Sinh 6 - HKII

Chia sẻ bởi Nguyễn Mạnh Linh | Ngày 18/10/2018 | 34

Chia sẻ tài liệu: Sinh 6 - HKII thuộc Sinh học 6

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG THCSTT CÁT BÀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ
TỔ KHOA HỌC TỰ NHIÊN NĂM HỌC 2012- 2013

MÔN: SINH HỌC 6 – TIẾT 50
Thời gian làm bài: 45’( không kể thời gian giao đề)

I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN ( 3Đ)
Em hãy chọn đáp án đúng nhất trong các câu sau( từ câu 1-> câu 6) :
Câu 1: Thế nào là hiện tượng thụ phấn?
A. Hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy B. Hạt phấn tiếp xúc với hoa cái
C. Hạt phấn tiếp xúc với bầu nhụy D. Hạt phấn tiếp xúc với vòi nhụy
Câu 2: Đặc điểm của hoa tự thụ phấn?
A. Nhị và nhụy chín đồng thời B. Nhị và nhụy trên cùng một hoa
C. Có hương thơm D. Có vị ngọt
Câu 3: Tảo là thực vật bậc thấp vì:
A. Không quang hợp được B. Sinh sản sinh dưỡng
C. Cấu tạo đơn giản D. Tất cả các đáp án trên
Câu 4: Quả bồ công anh thích nghi với cách phát tán:
A. Nhờ gió B. Nhờ động vật C. Tự phát tán D. Nhờ con người
Câu 5: Loại rễ mọc ra từ thân giúp cây đứng vững là:
A. Rễ cọc B. Rễ chống C. Rễ móc D. Rễ thở
Câu 6: Rễ dương xỉ là loại rễ nào?
A. Rễ thở B. Rễ ngầm C. Rễ chống D. Rễ cọc
Câu 7: Tìm từ hoặc cụm từ điền vào chỗ trống thay cho các số 1, 2, 3,… để hoàn chỉnh các câu sau:
Mặt dưới lá già của dương xỉ có những đốm màu nâu, đó là các…( 1)…Đây là …(2)…của dương xỉ. Dương xỉ sinh sản bằng …( 3)… Nhưng túi bào tử của dương xỉ khác với túi bào tử của rêu là có …( 4)… Khi túi bào tử chín, phần đó đứt gãy, tung các hạt bào tử ra ngoài. Bào tử mọc thành…( 5)…và cây con mọc ra từ…(6)... sau quá trình thụ tinh.

II. TỰ LUẬN( 7Đ)
Câu 1:
Em hãy phân biệt các loại quả đã học?
Câu 2:
Em hãy trình bày các vai trò của tảo?
Câu 3:
Có một bạn học sinh cho rằng: hạt lạc gồm 3 phần: vỏ, phôi và chất dinh dưỡng dự trữ. Theo em câu nói của bạn có chính xác không? Vì sao?



ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM KIỂM TRA ĐỊNH KÌ
MÔN SINH HỌC 6- TIẾT 50

I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN ( 3Đ)
Mỗi ý đúng cho 0,25đ
Câu
1
2
3
4
5
6

Đáp án
A
A
C
A
B
B


Câu 7: Mỗi từ hoặc cụm từ đúng cho 0,25đ
1. Túi bào tử 2. Cơ quan sinh sản 3. Bào tử
4. Vòng cơ 5, 6. Nguyên tản

II. TỰ LUẬN( 7Đ)
Câu 1: 1,5đ
Phân loại
Quả khô
Quả thịt

Đặc điểm
- Khi chín, vỏ quả khô, cứng và mỏng 0,25đ
- Khi chín, vỏ quả mềm, chứa đầy thịt quả 0,25đ

Phân loại
+ Quả khô nẻ: khi chín vỏ quả tự nứt tung hạt ra ngoài 0,25đ
+ Quả khô không nẻ: khi chín vỏ quả không tự nứt vỏ 0,25đ
+ Quả hạch: hạt có hạch cứng bao bọc 0,25đ
+ Quả thịt: quả mềm chứa đầy thịt quả 0,25đ


Câu 2: 4đ
Vai trò của tảo:
1. Cùng với các thực vật ở nước khác, khi quang hợp tảo thải khí oxi giúp cho sự hô hấp của các động vật ở nước. 0,75đ
2. Những tảo nhỏ sông trôi nổi là nguồn thức ăn của cá và nhiều động vật ở nước khác. 0,75đ
3. Tảo có thể dùng làm thức ăn cho người và gia súc, ví dụ: tảo tiều cầu( có nhiều chất đạm và một ít vitamin C, B12), rau diếp biển, rau câu... 0,75đ
4. Một số tảo được dùng làm phân bón, làm thuốc, nguyên liệu dùng trong công nghiệp như làm hồ dán, làm giấy, thuốc nhuộm... 0,75đ
5. Tảo cũng có thể gây hại: một số tảo đơn bào sinh sản quá nhanh gây hiện tượng “nước nở hoa”, khi chết làm ô nhiễm nguồn nước gây chết cá; tảo xoắn, tảo vòng khi sống ở ruộng lúa nước có thể quấn lấy gốc cây làm lúa khó đẻ nhánh. 1đ
Câu 3: 1,5đ
Mỗi ý
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Mạnh Linh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)