SGK Tin 12 - Chương 3, 4
Chia sẻ bởi Phan Thanh Tân |
Ngày 25/04/2019 |
32
Chia sẻ tài liệu: SGK Tin 12 - Chương 3, 4 thuộc Tin học 12
Nội dung tài liệu:
Chương III
Hệ Cơ sở dữ liệu quan hệ
Mô hình dữ liệu quan hệ;
Cơ sở dữ liệu quan hệ;
Bảng, thuộc tính, khoá, liên kết;
Thao tác với CSDL quan hệ.
§10. Cơ sở dữ liệu QUAN Hệ
1. Mô hình dữ liệu
Như đã biết ở chương I, việc xây dựng và khai thác một hệ CSDL thường được tiến hành qua một số bước và có sự tham gia của nhiều người với mức hiểu biết khác nhau về CSDL. Để có thể nghiên cứu và phát triển các ứng dụng CSDL, cộng đồng những người làm việc trong lĩnh vực CSDL cần trao đổi với nhau về những yếu tố sau đây của một hệ CSDL:
Cấu trúc dữ liệu;
Các thao tác, phép toán trên dữ liệu;
Các ràng buộc dữ liệu.
Với một hệ QTCSDL cụ thể, như Access chẳng hạn, ta có thể dùng ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu của hệ QTCSDL này để mô tả ba yếu tố nêu trên của một hệ CSDL. Tuy nhiên ở bước thiết kế, độc lập với hệ QTCSDL, ta cần mô tả ba yếu tố đó ở mức cao hơn (trừu tượng). Nghĩa là ta cần mô tả CSDL ở mức mô hình dữ liệu.
Mô hình dữ liệu là một tập khái niệm dùng để mô tả cấu trúc dữ liệu, các thao tác dữ liệu, các ràng buộc dữ liệu của một CSDL.
Theo các mức mô tả chi tiết về CSDL, có thể phân chia các mô hình dữ liệu thành hai loại:
Mô hình lôgic;
Mô hình vật lí.
Các mô hình lôgic (còn gọi là mô hình dữ liệu bậc cao) cho mô tả CSDL ở mức khái niệm và mức khung nhìn, mô tả bản chất lôgic của dữ liệu được lưu trữ. Các mô hình vật lí (còn gọi là mô hình dữ liệu bậc thấp) cho mô tả CSDL ở mức vật lí, trả lời cho câu hỏi "Dữ liệu được lưu trữ như thế nào?".
Có nhiều mô hình dữ liệu bậc cao nhưng ở đây ta chỉ đề cập đến mô hình dữ liệu quan hệ vì cho đến nay đó là mô hình phổ biến nhất trong thực tế xây dựng các ứng dụng CSDL.
2. Mô hình dữ liệu quan hệ
Mô hình dữ liệu quan hệ (gọi tắt là mô hình quan hệ) được E. F. Codd đề xuất năm 1970. Trong khoảng ba mươi năm trở lại đây, các hệ CSDL xây dựng theo mô hình quan hệ được dùng rất phổ biến. Trong mô hình quan hệ:
Về mặt cấu trúc: Dữ liệu được thể hiện trong các bảng. Mỗi bảng bao gồm các hàng và các cột thể hiện thông tin về một chủ thể. Các cột biểu thị các thuộc tính của chủ thể và tên cột thường là tên của thuộc tính. Mỗi hàng biểu thị cho một cá thể, gồm một bộ các giá trị tương ứng với các cột. Các thuật ngữ thuộc tính, bộ và bảng còn có các tên gọi khác tương ứng là trường, bản ghi và quan hệ.
Về mặt thao tác trên dữ liệu: Có thể cập nhật dữ liệu như thêm, xoá hay sửa bản ghi trong một bảng. Các kết quả tìm kiếm thông tin qua truy vấn dữ liệu có được nhờ thực hiện các thao tác trên dữ liệu.
Về mặt các ràng buộc dữ liệu: Dữ liệu
Hệ Cơ sở dữ liệu quan hệ
Mô hình dữ liệu quan hệ;
Cơ sở dữ liệu quan hệ;
Bảng, thuộc tính, khoá, liên kết;
Thao tác với CSDL quan hệ.
§10. Cơ sở dữ liệu QUAN Hệ
1. Mô hình dữ liệu
Như đã biết ở chương I, việc xây dựng và khai thác một hệ CSDL thường được tiến hành qua một số bước và có sự tham gia của nhiều người với mức hiểu biết khác nhau về CSDL. Để có thể nghiên cứu và phát triển các ứng dụng CSDL, cộng đồng những người làm việc trong lĩnh vực CSDL cần trao đổi với nhau về những yếu tố sau đây của một hệ CSDL:
Cấu trúc dữ liệu;
Các thao tác, phép toán trên dữ liệu;
Các ràng buộc dữ liệu.
Với một hệ QTCSDL cụ thể, như Access chẳng hạn, ta có thể dùng ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu của hệ QTCSDL này để mô tả ba yếu tố nêu trên của một hệ CSDL. Tuy nhiên ở bước thiết kế, độc lập với hệ QTCSDL, ta cần mô tả ba yếu tố đó ở mức cao hơn (trừu tượng). Nghĩa là ta cần mô tả CSDL ở mức mô hình dữ liệu.
Mô hình dữ liệu là một tập khái niệm dùng để mô tả cấu trúc dữ liệu, các thao tác dữ liệu, các ràng buộc dữ liệu của một CSDL.
Theo các mức mô tả chi tiết về CSDL, có thể phân chia các mô hình dữ liệu thành hai loại:
Mô hình lôgic;
Mô hình vật lí.
Các mô hình lôgic (còn gọi là mô hình dữ liệu bậc cao) cho mô tả CSDL ở mức khái niệm và mức khung nhìn, mô tả bản chất lôgic của dữ liệu được lưu trữ. Các mô hình vật lí (còn gọi là mô hình dữ liệu bậc thấp) cho mô tả CSDL ở mức vật lí, trả lời cho câu hỏi "Dữ liệu được lưu trữ như thế nào?".
Có nhiều mô hình dữ liệu bậc cao nhưng ở đây ta chỉ đề cập đến mô hình dữ liệu quan hệ vì cho đến nay đó là mô hình phổ biến nhất trong thực tế xây dựng các ứng dụng CSDL.
2. Mô hình dữ liệu quan hệ
Mô hình dữ liệu quan hệ (gọi tắt là mô hình quan hệ) được E. F. Codd đề xuất năm 1970. Trong khoảng ba mươi năm trở lại đây, các hệ CSDL xây dựng theo mô hình quan hệ được dùng rất phổ biến. Trong mô hình quan hệ:
Về mặt cấu trúc: Dữ liệu được thể hiện trong các bảng. Mỗi bảng bao gồm các hàng và các cột thể hiện thông tin về một chủ thể. Các cột biểu thị các thuộc tính của chủ thể và tên cột thường là tên của thuộc tính. Mỗi hàng biểu thị cho một cá thể, gồm một bộ các giá trị tương ứng với các cột. Các thuật ngữ thuộc tính, bộ và bảng còn có các tên gọi khác tương ứng là trường, bản ghi và quan hệ.
Về mặt thao tác trên dữ liệu: Có thể cập nhật dữ liệu như thêm, xoá hay sửa bản ghi trong một bảng. Các kết quả tìm kiếm thông tin qua truy vấn dữ liệu có được nhờ thực hiện các thao tác trên dữ liệu.
Về mặt các ràng buộc dữ liệu: Dữ liệu
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phan Thanh Tân
Dung lượng: |
Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)