Sao chổi sao băng hành tinh tí hon
Chia sẻ bởi Nguyễn Bích Ngọc |
Ngày 19/03/2024 |
8
Chia sẻ tài liệu: sao chổi sao băng hành tinh tí hon thuộc Vật lý 12
Nội dung tài liệu:
Chuyên đề 3: Hệ mặt trời và
các thiên thể trong hệ mặt trời
Vấn đề 2: Sao chổi, sao băng, thiên thạch và các hành tinh tí hon
Nhóm thực hiện: Nguyễn Bích Ngọc
Nguyễn Thị Thủy
Dương Thị Hiền
I.Sao chổi
1.Định nghĩa:
– Sao chổi là một thiên thể gần giống một tiểu hành tinh chuyển động quanh mặt trời nhưng không cấu tạo nhiều từ đất đá, mà chủ yếu chứa cácbonníc, mêtan và nước đóng băng lẫn với bụi và các khoáng chất.
–Không một hành tinh nào trong hệ mặt trời có thể so sánh được với sao chổi về mặt thể tích.Sao chổi lớn nhất có đường kính vùng sợi chổi dài tới 18,5 triệu km và đuôi sao chổi đó dài tới mấy trăm triệu km.Đại đa số sao chổi đều có kích thước nhỏ. Sao chổi chỉ là những khối khí loãng nên khối lượng rất nhỏ.
– Khi lại gần Mặt Trời, nhiệt độ tăng làm vật chất của sao chổi bốc hơi và, dưới áp suất của gió Mặt Trời, tạo nên các đuôi bụi và đuôi khí, trông giống như tên gọi của chúng, có hình cái chổi.
Sao chổi Halley năm 1986.
McNaught
Sao chổi West, với đuôi bụi màu trắng và đuôi khí màu xanh lam, bay trên bầu trời vào tháng 3 năm 1976.
Sao chổi West
– Đôi khi cũng có những sao chổi có mang hai đuôi rõ rệt, nhìn thấy bằng mắt thường:
+ Đuôi dài ở phía đối diện với Mặt Trời, và đuôi ngắn hướng thẳng về phía Mặt Trời. Nguyên nhân là do: Khi ở cự ly đủ gần, sức công phá của tia Mặt Trời lên bề mặt sao chổi mạnh mẽ đến độ làm cho vật chất trong sao chổi bùng nổ mãnh liệt và bắn ra xa.
+ Gió mặt trời không đẩy hết đám mây bụi khí này về phía sau mà còn lại cái đuôi ngắn này.
Sao chổi có quỹ đạo rất dẹt. Khi đến gần Mặt Trời, sao chổi mới tỏa sáng, và thể hiện hai đuôi: đuôi bụi và đuôi khí.
Quỹ đạo của sao chổi năm1680, khớp với một hình parabol, được vẽ trong cuốn sách Principia của Isaac Newton.
2.Quĩ đạo của sao chổi
Biểu đồ tần xuất viễn điểm quỹ đạo của các sao chổi năm 2005 cho thấy nhiều sao chổi tập trung gần Sao Mộc.
3.Vòng đời của sao chổi:
–Các sao chổi không tồn tại ổn định trên quỹ đạo, ngoài nguyên nhân từ nhiễu loạn hấp dẫn, còn có nguyên nhân từ sự hao hụt khối lượng và thay đổi cấu trúc mỗi khi lại gần Mặt Trời
–Một lượng lớn các vật chất nhẹ của chúng bị thổi bay khi tạo thành các đuôi dưới sự đun nóng của bức xạ Mặt Trời và áp suất của gió Mặt Trời, trong giai đoạn bay gần cận điểm quỹ đạo. Thiếu liên kết của các vật chất nhẹ, các vật chất nặng có thể dần bị tan rã
–Kết cục là sau nhiều vòng quay, trên một quỹ đạo không thực sự ổn định, khối lượng của sao chổi giảm dần, ngày càng bị nhiễu loạn, rồi tan rã. Một số sao chổi cũng kết thúc cuộc đời bằng một va chạm với các thiên thể khác.
Sao chổi Shoemaker-Levy 9 lao vào Sao Mộc
Sao chổi Shoemaker-Levy 9 kết thúc cuộc đời bằng sự tan rã thành hàng trăm mảnh vỡ vào năm 1992.
