Sinh

Chia sẻ bởi Cao Quý Hùng | Ngày 26/04/2019 | 75

Chia sẻ tài liệu: Sinh thuộc Giáo dục công dân 12

Nội dung tài liệu:

ĐỀ SỐ 1
Câu 1:
Dạng đột biến nào sau đây làm biến đổi cấu trúc của prôtêin tương ứng nhiều nhất?

A. Mất một nuclêôtit sau mã mở đầu.
B. Thêm một nuclêôtit ở bộ ba trước mã kết thúc.
C. Đảo vị trí giữa 2 nuclêôtit không làm xuất hiện mã kết thúc.
D. Thay một nuclêôtit ở vị trí thứ ba trong một bộ ba ở giữa gen.

Câu 2:
Loại đột biến nào làm thay đổi các gen trong nhóm gen liên kết này sang nhóm gen liên kết khác?

A. Đảo đoạn NST.
B. Chuyển đoạn NST.
C. Lặp đoạn NST.
D. Mất đoạn NST.

Câu 3:
Mục đích chủ yếu của kỹ thuật di truyền là:

A. Sử dụng các thành tựu nghiên cứu về axit nuclêic.
B. Sử dụng các thành tựu về di truyền vi sinh vật.
C. Chuyển một đoạn ADN từ tế bào cho sang tế bào nhận nhờ thể truyền để tổng hợp một loại prôtêin với số lượng lớn trong thời gian ngắn.
D. Tất cả đều đúng.

Câu 4:
Khi lai giữa các dòng thuần, ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở thế hệ nào?

A. F1
B. F2
C. F3
D. F4

Câu 5:
Điều nào sau đây là đúng đối với cấu trúc của quần thể tự phối?

A. Tỉ lệ dị hợp giảm, đồng hợp tăng.
B. Bao gồm các dòng thuần.
C. Tần số tương đối của các alen ở các lôcút thay đổi.
D. Tất cả giải đáp đều đúng.

Câu 6:
Điều nào đúng trong sự hình thành loài theo quan niệm của sinh học hiện đại?

A. Loài mới được hình thành từ sự tích lũy một đột biến có lợi cho sinh vật.
B. Loài mới được hình thành từ các biến dị tổ hợp ở mỗi cá thể.
C. Loài mới được hình thành từ một hay một tập hợp quần thể tồn tại trong quá trình chọn lọc tự nhiên.
D. Loài mới được hình thành bởi sự phân ly tính trạng từ một loài ban đầu dưới tác động của chọn lọc tự nhiên.

Câu 7:
Ai đã phát hiện ra tia X có thể gây ra đột biến?

A. J. Watson.
B. T.H.Morgan.
C. H.Muller.
D. Chargaff.

Câu 8:
Sự hình thành hợp tử XYY ở người là do?

A. Cặp NST giới tính XY sau khi tự nhân đôi không phân ly ở kỳ sau phân bào I của giảm phân ở bố tạo giao tử XY.
B. Cặp NST giới tính XX của mẹ sau khi tự nhân đôi không phân ly ở kỳ sau phân bào I của giảm phân tạo giao tử XX.
C. Cặp NST giới tính ở bố sau khi tự nhân đôi không phân ly ở phân bào II của giảm phân tạo giao tử YY.
D. Cặp NST giới tính của bố và mẹ đều không phân ly ở kỳ sau phân bào I của giảm phân tạo giao tử XX và XY.

Câu 9:
Thể tứ bội kiểu gen AAaa giảm phân cho các loại giao tử nào?

A. 100% Aa
B. 1 AA : 1 aa
C. 1 AA : 4 Aa : 1 aa
D. 1AA : 2Aa : 1 aa

Câu 10:
Thể truyền là gì?

A. Plasmit của vi khuẩn.
B. Thể thực khuẩn Lambda.
C. Phân tử ADN có khả năng mang gen ghép và tự nhân đôi độc lập.
D. Tất cả đều đúng.

Câu 11:
Trong quá trình tiến hóa tiền sinh học, sự kiện nào là quan trọng nhất?

A. Sự kết hợp các đại phân tử hữu cơ thành côaxecva.
B. Sự hình thành màng kép lipôprôtêin ở coaxecva.
C. Sự tạo thành hệ enzym trong coaxecva.
D. Sự tương tác giữa prôtein và axit nuclêic.

Câu 12:
Sự di truyền tín hiệu của người được thực hiện bởi:

A. ADN và sự tổng hợp prôtêin.
B. Sự sao mã và giải mã của ARN.
C. Tiếng nói và chữ viết.
D. Tất cả giải đáp đều đúng.

Câu 13:
Bệnh nào sau đây do đột biến mất đoạn NST ở người?

A. Ung thư máu.
B. Máu không đông.
C. Mù màu.
D. Hồng cầu hình liềm.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Cao Quý Hùng
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)