Sau hai rau
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Ngọc Vân |
Ngày 18/03/2024 |
13
Chia sẻ tài liệu: sau hai rau thuộc Sinh học
Nội dung tài liệu:
DANH SÁCH NHÓM 1
Nguyễn Hà Anh
Nguyễn Thị Cúc B
Nguyễn Thị Hương B
Nguyễn Thị Hảo
Phan Thị Châu Loan
Phan Thị Thất
Nguyễn Thị Ngọc Vân
SÂU HẠI RAU
1. Sâu tơ (Plutella xylostella Linnaeus)
Họ: Ngài rau (Plutellidae)
Bộ: Cánh vảy (Lepidoptera)
Sâu tơ còn gọi là sâu đu, sâu dù hay sâu kén mỏng…
Sâu tơ là loại sâu hại có hầu hết các vùng trồng rau khác nhau trong họ Hoa thập tự (họ Cải). Đặc biệt gây hại nặng cho các loại rau như bắp cải, su hào,súp lơ… Ngoài ra, sâu còn phá hoại một số cây họ cà như khoai tây,cà chua…
1.1. Đặc điểm hình thái
Trưởng thành: Bướm sâu tơ nhỏ, thân dài khoảng 6-7 mm, sải cánh rộng 12-15mm, màu nâu xám. Từ chân cánh đến góc sau có một dải màu nhạt hơn hình nhấp nhô, khi đậu cãnh xếp xiên hình mái nhà, cuối đốt cánh hơi cao lên,mép ngoài cánh có lông dài
Trứng: Hình bầu dụcmàu vàng xanh dài khoảng 4-5mm.
Sâu non: màu xanh nhạt dài 9-10mm, mỗi đốt đều có lông nhỏ, phía trước mép ngoàicủa phần gốc chân bụng có một ụ lông tròn, trên đó có 3 lông nhỏ. Trên mảnh cứng của lông ngực trước có những chấm xếp thành hình chữ U.
Nhộng: Màu vàng nhạt dài 5-6mm, mắt rất rõ. Nhộng được bọc trong kén mỏng màu trắng.
1.2. Đặc điểm sinh vật và quy luật phát sinh gây bệnh.
Bướm sâu tơ hoạt động ít vào ban ngày thường ẩn náu ở nơi kín đáo hoặc dưới lá, chiều tối mới bay ra giao phối, ngài hoạt động mạnh vào lúc chập tối đến nửa đêm. Bướm sau khi vũ hoá thường giao phối ngay và sau 1-2 ngày thì đẻ trứng, mỗi ngài cái đẻ trung bình 10-400quả.
Trứng được đẻ phân tán hoặc cụm vào 1 chổ thành từng ổ từ 10-50 quả ở mặt dưới lá, hai bên gân lá hoặc chổ lõm trên lá.
Sâu non mới nở ra đục lỗ nhỏ ở mặt dưới lá chui đầu vào ăn mô lá để chừa lại biểu bì. Cuối tuổi 2trở đi sâu gặm thủng lá tạo thành nhiều lỗ thủng. Sâu non có 4 tuổi khi đẫy sức nhả tư kết kén ngay trên lá để hoá nhộng ở bên trong
Sâu non có khả nặng chịu đựng được độ dao động của nhiệt độ từ 10-400C. Ở nhiệt độ 20-300C vòng đời của sâu tơ từ 21-31 ngày, nhiệt độ từ 15-200C vòng đời của sâu tơ là 40 ngày. Vòng đời của sâu tơ phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường.
Trưởng thành sâu tơ có khả năng qua đông ở nhiệt độ dưới 00C thời gian 2-3 tháng và cũng có khả năng di chuyển xa, ở nhiều nơi trên thế giới bướm có thể di cư trong cự li 3000km.
Đặc biệt sâu tơ là một loại sâu có khả năng kháng thuốc cao.
1.3. Biện pháp phòng trừ.
Biện pháp sinh học phòng trừ sâu tơ: là bảo tồn và lợi dụng các loại sinh vật có ích trên ruộng rau, đặc biệt là các loại ký sinh như ong Apanteles aciculatus (ký sinh sâu non), Brasiliensis (ký sinh trứng), nhóm ăn thịt như nhện Oxyopes javanus, P. milvina, kiến ba khoang Ophionea… Nhóm VSV gây bệnh như nấm Erynia blunchii, Erinia…Hoặc sử dụng các loại thuốc vi sinh như BT.
Biện pháp canh tác: Sâu tơ có tính ăn hẹp nên ta có thể luân canh xen canh rau họ cải với các loại rau khác họ như hành, tỏi, cà chua, cây lương thực… hoặc chọn giống kháng sâu đưa vào sản xuất. Sau khi thu hoạch phải dọn sạch tàn dư của cây, đưa ra khỏi ruộng tiêu hủy hoặc ủ làm phân bón để tiêu diệt trứng, sâu non... Nên trồng xen thêm như cà chua, hành, tỏi... để xua đuổi con trưởng thành đến đẻ trứng. Nên tưới rau bằng vòi phun mưa vào buổi chiều mát để ngăn cản việc giao phối của con trưởng thành và rửa trôi bớt trứng, sâu non.
