Sếchxpia
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Huyền Thương |
Ngày 21/10/2018 |
22
Chia sẻ tài liệu: sếchxpia thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
SÊCHXPIA
Thời hậu Phục hưng. Sinh ra trong một gia đình khá giả, cha là thương nhân len dạ, có thời kì được bầu làm thị trưởng thành phố quê hương (1568), nhưng dần dần sa sút. Sêchxpia học trung học ở tỉnh nhà, sau đó theo học một thời gian ngắn ở Đại học Ocxfơt (Oxford). Ngoài 20 tuổi, Sêchxpia sống ở Luân Đôn và bắt đầu tham gia hoạt động sân khấu, từ chỗ làm chân giữ ngựa ở cửa rạp, làm vai nhắc vở, tiến đến làm diễn viên và sáng tác kịch bản. Cũng thời gian này, Sêchxpia quen biết bá tước Xaothamtơn (Southampton) là người hào hiệp giúp đỡ ông rất nhiều. Năm 1601, Xaothamtơn bị kết tội dấy loạn chống triều đình nữ hoàng Êlizabet, do đó Sêchxpia cũng lao đao một thời gian. Năm 1599, Sêchxpia đã thành lập Nhà hát Địa cầu; 10 năm sau (1609), ông cho diễn kịch ở rạp hát có mái che
SÊCHXPIA
Blachfơraiơ (Blackfriars), đó là những sự kiện quan trọng, vì trước đó kịch thường biểu diễn ở ngoài trời. Khoảng 1612, Sêchxpia từ giã sân khấu về sống ở quê nhà. Sự nghiệp sáng tác của Sêchxpia khá đồ sộ. Về thơ có: “Vinơt và Ơđâunit” (1593), “Vụ cưỡng hiếp Lucrixơ” (1594), tập thơ trữ tình gồm 154 bài xonê (1593 - 97), in năm 1609. Về kịch có 37 vở.
Nội dung các vở kịch của ông là sự xung đột hoá những mâu thuẫn xã hội tồn tại trước cuộc Cách mạng Anh thế kỉ 17. Các vở hài kịch “Giấc mộng đêm hè” (1595), “Nhiều sự ồn ào từ chỗ không đâu” (1598), vv. mang tính lạc quan đầy sức sống. Các vở kịch biên niên sử “Richơt III” (1593), “Henry IV” (1598 - 99) phản ánh sự khủng hoảng dữ dội của chế độ phong kiến. Các vở bi kịch: “Hamlet” (1601), “Ôtenlô” (1605), “Macbet” (1606) đánh dấu đỉnh cao sáng tác của ông với sự diễn tả dày đặc và sâu sắc những mâu thuẫn gay gắt của xã hội, vấn đề muôn thuở của con người như cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, giữa tình yêu muôn thuở và sự hận thù đố kị, giữa ánh sáng và bóng tối đã được nâng lên thành những giá trị nhân bản của con người làm nên giá trị nhân đạo trong kịch của ông. Các vở bi kịch lấy đề tài từ lịch sử La Mã như “Juliut Xêda” (1599), “Ăngtoan và
Clêôpat” (1607), “Criơlâynơt” (1607) đặt ra những vấn đề chính trị xã hội có ý nghĩa thời đại. Bên cạnh đó, Sêchxpia còn viết một số vở kịch theo xu hướng lãng mạn, thông qua sự dẫn dắt hành động kịch và sự giải quyết xung đột kịch một cách lạc quan. Vd. các vở “Chuyện cổ tích mùa đông” (1611), “Bão táp” (1612). Kịch của Sêchxpia phong phú về thể loại. Tính hiện thực sâu sắc và tập trung thể hiện sự phản ánh cuộc sống trong những mâu thuẫn xã hội, những vấn đề của thời đại.Tiếp thu những nguyên lí mĩ học của kịch cổ đại, đồng thời mở rộng và đẩy chúng lên đỉnh cao của kịch Phục hưng, Sêchxpia đã sáng tạo nên những bi kịch đầy hấp dẫn, mang đến cho khán giả và độc giả những lo âu và sợ hãi, những thương cảm và xúc động.Cuối cùng là sự thanh lọc tâm hồn qua sức mạnh và sự
sự truyền cảm của một chủ nghĩa nhân đạo chân chính. Nhân vật kịch Sêchxpia với khuynh hướng ý chí mạnh mẽ, dục vọng mãnh liệt, dấu ấn cá nhân đậm nét, tính khái quát xã hội cao đã trở thành những điển hình bước từ văn chương nghệ thuật vào giữa cuộc sống đời thường (“Hamlet”, “Ôtenlô”, “Vua Lia”, “Ôphêlia”, “Macbet”). Mac K. và Enghen F. đánh giá Sêchxpia là đỉnh cao của nghệ thuật kịch nhân loại và khuyên các nhà viết kịch Đức hãy học tập Sêchxpia, hãy Sêchxpia hoá trong sáng tác kịch.
