Semina
Chia sẻ bởi Đỗ Thị Thắm |
Ngày 18/03/2024 |
41
Chia sẻ tài liệu: semina thuộc Lý luận chính trị
Nội dung tài liệu:
TRƯỜNG ĐH KINH DOANH CÔNG NGHỆ HÀ NỘI
“KHOA KẾ TOÁN”
CHUYÊN ĐỀ : SEMINA KINH TẾ VĨ MÔ – LẦN 2
Sử dụng lý thuyết về kinh tế vi mô luận giải vấn đề “ được mùa mất giá”: Liên hệ với thực tiễn; Theo em để giải quyết tồn tại trên cần thực thi những biện pháp gì.
Giáo viên Hướng dẫn : …………
Lớp: 11LTTD – KT04
Nhóm 5:
1.Đỗ Minh Sắc -MSSV: 14300557
2.Tạ thị Phượng -MSSV: 14300555
3.Nguyễn Thị thảo -MSSV: 14301088
4.Nguyễn Mạnh Tiến -MSSV: 14300566
5.Đoàn thị Hồng Ánh -MSSV: 14300002
Việt Nam có rất nhiều ngành hàng nông sản, từ: Lúa gạo, cà phê, cho đến thủy, hải sản... Các ngành hàng này đang đóng vai trò như những xương sống của ngành nông nghiệp trong nước. Tuy đã đạt được nhiều thành tựu không nhỏ, nhưng về bản chất, các ngành hàng nông sản vẫn còn mang nhiều đặc trưng của một nền sản xuất nông nghiệp tự cấp, tự túc. Khi bước vào nền sản xuất hàng hoá, hầu hết các ngành hàng nông sản trong nước luôn gặp rất nhiều khó khăn. do đó nông sản xuất khẩu sẽ gặp những vấn đề chung như “giá thất thường”và người dân thường không vui khi được mùa. điệp khúc “được mùa, mất giá” của nông sản Việt Nam luôn là vấn đề lặp đi lặp lại .
Cụ thể việc xuất khẩu gạo
Biến động của Giá XK, Lượng XK và Doanh thu XK qua các năm
Giá giảm vào các năm 2000, 2001 và 2003 kéo theo tổng doanh thu giảm cho
thấy “được mùa” không phải là “tin vui” đối với nông dân.
Ngược lại, giá tăng năm 2002 và 2004 lại làm tăng doanh thu cho thấy “giá cả
biến động thất thường” khó dự đoán.
Khi nông sản “được mùa thì mất giá”
Người nông dân không vui khi được mùa
Cần chiến lược dài hơi để chấm dứt tình trạng nông sản "được mùa, mất giá" như hiện nay
Những chiến dịch rộng rãi kêu gọi sự chung tay của toàn xã hội trong “giải cứu” dưa hấu rồi đến hành tím… vừa qua cũng phần nào bước đầu khắc phục khó khăn ban đầu cho người nông dân. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là những biện pháp “tình thương”, giải pháp "tấm lòng" mang tính chất tình thế, là hoạt động mang tính nhân đạo từ thiện. Và xét đến cùng, việc hỗ trợ như vậy cũng không phù hợp với quy luật của kinh tế thị trường.
Đối với ngành hàng nông sản, biểu hiện thường thấy, đồng thời là căn bệnh kinh niên nhiều năm qua chính là: Được mùa, mất giá; được giá, mất mùa; trồng nhiều rồi chặt, hết chặt lại trồng ồ ạt... Vì thế, cho đến nay, các ngành hàng nông sản chưa bao giờ thực sự phát triển bền vững. Và... chúng ta vẫn ở tình thế loay hoay trong điệp khúc “được mùa,mất giá này
Thực tế cho thấy, việc áp dụng công nghệ sản xuất trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản mặc dù có được cải thiện nhưng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu thực tế đặt ra. Ngoài ra, quá trình tổ chức sản xuất trong nông nghiệp hiện nay vẫn chủ yếu theo mô hình hộ cá thể, gây khó khăn trong nâng cao năng lực sản xuất và ứng dụng khoa học - công nghệ, xây dựng chuỗi giá trị. Đặc biệt, sự liên kết giữa "4 nhà" còn nhiều bất cập và hạn chế; trong đó, vai trò nhạc trưởng là Nhà nước vẫn chưa thể hiện mạnh mẽ, chưa phân rõ trách nhiệm, nhất là trách nhiệm của địa phương trong việc xây dựng và thực hiện quy hoạch sản xuất trên thực tế.
ĐỂ GIẢI QUYẾT TỒN TẠI TRÊN CẦN THỰC THI NHỮNG BIỆN PHÁP SAU
- Bình ổn Lượng xuất khẩu qua các năm, để lượng cung tăng khi “được mùa” không tác động làm giảm giá trên thị trường. Vì theo quy luật, cung tăng sẽ làm giảm giá và làm giảm Tổng doanh thu xuất khẩu.
- Biện pháp bình ổn có thể là:
+ Thu mua phần dư thừa do được mua
+ Tăng cường đầu tư máy móc thiết bị chế biến sản phẩm nông sản
- Tìm thị trường mới để tiêu thụ lượng cung tăng từ “được mùa” .
- Điều chỉnh cơ cấu nông nghiệp phù hợp với cầu thị trường nước ngoài và trong nước.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đỗ Thị Thắm
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)