Biện pháp hoá học:
Trước khi bưng cây ra trồng nên phun một đợt thuốc trên vườn ươm hoặc húng cây con vào dung dịch thuốc trừ sâu để tiêu diệt sâu, nhộng, trứng đang tồn tại trên cây giống.Sâu tơ có khả năng kháng thuốc rất nhanh, vì thế để giảm bớt áp lực kháng thuốc của sâu, bà con phải sử dụng luân phiên nhiều loại thuốc như: Sec Saigon 5ME hoặc 10ME, Sherzol 205EC, Sapen-Alpha 5EW... Để hạn chế tính kháng thuốc, có thể sử dụng những chế phẩm sinh học như: Biocin 16WP hoặc 8000SC, Olong 55WP, Bacterin BT-WP, Xentari 35WDG... Thường xuyên kiểm tra ruộng, khi thấy mật số sâu tơ tăng nhanh phải phun thuốc diệt trừ kịp thời.
2. Rệp hại rau.
Có nhiều loại rệp muội phá rau nhưng trong đó có 3 loại chính là rệp Brevicỏyne brassicae; rệp Myzus persicae và rệp Rhopalosiphum pseudobrassicar thuộc họ Rệp muội (Aphididae). Các loại rệp này có thể gây hại trên nhiều loại cây khác nhau nhưng phá hoại chủ yếu vẫn là trên các loại rau họ hoa Thập tử.
2.1. Đặc điểm hình thái.
Mỗi loại rệp có màu sắc khác nhau: có loại màu hồng đào, có loại màu xanh phớt hồng, có loại màu xanh xám... Rệp
... Rệp có hai loại: có cánh và không có cánh. Trưởng thành có kích thước chiều dài thân khoảng từ 1,4 đến 2,2mm.
2.2. Đặc điểm sinh vật và quy luật phát sinh gây hại.
Rệp đẻ con tuy nhiên nếu gặp điều kiện không thuận lợi thì rệp đẻ trứng, diều kiện ở Việt Nam rệp thường đẻ con. Nếu gặp điều kiện không thuận lợi rệp không cánh sẻ mọc cánh di chuyển đến chỗ khác. Rệp rất phàm ăn,chúng thường bám ở tất cả các bộ phận trên mặt đất của cây rau và dùng voi châm qua lớp biểu bì để chích dịch cây
Vòng đời của rệp dài hay ngắn phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường: ở nhiệt độ khoảng 90C rệp hoàn thành một vòng đời là 17,5 ngày; nếu nhiệt độ khoảng 280C thì vòng đời chưa đến 5 ngày. Mỗi rệp cái đẻ trung bình từ 50-80 con, với điều kiện ở nước ta môi năm có thể xuất hiện 20-30 lứa. Hằng năm số lượng rệp thường tăng vào mùa xuân và mùa thu, giảm vào mùa hè và mùa đông.
2.3. Biện pháp phòng trừ.
Quá trình sinh trưởng của rệp phụ thuộc rất nhiều vào nhiệt độ, chế độ gió mưa...đồng thời rệp cũng có rất nhiều thiên địch như bọ
Trong phòng trừ có thể kết hợp và áp dụng các biện pháp:
Bố trí trồng rau với một mật độ thích hợp nhằm kìm hãm sự phát triển của rệp.
Trước khi trồng phải làm vệ sinh, dọn sạch cỏ dại, đặc biệt là các cây cải dại, các cây rau còn sót của vụ trước.
Tưới nước vừa đủ và đúng lúc, khi cần thiết mới phun thuốc Trebon, Actara...
3. Bọ nhảy sọc cong vỏ lạc (Phyllotreta vittata Fabr).
Họ: Ánh kim (Chrysomelidae)
Bộ: Cánh cứng (Coleoptera)
3.1. Phân bố và cây chủ.
Bọ nhảy sọc cong vỏ lạc là loại sâu thuộc họ Ánh kim hại trên rau họ hoa thập tự ở nước ta và nhiều nước trên thế giới.
3.2. Triệu chứng và nức độ gây hại.
Trưởng thành của bọ nhảy ăn lá tạo thành các lỗ nhỏ li ti, khi mật độ cao có thể ăn hết cả gân lá
làm cho lá rau xơ xác. Sâu non ăn hại rễ và củ hoặc dễ gây bệnh thối gốc, thối củ. Tuy sâu nhỏ bé nhưng thường có số lượng lớn, khi sâu phát sinh nhiều có thể gây tác hại nghiêm trọng.
3.3. Hình thái.
Trưởng thành có kích thước dài 1-2,4mm, hình bầu dục toàn thân màu đen bóng. Trên cánh có 8 hàng chấm lỗ dọc canh và 2 vân sọc hình củ lạc màu trắng. đốt đùi chân sau to khoẻ giúp cho sâu trưởng thành nhảy xa. Con cái có kích thước cơ thể lớn hơn con đực.
Trứng hình bầu dục dài 3mm, màu vàng sữa
Sâu non đẫy sức dài 4mm hình ống tròn, màu vàng nhạt, sâu non có 3 đôi chân sau rất dài, đốt cuối cùng có 2 gai lồi ra.
3.4. Tập quán sinh sống và quy luật phát sinh gây hại.
Bọ trưởng thành nhảy xa và bay khoẻ thường phá hoại nhiều lúc sáng sớm và chiều mát. buổi trưa sâu trưởng thành ẩn nấp vào nơ râm mát, dưới mặt lá gần mặt đất. Trời mưa to sâu ít hoạt động.
Bọ trưởng thành ăn hại ở lá và đẻ trứng chủ yếu trong đất cánh rễ chính trên dưới 3cm, có khi đẻ trứng ngay trên thân cây ở ngay gần sát mặt đất.
. Một con cái đẻ 25-200 trứng. Giai đoạn từ khi vũ hoá đến khi đẻ trứng, tuy theo diều kiện có thể từ 15-79 ngày và đẻ trứng khoảng 30-45 n gày.
