơ đồ: P: □┬○
F1: ■ ○
Câu 2: Trạng thái mắc bệnh do gen lặn qui định.
Câu 3: Sự di truyền bệnh máu khó đông liên quan đế giới tính và chỉ có con là nam mới mắc bệnh.
Câu 4: Nằm trên NST giới tính X.
Phương pháp nghiên cứu phả hệ là phương pháp theo dõi sự di truyền của một tính trạng nhất định trên những người thuộc một dòng họ qua nhiều thế hệ để xác định đặc điểm di truyền của tính trạng đó.
Phương pháp nghiên cứu phả hệ là gì?
* Kết luận:
Phương pháp nghiên cứu phả hệ là phương pháp theo dõi sự di truyền của một tính trạng nhất định trên những người thuộc một dòng họ qua nhiều thế hệ để xác định đặc điểm di truyền của tính trạng đó.
II. Nghiên cứu trẻ đồng sinh:
1. Trẻ đồng sinh cùng trứng và khác trứng:
> Nhóm 1: Câu 1,2
> Nhóm 2: Câu 1,3
> Nhóm 3: Câu 1,4
Câu 1: 2 sơ đồ (a,b) giống nhau và khác ở điểm nào?
Câu 2: Tại sao trẻ sinh đôi cùng trứng đều có cùng giới tính còn trong trường hợp sinh đôi khác trứng lại không nhất thiết như vậy?
Câu 3: Đồng sinh khác trứng là gì? Những đứa trẻ đồng sinh khác trứng có thể khác nhau về giới tính hay không? Tại sao?
Câu 4: Đồng sinh cùng trứng và khác trứng khác nhau cơ bản ở điểm nào?
Câu 1: + Giống : đều tạo 2 phôi
+ Khác:
* Sơ đồ a: một trứng kết hợp với một tinh trùng tạo 1 hợp tử phát triển thành 2 phôi.
* Sơ đồ b: 2 trứng kết hợp với 2 tinh trùng tạo 2 hợp tử phát triển thành 2 phôi.
Câu 2: Vì trẻ sinh đôi cùng trứng được sinh ra từ cùng một hợp tử ( giống nhau về kiểu gen) còn trẻ sinh đôi khác trứng sinh ra từ hai hợp tử khác nhau (khác nhau về kiểu gen).
Câu3: Đồng sinh khác trứng là những trẻ được sinh ra từ những trứng khác nhau.
Những đứa trẻ đồng sinh khác trứng có thể khác nhau về giới tính vì do khác nhau về kiểu gen.
Câu 4: Sự khác nhau:
* Đồng sinh cùng trứng có cùng kiểu gen nên cùng giới.
* Đồng sinh khác trứng khác nhau về kiểu gen nên có thể cùng giới hoặc khác giới.
* Kết luận:
- Trẻ đồng sinh là trẻ sinh ra cùng một lần
- Có 2 trường hợp : + Cùng trứng
+ Khác trứng
- Sự khác nhau:
+ Đồng sinh cùng trứng có cùng kiểu gen nên đồng giới.
+ Đồng sinh khác trứng khác nhau về kiểu gen nên có thể cùng giới hoặc khác giới.
2. Ý nghĩa của nghiên cứu trẻ đồng sinh:
Nghiên cứu thông tin ở mục “Em có biết”, hình ảnh và thảo luận:
Nêu ý nghĩa của việc nghiên cứu trẻ đồng sinh?
Nghiên cứu trẻ đồng sinh giúp ta hiểu
rõ vai trò kiểu gen và vai trò môi trường
với sự hình thành tính trạng.
* Kết luận:
Nghiên cứu trẻ đồng sinh cùng trứng có thể xác định được tính trạng nào do kiểu gen quyết định là chủ yếu, tính trạng nào chịu ảnh hưởng nhiều của môi trường tự nhiên và xã hội.
* Câu hỏi:
Câu 1: Ở người, bệnh mù màu do gen a quy định nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X. Vì sao bệnh mù màu không thể di truyền thẳng từ bố cho con trai?
a. Vì con trai nhận NST giới tính Xa từ giao tử của bố và NST Y từ giao tử của mẹ.
b. Vì con trai nhận NST giới tính Xa từ giao tử của bố và mẹ.
c. Vì con trai nhận NST giới tính Xa từ giao tử của mẹ và NST Y từ giao tử của bố.
d. Vì con trai nhận NST giới tính Y từ giao tử của bố và mẹ.
Câu 2: Những trẻ đồng sinh khác trứng là:
a. Được sinh ra cùng mẹ, cùng cha nhưng vào các thời điểm khác nhau.
b. Sinh ra từ các hợp tử khác nhau nhưng được thụ tinh cùng một lúc.
c. Sinh ra từ cùng một trứng được thụ tinh bởi những tinh trùng khác nhau.
d. Sinh ra từ một hợp tử được thụ tinh giữa một trứng và một tinh trùng.
