SIÊU BÃO Thế Gioi & BÃO VN.ppt

Chia sẻ bởi Phạm Huy Hoạt | Ngày 27/04/2019 | 85

Chia sẻ tài liệu: SIÊU BÃO Thế Gioi & BÃO VN.ppt thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

NHỮNG KỈ LỤC
CỦA SIÊU BÃO
TRÊN THẾ GIỚI
VÀ BÃO Ở VIỆT NAM
Giới thiệu
Đất nước ta càng ngày càng hứng phải hứng chịu nhiều cơn bão khủng khiếp. Chúng ta sắp phải chống chọi với siêu bão HaiYan- Cơn bão được dự báo kinh khủng nhất thế giới và là bão mạnh nhất với nước ta trong khoảng vài thế kỉ qua. Vậy:
- Siêu bão là gì ? Ai đặt tên cho các cơn bão tàn ác ấy những tên mĩ miều như Mariana, Nina,…Hải Yến ?
- Những siêu bão kinh hoàng nhất trên thế giới con lưu sử sách là những cơn bão nào?
- Những cơn bão đáng nhớ gần đây ở VN ?
Tài liệu này sưu tầm một số thông tin giúp bạn giải đáp các câu hỏi trên
Bão và
“Siêu bão” ?
Bão nhiệt đới: TB 63 km/h.
Bão nhiệt đới dữ dội: sức gió trung bình 89 km/h.
Bão cuồng phong (typhoon): sức gió trung bình đạt 119 km/h
Siêu bão cuồng phong (super typhoon): khi gió trung bình trên mức 190 km/h, theo cơ quan khí tượng Hong Kong.
Còn theo quy định của Trung tâm Cảnh báo bão hải quân Mỹ thì khu vực Tây Thái Bình Dương (khu vực có Việt Nam), khi bão đạt mức gió trên 213 km/h được gọi là siêu bão (Super Typhoon).
Tên gọi các cơn bão & siêu bão
Khi một cơn bão xuất hiện, các tổ chức khí tượng sẽ đặt cho chúng một tên. Đối với ổ bão tây bắc Thái Bình Dương (nơi có bão đổ bộ vào VN), tên bão được Trung tâm Khí tượng hải quân Mỹ (đặt tại đảo Guam) chuẩn bị.
Các tên bão trước đây thường đặt theo tên của các nữ thần hoặc tên của những phụ nữ xinh đẹp phương Tây do các thủy thủ sống lâu ngày trên biển thường xuyên mơ đến (!). Về sau, tên bão được đa dạng hóa hơn với tên của người, động vật, thực vật.
Từ năm 2000, mỗi quốc gia trong số 14 quốc gia thành viên của Tổ chức Khí tượng thế giới (trong đó có VN) thuộc khu vực tây bắc Thái Bình Dương góp 10 tên để đặt cho các cơn bão xuất hiện trong khu vực. VN đóng góp 10 tên gồm tên các địa danh nổi tiếng, tên các loài động vật quí hiếm và tên các loài hoa là Halong, Bavi, Vamco, Songda, Conson, Sơnca, Saola, Saomai, Lekima, Trami.
Siêu bão có tên Haiyan (Hải Yến) do Trung Quốc đặt
Từ năm 2008 khi cơn bão số 6 mang tên quốc tế Hagupit (dùi cui) đi vào khu vực Bắc Biển Đông Việt Nam với sức gió của nó đạt 120 hải lý (knot) tưõng đưõng với cấp 4 của thang bão Saffir-Simpson thì Việt Nam bắt đầu sử dụng cấp 13 - 17 khi đã nâng nó lên cấp ngưỡng đầu tiên của siêu bão là cấp 15.
Siêu bão Vera tháng 9/1959
Cơn bão tiếp tục quét thẳng về phía Đông Bắc và gần như phá nát thành phố đông đúc Nagoya. Thống kê thiệt hại sau cơn bão khiến không ít người bàng hoàng, khi 5.098 người thiệt mạng và 38.000 người khác bị thương
Siêu bão Vera là cơn bão mạnh nhất trong lịch sử Nhật Bản đã từ biển tiến vào vùng lãnh thổ phía Đông Nam
Bão Bhola tháng 12/1970 - Bão gây thiệt hại lớn nhất
Bhola năm 1970 tại Bangladesh. Cơn bão hủy diệt này đã cướp đi sinh mạng của 500.000 người dân, làm 100.000 người mất tích, xóa sổ nhiều làng mạc, nhà cửa, khiến hàng chục nghìn gia đình rơi vào cảnh tang thương, hàng trăm nghìn người mất người thân và trở nên vô gia cư, không nơi nương tựa.