Trong điều kiện nhiệt độ khoảng 260C và độ ẩm không khí trên 80% trứng phát duc 4-8 ngày. Sâu non ăn rễ cây làm cho cây bị còi, có khi héo hoặc bị thối. Sâu non có 3 tuổi, khi đẫy sức sâu làm nhộng ngay trên đất ở độ sâu 3-7cm.
Quy luật phát sinh gây hại của sâu có liên quan đến một số yếu tố ngoại cảnh:
Từ 100C sâu bắt đầu phá hại và mức độ phá hại tăng dần khi nhiệt độ tăng dần đến 30-340C, từ 340C trở lên sâu ít hoạt động và tìm
nơi ẩn náu. NHiệt độ thích hợp để trứng phát triển từ 25-260C, nhiệt độ khởi điểm phát dục của trứng là 120C, của sâu non và nhộng là 110C.
Độ ẩm không khí từ 80% trở lên thích hợp, dưới 80% không có ảnh hưởng gì rõ rệt đến số lượng trứng và tỷ lệ sâu sống, khi mưa nhiều bọ nhảy đẻ ít và trứng nở ít.
Chúng gây hại nhiều từ tháng 9 đến tháng 4 trên rau vụ đông xuân nhưng gây hại nặng nhất là tháng 2-3, từ tháng 4-9 bọ nhảy thường ở các cây dại họ hoa thập tự và nhiều cây trồng khác.
3.5. Biện pháp phòng trừ.
Để phòng trừ bọ nhảy hại rau, có thể dùng nhiều loại thuốc khác nhau trong đó có nhóm thuốc lân hữu cơ có hiệu lực tốt.
Ngoài ra, việc luân canh giữa rau họ hoa thập tự với các loại đậu khác hay với cây trồng nước, làm tốt công tác vệ sinh đồng ruộng, diệt cây dại họ hao thập tự (mùa hè) cũng có tác dụng hạn chế số lượng sâu phát triển.
4. Sâu đục quả đậu rau (Maruca testulalis).
Họ: Ngài sáng (Pyraliidae)
Bộ: Cánh vảy (Lepidoptera)
Ở Việt Nam, loài M.testulalis xuất hiện quanh năm và gây hại chủ yếu các cây họ đậu
như đậu đũa, đậu bở, đậu xanh, đậu vàng, đậu đen... Thiệt hại do sâu đục quả gây ra trung bình khoảng 10-15%, có khi tới 40%.
4.1. Đặc điểm hình thái.
- Trưởng thành: Bướm có thân màu vàng xán, dài 10-13mm, cánh trước hẹp dài, cánh rộng 25-26cm, màu giống màu thân giữa cánh có những khoang trong suốt không phủ vảy. Cánh sau phần lớn không phủ vảy gần như trong suốt.
-Trứng: Hình bầu dục, màu trắng ngà.
-Sâu non: Toàn thân màu trắng ngà, lưng và bụng có nhiều đốm nâu mờ xếp thẳng hàng, các đốt giữa hơi phình rộng hơn so với hai đầu, đẫy sức dài khoảng 17 cm.
-Nhộng: Mới háo nhộng có màu xanh nhạt, sau chuyển sang màu nâu vàng, phía đầu nhộng hơi lớn, thon dần về phía sau. Nhộng được bao trong kén mỏng.
4.2. Đặc điểm sinh vật và quy luật gây hại.
- Bướm thường đậu dưới các lá cây hay bụi cỏ, khi động bay từng đoạn ngắn rồi hạ xuống đậu vào các cây khác.
- Bướm thường đẻ rải rác 1-3 quả trên hoa, quả hoặc lá đậu.
- Sau 1-3 ngày, trứng nở thành sâu non nằm trên hoa hoặc lá, thường nhả tơ cuốn các hoa hoặc lá sát lại với nhau tạo thành tổ nằm ở bên trong gặm hoa, ăn chât xanh cảu lá. Nếu cây có quả non saqau ăn cuống hoặc đục quả chui hẳn vào trong ăn thịt quả, sâu ăn và thải phân trong quả làm quả dễ bệnh thối và rụng, mỗi quả thường có 1-3 sâu non.
-Khi đẫy sức sâu chui ra khỏi quả, hoá nhộng trong các lá
lá khô dưới gốc hay ngay trên cây.
-Sâu đục quả có thể phát sinh gây hại quanh năm. Ở Miền Bắc sâu thường gây hại nặng từ tháng 11-3 năm sau trên đậu đỗ vụ đông – xuân và tháng 5-6 vụ hè. Ở Miền Nam sâu thường xuất hiên và gây hại vào đầu mùa mưa.
Ngoài tác hại trực tiếp làm giảm năng suất sâu còn làm giảm chất lượng thẩm mĩ của quả.
4.3. Biện pháp phòng trừ.
- Thực hiện luân canh và chọn thời vụ thích hợp.
- Vệ sinh đồng ruộng.
- Thu hoạch đuúng lúc.
- Nếu phải dùng thuốc hoá học chỉ phun khi sâu chưa đục vào quả và dùng các loại thuốc có tính phân huỷ nhanh.
5. Sâu khoang (Spodoptera litura).
Họ: Ngài đêm (Noctuidae).
Bộ: Cánh vảy (Lepidoptera).
Sâu khoang là loại sâu ăn tạp, phá hoại nhiều loại cây trồng khác nhau, trong đó có nhiều loại rau thuộc họ cải, đậu đỗ... Sâu khoang phân bố rộng ở nhiều nước trên thế giói, ở Việt Nam phổ biến nhất là loài Spodoptera litura.