* Bài tập về nhà: Một người đàn ông bị bệnh mù màu đỏ-lục (1) kết hôn ới một phụ nữ bình thường (2) sinh được một người con gái không bị mù màu đỏ-lục (3) người con gái này lấy chồng bình thường (4) sinh được hai người con gái không bị bệnh (5,6) và một con trai bị mù màu đỏ-lục (7).
a) Dựa vào thông tin đã cho hãy lập sơ đồ phả hệ.
b) Cho biết gen qui định bệnh mù màu là trội hay lặn, có liên kết với giới tính hay không? Tại sao?
Bài 28 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI
GIÁO ÁN SINH HỌC 9
I. MỤC TIÊU:
*. Kiến thức : Học xong bài này học sinh có khả năng
- Biết đuợc phương pháp nghiên cứu phả hệ.
- Vận dụng phương pháp nghiên cứu phả hệ để làm bài tập về một vài tính trạng hay đột biến ở người.
- Phân biệt được hai trường hợp sinh đôi cùng trứng và khác trứng.
- Hiểu được ý nghĩa của phương pháp nghiên cứu trẻ dồng sinh trong nghiên cứu di truyền, từ đó giải thích được một số trường hợp thường gặp.
*. Kỹ năng :
- Rèn luyện kỹ năng quan sát, so sánh, phân tích kênh hình và kỹ năng hoạt động nhóm
*. Thái độ :
- Giáo dục cho học sinh thế giới quan duy vật biện chứng
- Giáo dục ý thức học tập và lòng yêu thích bộ môn.
II. PHƯƠNG PHÁP :
- Phương pháp trực quan.
- Phương pháp dùng lời(trao đổi, thảo luận, vấn đáp).
III. PHƯƠNG TIỆN :
Giáo viên chuẩn bị :
+ Tranh vẽ các ký hiệu khác được sử dụng trong vẽ sơ đồ phả hệ.
+ Ảnh và các tư liệu về các trường hợp sinh đôi( nếu có).
- Học sinh : Tìm hiểu tư liệu, tranh ảnh có liên quan về những trường hợp sinh đôi.
I. Nghiên cứu phả hệ:
Câu 1: Giải thích các ký hiệu :
* □, ○
* □, ■, ○, ●
Câu 2: Tại sao người ta dùng đến 4 kí hiệu
để chỉ sự kết hôn giữa 2 người khác nhau về
1 tính trạng ?
Câu 1: Các ký hiệu:
* □: Chỉ nam, ○: Chỉ nữ
* □: Nam bình thường, ■: Nam bị bệnh.
○: Nữ bình thường, ●: Nữ bị bệnh.
Câu 2: Do một tính trạng có 2 trạng thái đối lập nên có 4 kiểu kết hợp:
* Cùng trạng thái: □┬○ , ■┬●
* Hai trạng thái đối lập: □┬● , ■┬○
Câu 1: Mắt nâu và mắt đen tính trạng nào trội?
Câu 2: Sự duy truyền tính trạng mắt nâu có liên quan tới giới tính hay không? Tại sao?
Câu 1: Màu mắt nâu là trội.
Câu 2: Sự di truyền màu mắt không liên quan đến giới tính. Vì ở F2 cả hai tính trạng điều biểu hiện ở cả nam và nữ.
Thảo luận nhóm:
Câu 1: Lập sơ đồ phả hệ từ P đến F1.
Câu 2: Bệnh máu khó đông do gen trội hay gen lặp qui định?
Câu 3: Sự di truyền bệnh máu khó đông có liên quan tới giới tính hay không? Tại sao?
Câu 4: Gen gây bệnh nằm trên NST giới tính nào?
Câu 1: Sơ đồ: P: □┬○
F1: ■ ○
Câu 2: Trạng thái mắc bệnh do gen lặn qui định.
Câu 3: Sự di truyền bệnh máu khó đông liên quan đế giới tính và chỉ có con là nam mới mắc bệnh.
Câu 4: Nằm trên NST giới tính X.
Phương pháp nghiên cứu phả hệ là phương pháp theo dõi sự di truyền của một tính trạng nhất định trên những người thuộc một dòng họ qua nhiều thế hệ để xác định đặc điểm di truyền của tính trạng đó.
Phương pháp nghiên cứu phả hệ là gì?
* Kết luận:
Phương pháp nghiên cứu phả hệ là phương pháp theo dõi sự di truyền của một tính trạng nhất định trên những người thuộc một dòng họ qua nhiều thế hệ để xác định đặc điểm di truyền của tính trạng đó.