Bão Bhola được ghi nhận là cơn bão có sức hủy diệt gây ra hậu quả nặng nề nhất trong lịch sử hiện đại của nhân loại
Siêu bão Nina tháng 8/1975
Là một trong những cơn bão nguy hiểm nhất châu Á được lịch sử ghi nhận, bão Nina hoành hành chỉ trong thời gian rất ngắn nhưng vô cùng mạnh mẽ ở Trung Quốc, đã cướp đi mạng sống của khoảng 100.000 người. Cơn bão đã khiến tổng số 62 con đập bị vỡ, trong đó có đập Banquiao ở tỉnh Hà Nam, khiến hàng ngàn người bị nước lũ cuốn trôi và nhiều triệu người khác lâm vào tình cảnh mất nhà cửa.
Siêu bão Nina lương mưa lớn nhất tại Trung Quốc
1.  Siêu bão TIP (1979),Bão mạnh nhất.
Cho đến nay, siêu bão TIP diễn ra ở khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương vào ngày 12/10/1979 vẫn giữ kỷ lục mạnh nhất, với sức gió  đạt 305km/h.
Siêu bão TIP cũng giữ kỷ lục về đường kính ảnh hưởng lớn nhất khi nó bao phủ một vùng đường kính đến 2.200km, với sức gió ở rìa cũng đạt đến 60km/h.
Bão TIP, chụp từ vệ tinh
Siêu bão Megi
Bão Megi vào biển Đông đêm 18/10/2010
Là cơn bão mạnh nhất 20 năm qua ở Thái Bình Dương, khi đổ bộ vào Philippines với cấp 14 mạnh lên thành cấp 15, đã làm ít nhất 10 người chết, hơn 3.000 dân đã phải đi sơ tán.
Tại Việt Nam, cơn bão mạnh nhất đổ bộ trong 10 năm qua là bão Xangsane năm 2006. Với cấp 13, bão đã làm hơn 60 người chết, hơn 200.000 căn nhà bị sập và tốc mái, gần 800 tàu chìm, hư hại. Tổng thiệt hại ước tính ít nhất là 10.000 tỷ đồng. Riêng thiệt hại của Đà Nẵng đã lên tới 5.300 tỷ đồng. Thành phố Đà Nẵng khi đó, bão đã kéo lùi tốc độ phát triển của thành phố tới 10 năm.

siêu bão Megi. Ảnh Phapluattp
Bão John năm 1994, bão kéo dài nhất.
Bão John năm 1994 ở Thái Bình Dương giữ 2 kỷ lục về đường đi dài nhất và thời gian hoạt động lâu nhất. Bão hình thành từ ngày 11/8 và đến ngày 10/9 mới tan, di chuyển trên một quãng đường dài 13.000km, từ Đông sang Tây và quay về vùng trung tâm Thái Bình Dương.
Siêu bão Morakot tháng 8/2009
Cơn bão đã gây ra lượng mưa kỉ lục tại Đài Loan, khiến lũ lụt xảy ra trên diện rộng kèm theo lở đất, làm khoảng 600 người thiệt mạng. Sau siêu bão Morakot, chính phủ Đài Loan đã cảnh giác cao độ trong công tác phòng chống thiên tai bão lụt
Siêu bão Marie tháng 9/1954
Cơn bão này đổ bộ vào Nhật Bản tháng 9/1954 với sức tàn phá vô cùng lớn. Cơn bão tràn qua hòn đảo Hokkaido nằm ở cực bắc Nhật Bản.
Tổng số người thiệt mạng bởi siêu bão Marie là 1.361 người, ngoài ra còn có 400 người khác mất tích.
Siêu Bão Forrest, Bão tăng cường độ nhanh nhất
Siêu bão Forrest ở Tây Bắc Thái Bình Dương hồi tháng 9/1983.
Nó giảm áp đột ngột từ 976hPa (đơn vị áp suất bão) xuống còn 876hPa trong chưa đầy 24 giờ để đẩy sức gió từ 120 lên 285km/h.