5.1. Đặc điểm hình thái.
- Trưởng thành: Bướm ngài có thân dài khoảng 16-21mm, cánh trước xoè rộng khoảng 37-42mm, màu nâu vàng, trên cánh có nhiều đường vân màu trắng vàng, cánh sau màu trắng xám, phản quang màu tím.
- Trứng: Hình bán cầu, đường kính khoảng 0,4-0,5mm. Trên bề mặt có nhiều khía dọc và ngang tạo thành các ô nhỏ. Lúc
sắp nở có màu vàng tro.
- Sâu non: Hình ống, mới nở có màu xanh, dài gần 1mm, đầu to, càng lớn màu đậm dần chuyển sang màu xám tro đến nâu đen, dọc theo thân có một vạch lưng màu vàng sáng. Ở đốt bụng thứ nhất có 2 vệt đen to, tuổi càng lớn 2 vệt đen càng to, gần như giao nhau tạo thành một khoang đen trên lưng nên được gọi là sâu khoang.
- Nhộng: Dài khoảng 18-20mm, hình ống, màu nâu đỏ, bóng, cuối bụng có một đôi gai ngắn.
5.2. Đặc điểm sinh vật và quy luật gây hại.
- Hoạt động mạnh từ tối đến nửa đêm, ban ngày đậu ở dưới tán lá hay trong bụi cỏ. Có xu hướng thích các chất có vị chua ngọt và ánh sáng đèn. Sau một ngày bướm cái đẻ trứng trên các lá.
Trung bình mỗi bướm cái đẻ khoảng 300 trứng trong 5-7 ngày, nếu điều kiện thuận lợi đẻ 1000 trứng,thời gian ủ trứng 4-7 ngày.
- Sâu non vừa mới nở gặm vỏ trứng ăn và sống tập trung. Ở tuổi 1-2 sâu chỉ ăn biểu bì và thịt lá, chừa lại biểu bì trên và gân lá. Sang tụổi 2 bắt đầu phân tán và gặm nhấm nhiều hơn. Từ tuôỉ 4 trở đi sâu thường trốn ánh sáng, đêm chui ra phá hoại mạnh.
- Ở tuổi lớn không những ăn thủng lá mà còn ăn trụi cả thân, cành, thân cũng như quả non.
5-6 tuổi khi sắp hoá nhộng chui xuống đất làm thành một khoang và nằm yên trong đó hoá nhộng.
5.3. Biện pháp phòng trừ
- Vệ sinh đồng ruộng, sau thu hoạch phải thu gom các tàn dư cây trồng đem đốt hoặc ủ làm phân.
- Trước khi gieo trồng phải làm đất sạch, rải thuốc trừ sâu vào đất hoặc ngâm ngập nước 2-3 ngày để diệt nhộng.
- Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để phát hiện kịp thời thu bắt ổ trứng, sâu non mới nở (2-3 ngày một lần). Nếu sâu phát sinh nhiều thì ban đêm có thể soi đèn bắt.
- Dùng bả chua ngọt thu bắt bướm khi chúng ra rộ.
- Có thể dùng thuốc trừ sâu thông dụng để trừ sâu khi còn nhỏ.
6. Sâu xám hại rau
Tên khoa học: Agrotis ipsilon
Họ: Noctuidae
Bộ: Lepidoptera
Triệu chứng
Sâu xám thường gây hại giai đoạn cây con trên tất cả các loại rau. Loài sâu này thường cắn đứt các thân và cành non kéo xuống đất để ăn.
6.1. Đặc điểm sinh học
Bướm có màu xanh đen, cánh trước màu nâu nhạt hoặc nâu đen, cánh sau trắng có một đường màu đen ở cuối.
Sâu non màu xám đen hoặc màu nâu xám dọc theo hai bên thân có một dãy đen mờ. Sâu có 3 đôi chân thật và 5 đôi chân giả.
Nhộng màu xám xanh đến nâu đỏ có 2 gai ở phía sau.
* Vòng đời: 37-62 ngày
- Trứng: 4-11 ngày
- Sâu non: 22-34 ngày
- Nhộng: 9-13 ngày
- Trưởng thành: 2-4 ngày
Trứng được đẻ thành ổ ở trong đất hoặc dưới lá, trên thân, trên cỏ và trên tàn dư trong ruộng gần gốc cây chủ. Bướm có thể đẻ 1.200 trứng.
Sâu non có 5-6 tuổi, khi bị đụng chúng cuộn lại giả chết. Ban ngày sâu non ẩn núp ở dưới bề mặt của đất, dưới lá. Ban đêm sâu non lên mặt đất và ăn ngang thân cây sát mặt đất, làm thân cây bị khuyết hoặc bị cắn đứt.
6.2. Biện pháp phòng trừ
* Biện pháp canh tác:
- Vệ sinh đồng ruộng, làm sạch cỏ dại, cày ải phơi đất 2 tuần trước khi trồng.
- Dẫn nước ngập ruộng trước khi chuẩn bị đất để trồng.
* Biện pháp cơ giới vật lý:
Đối với những ruộng có diện tích nhỏ có thể bắt sâu bằng tay.
* Biện pháp sinh học:
- Hạn chế phun thuốc để bảo tồn thiên địch thường xuất hiện trên đồng ruộng như nhện , bọ rùa, ong ký sinh...
- Dùng bẫy chua ngọt để bẫy bướm (4 phần đường đen + 4 phần dấm +1 phần rượu + 1 phần nước + 1% thuốc).
