SD mã lệnh trong thiết kế GAĐT

Chia sẻ bởi Hoàng Đình Huỳnh | Ngày 29/04/2019 | 74

Chia sẻ tài liệu: SD mã lệnh trong thiết kế GAĐT thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Sử dụng mã lệnh khi làm GAĐT
Trong thiết kế GAĐT, đặc biệt là khi thiết kế các trò chơi nhất là trò chơi ô chữ không phải ai cũng làm ngay được. Việc thiết kế trò chơi cũng rất phong phú
Thường thì để thiết kế được một trò chơi ô chữ người thiết kế phải dùng nhiều slide (trang), mỗi trang là nội dung của một ô chữ của một câu hỏi hay một câu trả lời
Người thiết kế phải tạo hiệu ứng, sử dụng các liên kết giữa các trang nhưng hiệu quả sử dụng vẫn không cao. Bởi vì làm theo cách này việc chọn các câu hỏi thường phải theo một trình tự nhất định, khó có thể chọn ngẫu nhiên được.
Có ít nhất hai cách để thiết kế trò chơi ô chữ mà chỉ cần với một trang trình chiếu bạn có thể diễn tả đầy đủ nội dung của ô chữ
Cách 1: Bạn thiết kế các ô chữ bình thường có thể các ô chữ, các đối tượng được đặt chồng lên nhau. Sau đó bạn tạo hệu ứng cho chúng
Sử dụng mã lệnh khi làm GAĐT
Hộp thoại bên cạnh hiện ra
Tiếp theo bạn vào Slide Show chọn Custom Animation
Nhấn chọn
Sử dụng mã lệnh khi làm GAĐT
Bạn nhấn chọn như hình trên. Hộp thoại tiếp theo hiện ra
Kích vào đây
Bạn nhấn chọn Timing
Hộp thoại tiếp theo hiện ra
Bạn chọn Triggers
Nhấn vào đây
Tiếp theo bạn chọn Start effect on Click of…
Trong hộp màu xanh bạn kích vào mũi tên thả xuống để chọn đối tượng bạn làm nút điều khiển để điều khiển đối tượng khác.
Nhấn vào đây
Tóm lại quá trình trên có ý nghĩa như sau: Khi trình chiếu ta kích chuột vào đối tương A (hoặc đối tượng A được trình chiếu) thì đối tượng B hay một nhóm đối tương B được trình chiếu ngay sau đó.
Xem bài “Trò chơi ô chữ” môn công nghệ 9 (trong trang web này) hoặc bạn “Kích vào đây”
Sử dụng mã lệnh khi làm GAĐT
Cách 2: Dùng mã lệnh. Đây là một công cụ mạnh để thiết kế trò chơi ô chữ (Sử dụng ngôn ngữ lập trình trong PowerPoint)
Trước hết bạn vào View/tootbars/Control Toolbox để lôi thanh Control Toolbox ra ngoài (xem hình bên)
Một hộp thoại tiếp theo hiện ra
Ta có thể dùng chuột kéo rê đưa nó lên thanh công cụ
Nhấn chọn vào đây
Hộp Label
Hôp Text Box
Ta chú ý đến hộp Text Box, hộp này dùng để hiện các câu hỏi hay câu trả lời. Hộp này cũng có thể nhập thêm ký tự ngay khi đang trình chiếu.
Hộp Label dùng để hiện các ô chữ, các câu hỏi hay câu trả lời
Chẳng hạn ta cần thiết kế một ô chữ như sau
Hộp Command Button
Hộp Command Button dùng làm nút lệnh điều khiển.