Rất nhiều Đài KTTV khong kịp dự báo
3. Siêu bão Sandy (2012) mạnh nhất với nước Mĩ
Siêu bão Sandy là cơn bão mạnh nhất tấn công Hoa Kỳ trong vòng 100 năm qua, gây mưa lớn, ngập lụt trên một khu vực trải dài khoảng 1.290 km với 50 triệu dân, trong đó 7,4 triệu gia đình, cơ quan và doanh nghiệp phải chịu cảnh mất điện, 1 triệu người phải sơ tán.
Ngày 30/10/2012, Tổng thống Mĩ đã phải công bố tình trạng thảm họa lớn ở tiểu bang New York. 
Ít nhất người ta đã xác nhận có 119 người chết khắp Bahamas, Caribbean, Canada, và Hoa Kỳ, do bão gây ra
Siêu bão Utor tháng 8/2013
La cơn bão mới đây nhất – siêu bão Utor đã tiến vào Biển Đông với sức gió giật cấp 16, cấp 17.  Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 14, cấp 15 (tức là từ 150 đến 183km một giờ), giật cấp 16, cấp 17. Tại Philippines, siêu bão Utor gần phía Đông Bắc Phillipine đã khiến ít nhất 47 ngư dân mất tích và hơn 7.500 hành khách bị kẹt lại các bến tàu.
Tại TQ, Siêu bão Utor cũng gây ra gió và mưa lớn tại các thành phố trên đảo Hải Nam và Hong Kong. Một số phương tiện đã bị gió bão thổi bay.
Siêu bão Jelawat của Nhật Bản
25/9 – 28/9/2013 hình thành từ vùng biển phía đông của bán đảo Luzon (Phi lippin), mạnh cấp 16, giật cấp 18 - cấp 19 đã đổi hướng di chuyển hướng lên phía bắc, tiến về vùng biển của Nhật Bản. siêu bão này đã tiến sát eo biển Bashi rồi di chuyển hướng lên phía bắc, tiến về vùng biển của Nhật Bản.
Bão & siêu bão ảnh hưởng
trực tiếp tại Việt Nam
Siêu bão ở Hải Phòng tháng 10/1881
Cơn bão với VN được ghi lại sớm nhất là cơn bão đổ bộ vào Hải Phòng tháng 10/1881 chỉ đạt sức gió ở cấp 13-14, chưa là gì so với những siêu bão ngày nay. Thế nhưng, cơn bão đó đã cướp đi sinh mạng của khoảng 300.000 người dân ở Hải Phòng. Số liệu này được một tờ báo uy tín của Việt Nam kiểm chứng qua Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương không thể xác định được con số chính xác, nhưng cũng không phủ nhận.
Cơn bão Damrey (2005)
 Các cơn bão nhiệt đới, trong mùa bão ở Thái Bình Dương năm 2005 có tên Damrey bằng tiếng Khmer. Đó là cơn bão mạnh nhất vào Việt Nam trong khoảng thời gian từ 1996 đến 2005. Tại Việt Nam, gọi là cơn bão số 7/2005, đã làm nhiều đoạn đê ở các tỉnh ven biển bị vỡ. Tổng thiệt hại ở Việt Nam do cơn bão gây ra do nhà cửa bị đổ, đường xá bị phá hỏng, hoa màu bị hư hại, các ao đầm nuôi thuỷ sản bị vỡ, 68 người chết & mất tich
 Trung Quốc ước tính thiệt hại do bão Damrey gây ra đối với đảo Hải Nam khoảng 13,4 triệu nhân dân tệ (1,6 triệu USD). Tuy nhiên tờ China Daily dự tính thiệt hại lên tới 10 tỷ tệ (1,2 tỷ USD), trong đó có tính đến sự hư hỏng của khoảng 10.000 ngôi nhà.
Cơn bão số 7 (Damrey) tàn phá tan hoang khu du lịch Đồ Sơn, Hải Phòng
Bão Xangsane (2006)
Bão Xangsane (theo tiếng Lào có nghĩa là "con voi lớn", gọi là Milenyo tại Philippines) hoặc bão 18W là một cơn bão rất mạnh được hình thành từ vùng biển phía đông Philippines vào cuối tháng 9 năm 2006. Khi vào biển Đông, Việt Nam, còn gọi là bão số 6. Bão đã ảnh hưởng lớn đến Việt Nam, mà nhất là các tỉnh miền Trung.