* Biện pháp hóa học: Có thể dùng các loại thuốc để sử lý đất trước khi gieo trồng như Basudin, Diaphos, Regent, honét 54EC…
Nguyễn Hà Anh
Nguyễn Thị Cúc B
Nguyễn Thị Hương B
Nguyễn Thị Hảo
Phan Thị Châu Loan
Phan Thị Thất
Nguyễn Thị Ngọc Vân
SÂU HẠI RAU
1. Sâu tơ (Plutella xylostella Linnaeus)
Họ: Ngài rau (Plutellidae)
Bộ: Cánh vảy (Lepidoptera)
Sâu tơ còn gọi là sâu đu, sâu dù hay sâu kén mỏng…
Sâu tơ là loại sâu hại có hầu hết các vùng trồng rau khác nhau trong họ Hoa thập tự (họ Cải). Đặc biệt gây hại nặng cho các loại rau như bắp cải, su hào,súp lơ… Ngoài ra, sâu còn phá hoại một số cây họ cà như khoai tây,cà chua…
1.1. Đặc điểm hình thái
Trưởng thành: Bướm sâu tơ nhỏ, thân dài khoảng 6-7 mm, sải cánh rộng 12-15mm, màu nâu xám. Từ chân cánh đến góc sau có một dải màu nhạt hơn hình nhấp nhô, khi đậu cãnh xếp xiên hình mái nhà, cuối đốt cánh hơi cao lên,mép ngoài cánh có lông dài
Trứng: Hình bầu dụcmàu vàng xanh dài khoảng 4-5mm.
Sâu non: màu xanh nhạt dài 9-10mm, mỗi đốt đều có lông nhỏ, phía trước mép ngoàicủa phần gốc chân bụng có một ụ lông tròn, trên đó có 3 lông nhỏ. Trên mảnh cứng của lông ngực trước có những chấm xếp thành hình chữ U.
Nhộng: Màu vàng nhạt dài 5-6mm, mắt rất rõ. Nhộng được bọc trong kén mỏng màu trắng.
1.2. Đặc điểm sinh vật và quy luật phát sinh gây bệnh.
Bướm sâu tơ hoạt động ít vào ban ngày thường ẩn náu ở nơi kín đáo hoặc dưới lá, chiều tối mới bay ra giao phối, ngài hoạt động mạnh vào lúc chập tối đến nửa đêm. Bướm sau khi vũ hoá thường giao phối ngay và sau 1-2 ngày thì đẻ trứng, mỗi ngài cái đẻ trung bình 10-400quả.
Trứng được đẻ phân tán hoặc cụm vào 1 chổ thành từng ổ từ 10-50 quả ở mặt dưới lá, hai bên gân lá hoặc chổ lõm trên lá.
Sâu non mới nở ra đục lỗ nhỏ ở mặt dưới lá chui đầu vào ăn mô lá để chừa lại biểu bì. Cuối tuổi 2trở đi sâu gặm thủng lá tạo thành nhiều lỗ thủng. Sâu non có 4 tuổi khi đẫy sức nhả tư kết kén ngay trên lá để hoá nhộng ở bên trong
Sâu non có khả nặng chịu đựng được độ dao động của nhiệt độ từ 10-400C. Ở nhiệt độ 20-300C vòng đời của sâu tơ từ 21-31 ngày, nhiệt độ từ 15-200C vòng đời của sâu tơ là 40 ngày. Vòng đời của sâu tơ phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường.
Trưởng thành sâu tơ có khả năng qua đông ở nhiệt độ dưới 00C thời gian 2-3 tháng và cũng có khả năng di chuyển xa, ở nhiều nơi trên thế giới bướm có thể di cư trong cự li 3000km.
Đặc biệt sâu tơ là một loại sâu có khả năng kháng thuốc cao.
1.3. Biện pháp phòng trừ.
Biện pháp sinh học phòng trừ sâu tơ: là bảo tồn và lợi dụng các loại sinh vật có ích trên ruộng rau, đặc biệt là các loại ký sinh như ong Apanteles aciculatus (ký sinh sâu non), Brasiliensis (ký sinh trứng), nhóm ăn thịt như nhện Oxyopes javanus, P. milvina, kiến ba khoang Ophionea… Nhóm VSV gây bệnh như nấm Erynia blunchii, Erinia…Hoặc sử dụng các loại thuốc vi sinh như BT.
Biện pháp canh tác: Sâu tơ có tính ăn hẹp nên ta có thể luân canh xen canh rau họ cải với các loại rau khác họ như hành, tỏi, cà chua, cây lương thực… hoặc chọn giống kháng sâu đưa vào sản xuất. Sau khi thu hoạch phải dọn sạch tàn dư của cây, đưa ra khỏi ruộng tiêu hủy hoặc ủ làm phân bón để tiêu diệt trứng, sâu non... Nên trồng xen thêm như cà chua, hành, tỏi... để xua đuổi con trưởng thành đến đẻ trứng. Nên tưới rau bằng vòi phun mưa vào buổi chiều mát để ngăn cản việc giao phối của con trưởng thành và rửa trôi bớt trứng, sâu non.
Biện pháp hoá học:
Trước khi bưng cây ra trồng nên phun một đợt thuốc trên vườn ươm hoặc húng cây con vào dung dịch thuốc trừ sâu để tiêu diệt sâu, nhộng, trứng đang tồn tại trên cây giống.Sâu tơ có khả năng kháng thuốc rất nhanh, vì thế để giảm bớt áp lực kháng thuốc của sâu, bà con phải sử dụng luân phiên nhiều loại thuốc như: Sec Saigon 5ME hoặc 10ME, Sherzol 205EC, Sapen-Alpha 5EW... Để hạn chế tính kháng thuốc, có thể sử dụng những chế phẩm sinh học như: Biocin 16WP hoặc 8000SC, Olong 55WP, Bacterin BT-WP, Xentari 35WDG... Thường xuyên kiểm tra ruộng, khi thấy mật số sâu tơ tăng nhanh phải phun thuốc diệt trừ kịp thời.
