SGK Tin 9
Chia sẻ bởi Bùi Thị Hải Yến |
Ngày 06/11/2018 |
33
Chia sẻ tài liệu: SGK Tin 9 thuộc Tin học 9
Nội dung tài liệu:
Chương I
Mạng máy tính và Internet
Bài 1. Từ máy tính đến mạng máy tính
1. Vì sao cần mạng máy tính?
Ngày nay, máy tính có thể giúp ta thực hiện nhiều công việc khác nhau như soạn thảo văn bản (thư từ, thời gian biểu, đơn từ, công văn,...), hỗ trợ tính toán, lập chương trình giải các bài toán, lưu trữ thông tin (tranh ảnh, hình vẽ, bản nhạc, các tài liệu,...) hoặc chạy các phần mềm phục vụ công việc, học tập hay giải trí.
Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng máy tính, người dùng thường nảy sinh có nhu cầu trao đổi dữ liệu hoặc các phần mềm.
Với các máy tính đơn lẻ, ta có thể sao chép dữ liệu hay phần mềm nhờ các thiết bị nhớ như thiết bị nhớ flash, đĩa CD-ROM,... Tuy nhiên, cách chia sẻ thông tin này không hiệu quả khi hai máy tính ở cách xa nhau, nhất là hoặc khó thực hiện khi thông tin cần trao đổi có dung lượng lớn.
Cùng với việc trao đổi thông tin, trong nhiều trường hợp người dùng còn có nhu cầu dùng chung các tài nguyên máy tính như dữ liệu, phần mềm, máy in, máy quét, bộ nhớ,... từ nhiều máy tính.
Mạng máy tính có thể giúp giải quyết các vấn đề trên một cách thuận tiện và nhanh chóng.
2. Khái niệm mạng máy tính
a) Mạng máy tính là gì?
Một cách đơn giản, mạng máy tính được hiểu là tập hợp các máy tính được kết nối với nhau theo một phương thức nào đó thông qua các phương tiện truyền dẫn tạo thành một hệ thống cho phép người dùng chia sẻ tài nguyên như dữ liệu, phần mềm, máy in, máy fax,...
Hình 1. Các kiểu kết nối mạng cơ bản
b) Các thành phần của mạng
Các thành phần chủ yếu của mạng bao gồm:
(Xuân nói mỹ thuật thêm hộ một hình LAN vào đây, có chú thích ba thành phần đầu trên hình nhé!)
Các thiết bị đầu cuối như máy tính, máy in,... kết nối với nhau tạo thành mạng. Hiện nay, ngày càng có nhiều loại thiết bị có khả năng kết nối vào mạng máy tính như điện thoại di động, ti vi, máy tính cầm tay,...
Môi trường truyền dẫn cho phép các tín hiệu truyền được qua đó. Môi trường truyền dẫn có thể là các loại dây dẫn, sóng điện từ, bức xạ hồng ngoại, sóng truyền qua vệ tinh,...
Các thiết bị kết nối mạng (thiết bị mạng) như vỉ mạng, hub, bộ chuyển mạch (switch), môđem, bộ định tuyến (router),... Các thiết bị này có nhiệm vụ cùng môi trường truyền dẫn kết nối các thiết bị đầu cuối trong phạm vi mạng. Tuỳ thuộc vào yêu cầu của từng mạng mà hệ thống các thiết bị này có thể khác nhau. (lưu ý: đã thay đổi trật tự hai đoạn trên!)
Giao thức truyền thông (protocol) là tập hợp các quy tắc quy định cách trao đổi thông tin giữa các thiết bị gửi và nhận dữ liệu trên mạng. Đây là một thành phần không thể thiếu của bất kì mạng máy tính nào.
Hình 2. Một số thiết bị
Mạng máy tính và Internet
Bài 1. Từ máy tính đến mạng máy tính
1. Vì sao cần mạng máy tính?
Ngày nay, máy tính có thể giúp ta thực hiện nhiều công việc khác nhau như soạn thảo văn bản (thư từ, thời gian biểu, đơn từ, công văn,...), hỗ trợ tính toán, lập chương trình giải các bài toán, lưu trữ thông tin (tranh ảnh, hình vẽ, bản nhạc, các tài liệu,...) hoặc chạy các phần mềm phục vụ công việc, học tập hay giải trí.
Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng máy tính, người dùng thường nảy sinh có nhu cầu trao đổi dữ liệu hoặc các phần mềm.
Với các máy tính đơn lẻ, ta có thể sao chép dữ liệu hay phần mềm nhờ các thiết bị nhớ như thiết bị nhớ flash, đĩa CD-ROM,... Tuy nhiên, cách chia sẻ thông tin này không hiệu quả khi hai máy tính ở cách xa nhau, nhất là hoặc khó thực hiện khi thông tin cần trao đổi có dung lượng lớn.
Cùng với việc trao đổi thông tin, trong nhiều trường hợp người dùng còn có nhu cầu dùng chung các tài nguyên máy tính như dữ liệu, phần mềm, máy in, máy quét, bộ nhớ,... từ nhiều máy tính.
Mạng máy tính có thể giúp giải quyết các vấn đề trên một cách thuận tiện và nhanh chóng.
2. Khái niệm mạng máy tính
a) Mạng máy tính là gì?
Một cách đơn giản, mạng máy tính được hiểu là tập hợp các máy tính được kết nối với nhau theo một phương thức nào đó thông qua các phương tiện truyền dẫn tạo thành một hệ thống cho phép người dùng chia sẻ tài nguyên như dữ liệu, phần mềm, máy in, máy fax,...
Hình 1. Các kiểu kết nối mạng cơ bản
b) Các thành phần của mạng
Các thành phần chủ yếu của mạng bao gồm:
(Xuân nói mỹ thuật thêm hộ một hình LAN vào đây, có chú thích ba thành phần đầu trên hình nhé!)
Các thiết bị đầu cuối như máy tính, máy in,... kết nối với nhau tạo thành mạng. Hiện nay, ngày càng có nhiều loại thiết bị có khả năng kết nối vào mạng máy tính như điện thoại di động, ti vi, máy tính cầm tay,...
Môi trường truyền dẫn cho phép các tín hiệu truyền được qua đó. Môi trường truyền dẫn có thể là các loại dây dẫn, sóng điện từ, bức xạ hồng ngoại, sóng truyền qua vệ tinh,...
Các thiết bị kết nối mạng (thiết bị mạng) như vỉ mạng, hub, bộ chuyển mạch (switch), môđem, bộ định tuyến (router),... Các thiết bị này có nhiệm vụ cùng môi trường truyền dẫn kết nối các thiết bị đầu cuối trong phạm vi mạng. Tuỳ thuộc vào yêu cầu của từng mạng mà hệ thống các thiết bị này có thể khác nhau. (lưu ý: đã thay đổi trật tự hai đoạn trên!)
Giao thức truyền thông (protocol) là tập hợp các quy tắc quy định cách trao đổi thông tin giữa các thiết bị gửi và nhận dữ liệu trên mạng. Đây là một thành phần không thể thiếu của bất kì mạng máy tính nào.
Hình 2. Một số thiết bị
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Bùi Thị Hải Yến
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)