Sinh

Chia sẻ bởi Hồ Đại Nghĩa | Ngày 27/04/2019 | 63

Chia sẻ tài liệu: Sinh thuộc Sinh học 12

Nội dung tài liệu:

1.Nhân tố tiến hóa nào sau đây làm phong phú vốn gen của quần thể?
A: Đột biến điểm.

B: Các yếu tố ngẫu nhiên.

C: Chọn lọc tự nhiên.

D: Giao phối không ngẫu nhiên.

2.Cơ sở tế bào học của hiện tượng hoán vị gen là:
A: Sự chuyển đoạn tương hỗ giữa các nhiễm sắc thể không tương đồng xảy ra ở kì đầu giảm phân 1.

B: Sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp nhiễm sắc thể tương đồng.

C: Sự phân li đồng đều của các nhiễm sắc thể tương đồng trong quá trình phát sinh giao tử.

D: Sự trao đổi chéo giữa các crômatit khác nguồn trong cặp nhiễm sắc thể kép tương đồng ở kì đầu giảm phân 1.

Hiện tượng nào sau đây phản ánh dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật không theo chu kì?
A: Ở Việt Nam, vào mùa xuân khí hậu ấm áp, sâu hại thường xuất hiện nhiều.

B: Ở Việt Nam, hàng năm vào thời gian thu hoạch lúa, ngô thì chim cu gáy thường xuất hiện nhiều.

C: Số lượng sâu hại lúa bị giảm đột ngột khi người nông dân phun thuốc trừ sâu.

D: Ở đồng rêu phương Bắc, cứ 3 năm đến 4 năm, số lượng cáo lại tăng lên gấp 100 lần và sau đó lại giảm.

4Tập hợp nào sau đây là một quần thể sinh vật
A: Tập hợp các cá thể kiến trong một tổ kiến.

B: Tập hợp các con voi ở châu Á và châu Phi.

C: Tập hợp các con cá trong một ao nuôi cá.

D: Tập hợp tất cả các vi sinh vật trên một xác chết đang bị phân hủy.

Thành tựu nào sau đây là ứng dụng của công nghệ tế bào?
A: Từ một phôi động vật, người ta có thể tạo ra nhiều con vật có kiểu gen đồng nhất.

B: Tạo chủng vi khuẩn có khả năng sản xuất hoocmôn insulin của người.

C: Tạo ra giống cà chua có gen làm chín quả bị bất hoạt.

D: Tạo ra giống cừu sản sinh prôtêin huyết thanh của người trong sữa.

Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng? (1) Chọn lọc tự nhiên không tác động vào từng gen riêng rẽ mà tác động lên toàn bộ kiểu gen. (2) Chọn lọc tự nhiên không tác động lên từng cá thể mà tác động lên cả quần thể. (3) Đột biến tạo nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình chọn lọc tự nhiên. (4) Chọn lọc tự nhiên quy định chiều hướng và nhịp điệu biến đổi tần số alen của quần thể.
Chọn câu trả lời đúng
A: 1.

B: 2.

C: 4.

D: 3.

Khi nói về hiện tượng tương tác gen, phát biểu nào sau đây đúng?
A: Tương tác gen chỉ xảy ra giữa các gen không alen với nhau.

B: Tương tác gen thực chất là do sản phẩm của các gen tương tác với nhau.

C: Tương tác gen không làm xuất hiện các kiểu hình mới ở đời con so với bố mẹ.

D: Tương tác gen là hiện tượng các gen trực tiếp tác động với nhau tạo ra kiểu hình mới.

Ở chuột, màu lông được quy định bởi một số alen, alen trội là trội hoàn toàn. Trong đó Cb - đen, Cc - kem, Cs - bạc, Cz - bạch tạng, theo thứ tự trội lặn là Cb > Cs > Cc > Cz. Dự đoán nào sau đây đúng?
A: Nếu cho cá thể lông đen × cá thể lông đen thì đời con có thể có 3 loại kiểu hình.

B: Có tối đa 5 loại kiểu gen biểu hiện thành kiểu hình lông đen.

C: Nếu cho cá thể lông đen × cá thể lông bạc thì đời con có thể có 3 loại kiểu hình.

D: Có tối đa 9 loại kiểu gen về các alen trên.

Ở một loài thực vật, cho biết: A-B- cây thân cao, A-bb, aaB- và aabb đều quy định cây thân thấp; alen D quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định hoa trắng. Diễn biến giảm phân ở quá trình sinh giao tử đực và giao tử cái như nhau. Xét phép lai P: /Bb × /Bb, thu được F1 có kiểu hình thân cao, hoa đỏ thuần chủng chiếm tỉ lệ 2,56%. Theo lí thuyết, tỉ lệ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hồ Đại Nghĩa
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)