2. Rệp hại rau.
Có nhiều loại rệp muội phá rau nhưng trong đó có 3 loại chính là rệp Brevicỏyne brassicae; rệp Myzus persicae và rệp Rhopalosiphum pseudobrassicar thuộc họ Rệp muội (Aphididae). Các loại rệp này có thể gây hại trên nhiều loại cây khác nhau nhưng phá hoại chủ yếu vẫn là trên các loại rau họ hoa Thập tử.
2.1. Đặc điểm hình thái.
Mỗi loại rệp có màu sắc khác nhau: có loại màu hồng đào, có loại màu xanh phớt hồng, có loại màu xanh xám... Rệp
... Rệp có hai loại: có cánh và không có cánh. Trưởng thành có kích thước chiều dài thân khoảng từ 1,4 đến 2,2mm.
2.2. Đặc điểm sinh vật và quy luật phát sinh gây hại.
Rệp đẻ con tuy nhiên nếu gặp điều kiện không thuận lợi thì rệp đẻ trứng, diều kiện ở Việt Nam rệp thường đẻ con. Nếu gặp điều kiện không thuận lợi rệp không cánh sẻ mọc cánh di chuyển đến chỗ khác. Rệp rất phàm ăn,chúng thường bám ở tất cả các bộ phận trên mặt đất của cây rau và dùng voi châm qua lớp biểu bì để chích dịch cây
Vòng đời của rệp dài hay ngắn phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường: ở nhiệt độ khoảng 90C rệp hoàn thành một vòng đời là 17,5 ngày; nếu nhiệt độ khoảng 280C thì vòng đời chưa đến 5 ngày. Mỗi rệp cái đẻ trung bình từ 50-80 con, với điều kiện ở nước ta môi năm có thể xuất hiện 20-30 lứa. Hằng năm số lượng rệp thường tăng vào mùa xuân và mùa thu, giảm vào mùa hè và mùa đông.
2.3. Biện pháp phòng trừ.
Quá trình sinh trưởng của rệp phụ thuộc rất nhiều vào nhiệt độ, chế độ gió mưa...đồng thời rệp cũng có rất nhiều thiên địch như bọ
Trong phòng trừ có thể kết hợp và áp dụng các biện pháp:
Bố trí trồng rau với một mật độ thích hợp nhằm kìm hãm sự phát triển của rệp.
Trước khi trồng phải làm vệ sinh, dọn sạch cỏ dại, đặc biệt là các cây cải dại, các cây rau còn sót của vụ trước.
Tưới nước vừa đủ và đúng lúc, khi cần thiết mới phun thuốc Trebon, Actara...
3. Bọ nhảy sọc cong vỏ lạc (Phyllotreta vittata Fabr).
Họ: Ánh kim (Chrysomelidae)
Bộ: Cánh cứng (Coleoptera)
3.1. Phân bố và cây chủ.
Bọ nhảy sọc cong vỏ lạc là loại sâu thuộc họ Ánh kim hại trên rau họ hoa thập tự ở nước ta và nhiều nước trên thế giới.
3.2. Triệu chứng và nức độ gây hại.
Trưởng thành của bọ nhảy ăn lá tạo thành các lỗ nhỏ li ti, khi mật độ cao có thể ăn hết cả gân lá
làm cho lá rau xơ xác. Sâu non ăn hại rễ và củ hoặc dễ gây bệnh thối gốc, thối củ. Tuy sâu nhỏ bé nhưng thường có số lượng lớn, khi sâu phát sinh nhiều có thể gây tác hại nghiêm trọng.
3.3. Hình thái.
Trưởng thành có kích thước dài 1-2,4mm, hình bầu dục toàn thân màu đen bóng. Trên cánh có 8 hàng chấm lỗ dọc canh và 2 vân sọc hình củ lạc màu trắng. đốt đùi chân sau to khoẻ giúp cho sâu trưởng thành nhảy xa. Con cái có kích thước cơ thể lớn hơn con đực.
Trứng hình bầu dục dài 3mm, màu vàng sữa
Sâu non đẫy sức dài 4mm hình ống tròn, màu vàng nhạt, sâu non có 3 đôi chân sau rất dài, đốt cuối cùng có 2 gai lồi ra.
3.4. Tập quán sinh sống và quy luật phát sinh gây hại.
Bọ trưởng thành nhảy xa và bay khoẻ thường phá hoại nhiều lúc sáng sớm và chiều mát. buổi trưa sâu trưởng thành ẩn nấp vào nơ râm mát, dưới mặt lá gần mặt đất. Trời mưa to sâu ít hoạt động.
Bọ trưởng thành ăn hại ở lá và đẻ trứng chủ yếu trong đất cánh rễ chính trên dưới 3cm, có khi đẻ trứng ngay trên thân cây ở ngay gần sát mặt đất.
. Một con cái đẻ 25-200 trứng. Giai đoạn từ khi vũ hoá đến khi đẻ trứng, tuy theo diều kiện có thể từ 15-79 ngày và đẻ trứng khoảng 30-45 n gày.