Để tạo ô chữ ta nhấn chuột vào nút Label, sau đó dùng chuột đặt ô chữ vào nơi bạn cần thể hiện (cách làm này giống như bạn tạo một ô văn bản)
Nhấn chuột vào đây
Ô lalel vừa tạo có tên mặc định là Label1, lúc này bạn kích chuột phải vào ô Label1
Chọn Properties để thay đổi các thuộc tính của ô này cho phù hợp
Nhấn chuột phải vào đây
Nhấn chọn
Hộp thoại tiếp theo hiện ra (xem hình dưới)
Ta chú ý một số chức năng trong hộp thoại này
(Name): Ở đây tên mặc định là Label1, bạn nên đổi lại là L11 (ta hiểu rằng ô này ở dòng một và là ô thứ nhất của dòng ấy). Các ô khác bạn cũng đặt tên tương tự là L12, L13,…, L21, L22, L23, …
Như ô chữ trên thì chúng ta có tất cả 43 ô và được đặt tên từ L11 đến L610
BackColor: Mầu nền
foreColor: mầu chữ
Font: Phông chữ
Caption: Nội dung của ô chữ, ở đây mặc định là Label1 ta nên xoá nội dung này
Muốn chọn mầu nền bạn kích vào BackColor. Ở ô bên cạnh hiện ra một mũi tên thả xuống, bạn chọn một mầu phù hợp
Các chức năng khác ta cũng làm tương tự như chọn mầu chữ, phông chữ, cỡ chữ… Chú ý rằng ta định dạng tương đối hoàn chỉnh ở ô đầu tiên còn các ô tiếp theo ta chỉ cần sao chép lại
Ta chọn ô vừa tạo, nhấn chuột phải vào đó rồi chọn Copy. Kích chuột ra chỗ khác, nhấn chuột phải rồi chọn Paste
Bạn dùng chuột dịch chuyển để được ô chữ như hình bên
Bạn nhấn chuột vào từng ô để đặt lại tên cho chúng như đã nói ở trên
Tiếp theo bạn nhấn vào nút Text Box (hoặc Label), chọn vị trí đặt nó làm nơi hiện các câu hỏi
Bạn cũng thay đổi các thuộc tính của ô này như đã làm ở các ô Label. Ở đây ta chọn ô Label và đặt tên ô này là L0.
Bạn tạo thêm 7 ô Label nữa để hiện từ chìa khoá, bạn đặt tên cho chúng lần lượt là L1 đến L7. Bạn cũng có thể tạo các ô ở đầu mỗi dòng để khi kích chuột vào thì hiện câu hỏi và các ô ở cuối các dòng để khi kích chuột vào thì hiện câu trả lời (ta nên dùng nút Command Button). Ở đây ta sử dụng luôn các ô đầu tiên và ô cuối cùng ở ngay dòng đấy.
Bạn muốn khi trình chiếu nếu kích chuột vào ô L11 thì câu hỏi sẽ hiện ra ở ô L0 thì làm như sau
Nhấn đúp chuột vào đây
Nhấn đúp chuột vào ô L11, một hộp thoại hiện ra như sau:
Bạn chú ý rằng nội dung của câu hỏi cũng như câu trả lời phải được đặt trong dấu “”
Ý nghĩa của lệnh trên là khi trình chiếu nếu kích chuột vào ô L11 thì ở ô L0 sẽ hiện lên dòng chữ : Tên một loại thiết bị đóng cắt mạch điện?
Đánh vào đây nội dung sau: L0 =“Tên một loại thiết bị đóng cắt mạch điện?”
Nếu ta chọn ô L17 để làm nút trả lời thì ta nhấn đúp chuột vào ô L17, một hộp thoại hiện ra
Nhấn đúp chuột vào đây
Gõ vào đây
L11 = “C”
L12 = “Ô”
L13 = “N”
L14 = “G”
L15 = “T”
L16 = “Ắ”
L17 = “C”
Bạn gõ vào nội dung sau:
Lênh này có nghĩa khi trình chiếu nếu kích chuột vào ô L17 thì ở ô L11 sẽ hiện lên chữ C, ở ô L12 sẽ hiện lên chữ Ô, …, ở ô L17 sẽ hiện lên chữ C
Mời bạn xem hình sau:
Với các câu hỏi khác bạn cũng làm tương tự
Chú ý:
Nội dung của câu lệnh bao giờ cũng nằm giữa “Private Sub _Click()” và “End Sub”
Bạn có thể sử dụng cấu trúc If ….. Then để trộn các từ chìa khoá, thay đổi mầu nền mầu chữ.
Nếu máy tính của bạn đặt chế độ an ninh cao thì sau khi tắt máy khởi động lại đôi khi không chạy chương trình này được. Bạn nên nhờ người có kĩ thuật đặt lại chế độ an ninh cho phù hợp.
Chúc các bạn thành công.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hoàng Đình Huỳnh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)