Tại Việt Namđã có 59 người bị chết, 7 người mất tích do trận bão khủng khiếp này cũng như các trận lũ sau đó. Ngoài ra, khoảng 527 người bị thương, gần 16.000 nhà sập, hơn 25.000 nhà tốc mái và 52.000 nhà bị ngập trong nước, gần 579 tàu thuyền hư hại. Ước tính tổng số thiệt hại hơn 10.000 tỷ đồng
Tại Philippines là cơn bão thứ 13 tấn công, Thủ đô Manila bị thiệt hại nặng vì bão, ngày 28 và 29 tháng 9 là hai ngày liên tục mà các văn phòng, trường học phải đóng cửa.
Cơn bão Hagupit (dùi cui) 2008
Từ 21/9-23/9/2008, cơn bão Hagupit (có nghĩa “Dùi cui”, do Philippines đặt tên) ở vào khoảng 17,3 độ vĩ Bắc; 126 độ kinh Đông, cách đảo Luzon (Philippines) khoảng 430km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 11, cấp 12 (tức là từ 103 đến 133km một giờ), giật trên cấp 12.
Vì thế, đây chưa phải là siêu bão..
Sau khi hoành hành ở Philipines, sáng 24/9, Hagupit kèm theo mưa to và gió lớn đã tràn vào Ma Cao, Hongkong & Đông Nam TQ.
Siêu bão Megi
Bão Megi vào biển Đông đêm 18/10/2010
Là cơn bão mạnh nhất 20 năm qua ở Thái Bình Dương, khi đổ bộ vào Philippines với cấp 14 mạnh lên thành cấp 15, đã làm ít nhất 10 người chết, hơn 3.000 dân đã phải đi sơ tán.
Tại Việt Nam, cơn bão mạnh nhất đổ bộ trong 10 năm qua là bão Xangsane năm 2006. Với cấp 13, bão đã làm hơn 60 người chết, hơn 200.000 căn nhà bị sập và tốc mái, gần 800 tàu chìm, hư hại. Tổng thiệt hại ước tính ít nhất là 10.000 tỷ đồng. Riêng thiệt hại của Đà Nẵng đã lên tới 5.300 tỷ đồng. Thành phố Đà Nẵng khi đó, bão đã kéo lùi tốc độ phát triển của thành phố tới 10 năm.

siêu bão Megi. Ảnh Phapluattp
Cơn bão nhiệt đới Nock-ten
Bão Nock-ten đã tàn phá Philippin 26 -27/7 2013, trước khi tiến vào biển Đông.Ít nhất 25 người đã thiệt mạng và 31 người khác đang mất tích
Bão Nock-ten đổ bộ lên Philippines (tại Việt Nam gọi là bão số 3) là một cơ bão nhiệt đới mạnh ảnh hưởng đến miền bắc Philipines. Đây là cơn bão thứ 8 được đặt tên và là cơn bão mạnh thứ 4 trong mùa bão Thái Bình Dương 2011. Tên gọi được đặt theo loài chim Lào. Cơn bão này đã tràn qua Philipin, đảo Hải Nam TQ từ ngày 30/7 đến 31/7/2011.
Bão đã làm 41 người thiệt mạng tại Philippines và khiến hơn 27.000 người phải di tản tại TQ. Cơn bão đã khiến hơn 57 người thiệt mạng và gây thiệt hại hơn 99 triệu đô la Mỹ.
Siêu bão Bopha
2012

Bopha là cơn bão mạnh nhất từng đổ bộ vào Philippines ,bão được xếp hạng 5 siêu bão với sức gió 260 km/h. Bopha đổ bộ vào đất liền Mindanao vào cuối ngày 3/12. Đến 5/12/2012, đi vào biển Đông, cường độ bão duy trì ở cấp 12, giật cấp 13, 14 (cấp bão Việt Nam)
nhà bị tàn phá sau trận bão Bopha ở Compostela Valle
Siêu bão Haiyan(Hải Yến)
Cơn bão được dự báo là lớn nhất trong lịch sử nhân loại, cũng sẽ đổ vào nước ta. chiều 8/11, siêu bão Haiyan đi vào miền Trung Philippines, sức gió 184-201 km/h (cấp 16), giật trên cấp 17. Tối cùng ngày, theo Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn Trung ương, siêu bão đi vào biển Đông..
"Siêu bão Haiyan có sức mạnh hủy diệt, sẽ kéo đổ sập nhà cấp 3 - 4, nhà xưởng dựng bằng khung thép”, Giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn T.Ư, ông Bùi Minh Tăng, cho biết.
Dự báo, 13h ngày 9/11, siêu bãocách đảo Song Tử Tây (quần đảo Trường Sa) khoảng 210 km, sức gió cấp 16
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Huy Hoạt
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)