Trong điều kiện nhiệt độ khoảng 260C và độ ẩm không khí trên 80% trứng phát duc 4-8 ngày. Sâu non ăn rễ cây làm cho cây bị còi, có khi héo hoặc bị thối. Sâu non có 3 tuổi, khi đẫy sức sâu làm nhộng ngay trên đất ở độ sâu 3-7cm.
Quy luật phát sinh gây hại của sâu có liên quan đến một số yếu tố ngoại cảnh:
Từ 100C sâu bắt đầu phá hại và mức độ phá hại tăng dần khi nhiệt độ tăng dần đến 30-340C, từ 340C trở lên sâu ít hoạt động và tìm
nơi ẩn náu. NHiệt độ thích hợp để trứng phát triển từ 25-260C, nhiệt độ khởi điểm phát dục của trứng là 120C, của sâu non và nhộng là 110C.
Độ ẩm không khí từ 80% trở lên thích hợp, dưới 80% không có ảnh hưởng gì rõ rệt đến số lượng trứng và tỷ lệ sâu sống, khi mưa nhiều bọ nhảy đẻ ít và trứng nở ít.
Chúng gây hại nhiều từ tháng 9 đến tháng 4 trên rau vụ đông xuân nhưng gây hại nặng nhất là tháng 2-3, từ tháng 4-9 bọ nhảy thường ở các cây dại họ hoa thập tự và nhiều cây trồng khác.
3.5. Biện pháp phòng trừ.
Để phòng trừ bọ nhảy hại rau, có thể dùng nhiều loại thuốc khác nhau trong đó có nhóm thuốc lân hữu cơ có hiệu lực tốt.
Ngoài ra, việc luân canh giữa rau họ hoa thập tự với các loại đậu khác hay với cây trồng nước, làm tốt công tác vệ sinh đồng ruộng, diệt cây dại họ hao thập tự (mùa hè) cũng có tác dụng hạn chế số lượng sâu phát triển.
4. Sâu đục quả đậu rau (Maruca testulalis).
Họ: Ngài sáng (Pyraliidae)
Bộ: Cánh vảy (Lepidoptera)
Ở Việt Nam, loài M.testulalis xuất hiện quanh năm và gây hại chủ yếu các cây họ đậu
như đậu đũa, đậu bở, đậu xanh, đậu vàng, đậu đen... Thiệt hại do sâu đục quả gây ra trung bình khoảng 10-15%, có khi tới 40%.
4.1. Đặc điểm hình thái.
- Trưởng thành: Bướm có thân màu vàng xán, dài 10-13mm, cánh trước hẹp dài, cánh rộng 25-26cm, màu giống màu thân giữa cánh có những khoang trong suốt không phủ vảy. Cánh sau phần lớn không phủ vảy gần như trong suốt.
-Trứng: Hình bầu dục, màu trắng ngà.
-Sâu non: Toàn thân màu trắng ngà, lưng và bụng có nhiều đốm nâu mờ xếp thẳng hàng, các đốt giữa hơi phình rộng hơn so với hai đầu, đẫy sức dài khoảng 17 cm.
-Nhộng: Mới háo nhộng có màu xanh nhạt, sau chuyển sang màu nâu vàng, phía đầu nhộng hơi lớn, thon dần về phía sau. Nhộng được bao trong kén mỏng.
4.2. Đặc điểm sinh vật và quy luật gây hại.
- Bướm thường đậu dưới các lá cây hay bụi cỏ, khi động bay từng đoạn ngắn rồi hạ xuống đậu vào các cây khác.
- Bướm thường đẻ rải rác 1-3 quả trên hoa, quả hoặc lá đậu.
- Sau 1-3 ngày, trứng nở thành sâu non nằm trên hoa hoặc lá, thường nhả tơ cuốn các hoa hoặc lá sát lại với nhau tạo thành tổ nằm ở bên trong gặm hoa, ăn chât xanh cảu lá. Nếu cây có quả non saqau ăn cuống hoặc đục quả chui hẳn vào trong ăn thịt quả, sâu ăn và thải phân trong quả làm quả dễ bệnh thối và rụng, mỗi quả thường có 1-3 sâu non.
-Khi đẫy sức sâu chui ra khỏi quả, hoá nhộng trong các lá
lá khô dưới gốc hay ngay trên cây.
-Sâu đục quả có thể phát sinh gây hại quanh năm. Ở Miền Bắc sâu thường gây hại nặng từ tháng 11-3 năm sau trên đậu đỗ vụ đông – xuân và tháng 5-6 vụ hè. Ở Miền Nam sâu thường xuất hiên và gây hại vào đầu mùa mưa.
Ngoài tác hại trực tiếp làm giảm năng suất sâu còn làm giảm chất lượng thẩm mĩ của quả.
4.3. Biện pháp phòng trừ.
- Thực hiện luân canh và chọn thời vụ thích hợp.
- Vệ sinh đồng ruộng.
- Thu hoạch đuúng lúc.
- Nếu phải dùng thuốc hoá học chỉ phun khi sâu chưa đục vào quả và dùng các loại thuốc có tính phân huỷ nhanh.
5. Sâu khoang (Spodoptera litura).
Họ: Ngài đêm (Noctuidae).
Bộ: Cánh vảy (Lepidoptera).
Sâu khoang là loại sâu ăn tạp, phá hoại nhiều loại cây trồng khác nhau, trong đó có nhiều loại rau thuộc họ cải, đậu đỗ... Sâu khoang phân bố rộng ở nhiều nước trên thế giói, ở Việt Nam phổ biến nhất là loài Spodoptera litura.
5.1. Đặc điểm hình thái.