thân ái chào tạm biệt
Thời hậu Phục hưng. Sinh ra trong một gia đình khá giả, cha là thương nhân len dạ, có thời kì được bầu làm thị trưởng thành phố quê hương (1568), nhưng dần dần sa sút. Sêchxpia học trung học ở tỉnh nhà, sau đó theo học một thời gian ngắn ở Đại học Ocxfơt (Oxford). Ngoài 20 tuổi, Sêchxpia sống ở Luân Đôn và bắt đầu tham gia hoạt động sân khấu, từ chỗ làm chân giữ ngựa ở cửa rạp, làm vai nhắc vở, tiến đến làm diễn viên và sáng tác kịch bản. Cũng thời gian này, Sêchxpia quen biết bá tước Xaothamtơn (Southampton) là người hào hiệp giúp đỡ ông rất nhiều. Năm 1601, Xaothamtơn bị kết tội dấy loạn chống triều đình nữ hoàng Êlizabet, do đó Sêchxpia cũng lao đao một thời gian. Năm 1599, Sêchxpia đã thành lập Nhà hát Địa cầu; 10 năm sau (1609), ông cho diễn kịch ở rạp hát có mái che
SÊCHXPIA
Blachfơraiơ (Blackfriars), đó là những sự kiện quan trọng, vì trước đó kịch thường biểu diễn ở ngoài trời. Khoảng 1612, Sêchxpia từ giã sân khấu về sống ở quê nhà. Sự nghiệp sáng tác của Sêchxpia khá đồ sộ. Về thơ có: “Vinơt và Ơđâunit” (1593), “Vụ cưỡng hiếp Lucrixơ” (1594), tập thơ trữ tình gồm 154 bài xonê (1593 - 97), in năm 1609. Về kịch có 37 vở.
Nội dung các vở kịch của ông là sự xung đột hoá những mâu thuẫn xã hội tồn tại trước cuộc Cách mạng Anh thế kỉ 17. Các vở hài kịch “Giấc mộng đêm hè” (1595), “Nhiều sự ồn ào từ chỗ không đâu” (1598), vv. mang tính lạc quan đầy sức sống. Các vở kịch biên niên sử “Richơt III” (1593), “Henry IV” (1598 - 99) phản ánh sự khủng hoảng dữ dội của chế độ phong kiến. Các vở bi kịch: “Hamlet” (1601), “Ôtenlô” (1605), “Macbet” (1606) đánh dấu đỉnh cao sáng tác của ông với sự diễn tả dày đặc và sâu sắc những mâu thuẫn gay gắt của xã hội, vấn đề muôn thuở của con người như cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, giữa tình yêu muôn thuở và sự hận thù đố kị, giữa ánh sáng và bóng tối đã được nâng lên thành những giá trị nhân bản của con người làm nên giá trị nhân đạo trong kịch của ông. Các vở bi kịch lấy đề tài từ lịch sử La Mã như “Juliut Xêda” (1599), “Ăngtoan và
Clêôpat” (1607), “Criơlâynơt” (1607) đặt ra những vấn đề chính trị xã hội có ý nghĩa thời đại. Bên cạnh đó, Sêchxpia còn viết một số vở kịch theo xu hướng lãng mạn, thông qua sự dẫn dắt hành động kịch và sự giải quyết xung đột kịch một cách lạc quan. Vd. các vở “Chuyện cổ tích mùa đông” (1611), “Bão táp” (1612). Kịch của Sêchxpia phong phú về thể loại. Tính hiện thực sâu sắc và tập trung thể hiện sự phản ánh cuộc sống trong những mâu thuẫn xã hội, những vấn đề của thời đại.Tiếp thu những nguyên lí mĩ học của kịch cổ đại, đồng thời mở rộng và đẩy chúng lên đỉnh cao của kịch Phục hưng, Sêchxpia đã sáng tạo nên những bi kịch đầy hấp dẫn, mang đến cho khán giả và độc giả những lo âu và sợ hãi, những thương cảm và xúc động.Cuối cùng là sự thanh lọc tâm hồn qua sức mạnh và sự
sự truyền cảm của một chủ nghĩa nhân đạo chân chính. Nhân vật kịch Sêchxpia với khuynh hướng ý chí mạnh mẽ, dục vọng mãnh liệt, dấu ấn cá nhân đậm nét, tính khái quát xã hội cao đã trở thành những điển hình bước từ văn chương nghệ thuật vào giữa cuộc sống đời thường (“Hamlet”, “Ôtenlô”, “Vua Lia”, “Ôphêlia”, “Macbet”). Mac K. và Enghen F. đánh giá Sêchxpia là đỉnh cao của nghệ thuật kịch nhân loại và khuyên các nhà viết kịch Đức hãy học tập Sêchxpia, hãy Sêchxpia hoá trong sáng tác kịch.
thân ái chào tạm biệt
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Huyền Thương
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)