II. Nghiên cứu trẻ đồng sinh:
1. Trẻ đồng sinh cùng trứng và khác trứng:
> Nhóm 1: Câu 1,2
> Nhóm 2: Câu 1,3
> Nhóm 3: Câu 1,4
Câu 1: 2 sơ đồ (a,b) giống nhau và khác ở điểm nào?
Câu 2: Tại sao trẻ sinh đôi cùng trứng đều có cùng giới tính còn trong trường hợp sinh đôi khác trứng lại không nhất thiết như vậy?
Câu 3: Đồng sinh khác trứng là gì? Những đứa trẻ đồng sinh khác trứng có thể khác nhau về giới tính hay không? Tại sao?
Câu 4: Đồng sinh cùng trứng và khác trứng khác nhau cơ bản ở điểm nào?
Câu 1: + Giống : đều tạo 2 phôi
+ Khác:
* Sơ đồ a: một trứng kết hợp với một tinh trùng tạo 1 hợp tử phát triển thành 2 phôi.
* Sơ đồ b: 2 trứng kết hợp với 2 tinh trùng tạo 2 hợp tử phát triển thành 2 phôi.
Câu 2: Vì trẻ sinh đôi cùng trứng được sinh ra từ cùng một hợp tử ( giống nhau về kiểu gen) còn trẻ sinh đôi khác trứng sinh ra từ hai hợp tử khác nhau (khác nhau về kiểu gen).
Câu3: Đồng sinh khác trứng là những trẻ được sinh ra từ những trứng khác nhau.
Những đứa trẻ đồng sinh khác trứng có thể khác nhau về giới tính vì do khác nhau về kiểu gen.
Câu 4: Sự khác nhau:
* Đồng sinh cùng trứng có cùng kiểu gen nên cùng giới.
* Đồng sinh khác trứng khác nhau về kiểu gen nên có thể cùng giới hoặc khác giới.
* Kết luận:
- Trẻ đồng sinh là trẻ sinh ra cùng một lần
- Có 2 trường hợp : + Cùng trứng
+ Khác trứng
- Sự khác nhau:
+ Đồng sinh cùng trứng có cùng kiểu gen nên đồng giới.
+ Đồng sinh khác trứng khác nhau về kiểu gen nên có thể cùng giới hoặc khác giới.
2. Ý nghĩa của nghiên cứu trẻ đồng sinh:
Nghiên cứu thông tin ở mục “Em có biết”, hình ảnh và thảo luận:
Nêu ý nghĩa của việc nghiên cứu trẻ đồng sinh?
Nghiên cứu trẻ đồng sinh giúp ta hiểu
rõ vai trò kiểu gen và vai trò môi trường
với sự hình thành tính trạng.
* Kết luận:
Nghiên cứu trẻ đồng sinh cùng trứng có thể xác định được tính trạng nào do kiểu gen quyết định là chủ yếu, tính trạng nào chịu ảnh hưởng nhiều của môi trường tự nhiên và xã hội.
* Câu hỏi:
Câu 1: Ở người, bệnh mù màu do gen a quy định nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X. Vì sao bệnh mù màu không thể di truyền thẳng từ bố cho con trai?
a. Vì con trai nhận NST giới tính Xa từ giao tử của bố và NST Y từ giao tử của mẹ.
b. Vì con trai nhận NST giới tính Xa từ giao tử của bố và mẹ.
c. Vì con trai nhận NST giới tính Xa từ giao tử của mẹ và NST Y từ giao tử của bố.
d. Vì con trai nhận NST giới tính Y từ giao tử của bố và mẹ.
Câu 2: Những trẻ đồng sinh khác trứng là:
a. Được sinh ra cùng mẹ, cùng cha nhưng vào các thời điểm khác nhau.
b. Sinh ra từ các hợp tử khác nhau nhưng được thụ tinh cùng một lúc.
c. Sinh ra từ cùng một trứng được thụ tinh bởi những tinh trùng khác nhau.
d. Sinh ra từ một hợp tử được thụ tinh giữa một trứng và một tinh trùng.
* Bài tập về nhà: Một người đàn ông bị bệnh mù màu đỏ-lục (1) kết hôn ới một phụ nữ bình thường (2) sinh được một người con gái không bị mù màu đỏ-lục (3) người con gái này lấy chồng bình thường (4) sinh được hai người con gái không bị bệnh (5,6) và một con trai bị mù màu đỏ-lục (7).
a) Dựa vào thông tin đã cho hãy lập sơ đồ phả hệ.
b) Cho biết gen qui định bệnh mù màu là trội hay lặn, có liên kết với giới tính hay không? Tại sao?
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Tiến Cường
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)