- Trưởng thành: Bướm ngài có thân dài khoảng 16-21mm, cánh trước xoè rộng khoảng 37-42mm, màu nâu vàng, trên cánh có nhiều đường vân màu trắng vàng, cánh sau màu trắng xám, phản quang màu tím.
- Trứng: Hình bán cầu, đường kính khoảng 0,4-0,5mm. Trên bề mặt có nhiều khía dọc và ngang tạo thành các ô nhỏ. Lúc
sắp nở có màu vàng tro.
- Sâu non: Hình ống, mới nở có màu xanh, dài gần 1mm, đầu to, càng lớn màu đậm dần chuyển sang màu xám tro đến nâu đen, dọc theo thân có một vạch lưng màu vàng sáng. Ở đốt bụng thứ nhất có 2 vệt đen to, tuổi càng lớn 2 vệt đen càng to, gần như giao nhau tạo thành một khoang đen trên lưng nên được gọi là sâu khoang.
- Nhộng: Dài khoảng 18-20mm, hình ống, màu nâu đỏ, bóng, cuối bụng có một đôi gai ngắn.
5.2. Đặc điểm sinh vật và quy luật gây hại.
- Hoạt động mạnh từ tối đến nửa đêm, ban ngày đậu ở dưới tán lá hay trong bụi cỏ. Có xu hướng thích các chất có vị chua ngọt và ánh sáng đèn. Sau một ngày bướm cái đẻ trứng trên các lá.
Trung bình mỗi bướm cái đẻ khoảng 300 trứng trong 5-7 ngày, nếu điều kiện thuận lợi đẻ 1000 trứng,thời gian ủ trứng 4-7 ngày.
- Sâu non vừa mới nở gặm vỏ trứng ăn và sống tập trung. Ở tuổi 1-2 sâu chỉ ăn biểu bì và thịt lá, chừa lại biểu bì trên và gân lá. Sang tụổi 2 bắt đầu phân tán và gặm nhấm nhiều hơn. Từ tuôỉ 4 trở đi sâu thường trốn ánh sáng, đêm chui ra phá hoại mạnh.
- Ở tuổi lớn không những ăn thủng lá mà còn ăn trụi cả thân, cành, thân cũng như quả non.
5-6 tuổi khi sắp hoá nhộng chui xuống đất làm thành một khoang và nằm yên trong đó hoá nhộng.
5.3. Biện pháp phòng trừ
- Vệ sinh đồng ruộng, sau thu hoạch phải thu gom các tàn dư cây trồng đem đốt hoặc ủ làm phân.
- Trước khi gieo trồng phải làm đất sạch, rải thuốc trừ sâu vào đất hoặc ngâm ngập nước 2-3 ngày để diệt nhộng.
- Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để phát hiện kịp thời thu bắt ổ trứng, sâu non mới nở (2-3 ngày một lần). Nếu sâu phát sinh nhiều thì ban đêm có thể soi đèn bắt.
- Dùng bả chua ngọt thu bắt bướm khi chúng ra rộ.
- Có thể dùng thuốc trừ sâu thông dụng để trừ sâu khi còn nhỏ.
6. Sâu xám hại rau
Tên khoa học: Agrotis ipsilon
Họ: Noctuidae
Bộ: Lepidoptera
Triệu chứng
Sâu xám thường gây hại giai đoạn cây con trên tất cả các loại rau. Loài sâu này thường cắn đứt các thân và cành non kéo xuống đất để ăn.
6.1. Đặc điểm sinh học
Bướm có màu xanh đen, cánh trước màu nâu nhạt hoặc nâu đen, cánh sau trắng có một đường màu đen ở cuối.
Sâu non màu xám đen hoặc màu nâu xám dọc theo hai bên thân có một dãy đen mờ. Sâu có 3 đôi chân thật và 5 đôi chân giả.
Nhộng màu xám xanh đến nâu đỏ có 2 gai ở phía sau.
* Vòng đời: 37-62 ngày
- Trứng: 4-11 ngày
- Sâu non: 22-34 ngày
- Nhộng: 9-13 ngày
- Trưởng thành: 2-4 ngày
Trứng được đẻ thành ổ ở trong đất hoặc dưới lá, trên thân, trên cỏ và trên tàn dư trong ruộng gần gốc cây chủ. Bướm có thể đẻ 1.200 trứng.
Sâu non có 5-6 tuổi, khi bị đụng chúng cuộn lại giả chết. Ban ngày sâu non ẩn núp ở dưới bề mặt của đất, dưới lá. Ban đêm sâu non lên mặt đất và ăn ngang thân cây sát mặt đất, làm thân cây bị khuyết hoặc bị cắn đứt.
6.2. Biện pháp phòng trừ
* Biện pháp canh tác:
- Vệ sinh đồng ruộng, làm sạch cỏ dại, cày ải phơi đất 2 tuần trước khi trồng.
- Dẫn nước ngập ruộng trước khi chuẩn bị đất để trồng.
* Biện pháp cơ giới vật lý:
Đối với những ruộng có diện tích nhỏ có thể bắt sâu bằng tay.
* Biện pháp sinh học:
- Hạn chế phun thuốc để bảo tồn thiên địch thường xuất hiện trên đồng ruộng như nhện , bọ rùa, ong ký sinh...
- Dùng bẫy chua ngọt để bẫy bướm (4 phần đường đen + 4 phần dấm +1 phần rượu + 1 phần nước + 1% thuốc).
* Biện pháp hóa học: Có thể dùng các loại thuốc để sử lý đất trước khi gieo trồng như Basudin, Diaphos, Regent, honét 54EC…
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Ngọc Vân
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)