II.Thiên thạch
–Thiên thạch là một vật thể tự nhiên từ ngoài không gian và tác động đến bề mặt Trái đất. Còn trong khi ở trong không gian thì nó được gọi là vân thạch.
–Thiên thạch là những tảng đá chuyển động quanh mặt trời. Số thiên thạch nhiều không kể xiết.Chúng chuyển động theo rất nhiều quỹ đạo khác nhau.
Định nghĩa:
Một số thiên thạch được tìm thấy trên trái đất
martian meteorite
Willamette Meteorite là thiên thạch to nhất được tìm thấy ở Hoa Kỳ.
Sikhote Alin
– Khi thiên thạch bay gần 1 hành tinh nào đó nó sẽ bị hút và xảy ra sự va chạm của thiên thạch với hành tinh đó và để lại những mảnh vỡ hay dấu vết về va chạm.
Hố thiên thạch Wolfe Creek, Australia
Hố thiên thạch Sao băng (Meteor), Arizona, Mỹ
– Khi thiên thạch bay vào bầu khí quyển của Trái Đất thì sẽ bị ma sát mạnh, nóng sáng và bốc cháy, để lại vạch sáng dài mà ta gọi là sao băng.
– Ước tính mỗi năm chỉ có khoảng 150 vụ thiên thạch đụng vào bề mặt Trái Đất.
– Nếu thiên thạch lớn rơi vào bầu khí quyển, nó không cháy hết, rơi xuống mặt đất, có thể gây ra động đất mạnh kèm theo sóng thần hủy diệt mọi thứ trên Trái Đất.
III.Sao băng
1.Sao băng, hay sao sa:
Là đường nhìn thấy của các thiên thạch và vẫn thạch khi chúng đi vào khí quyển Trái Đất (hoặc của các thiên thể khác có bầu khí quyển).
Mưa sao băng Alpha-Monocerotid, 1995
mưa sao băng
Leonids 1833
2.Huyền thoại: Những niềm tin sau đây có thể tồn tại ở một số người:
– Nếu ước nguyện một điều gì vào đúng lúc có sao băng thì lời ước ấy sẽ thành sự thật.
– Người ta cho rằng mỗi một người sống trên trần gian đều có một ngôi sao chiếu mệnh, khi ngôi sao đó rơi (sao băng) thì người đó sẽ chết. Do vậy, khi nhìn thấy hiện tượng sao băng thì người ta cho rằng sẽ có một ai đó chết.
Những niềm tin này không có cơ sở khoa học.
– Trên Trái Đất, việc nhìn thấy đường chuyển động của các thiên thạch này là do nhiệt phát sinh ra bởi áp suất nén khi chúng đi vào khí quyển.
– Những sao băng sáng, thậm chí sáng hơn cả độ sáng biểu kiến của Kim Tinh, đôi khi được gọi là quả cầu lửa.
IV.Các hành tinh tí hon
1.Tiểu hành tinh:
–Tiểu hành tinh,hành tinh nhỏ là những từ đồng nghĩa để chỉ một nhóm các thiên thể nhỏ trôi nổi trong hệ mặt trời trên quỹ đạo quanh Mặt trời.
– Các hành tinh nhỏ là các hành tinh có bán kính từ vài km đến vài chục km, chuyển động quanh Mặt Trời trên các quỹ đạo có bán kính từ 2,2 đến 3,6 đơn vị thiên văn.
– Tiểu hành tinh lớn nhất phía bên trong hệ mặt trời là 1 Ceres, với đường kính 900-1000 km. Hai vật thể lớn khác ở vành đai tiểu hành tinh của hệ mặt trời là 2 Pallas và 4 Vesta; cả hai đều có đường kính ~500 km.
951 Gaspra, tiểu hành tinh đầu tiên được chụp cận cảnh.
2. Khối lượng tiểu hành tinh
Từ trái sang phải: 4 Vesta, 1 Ceres, Mặt trăng của Trái đất.
– Khối lượng của toàn bộ các tiểu hành tinh trong Vành đai chính được ước tính khoảng
3.0-3.6×10²¹ kg, hay khoảng 4% khối lượng Mặt trăng của chúng ta.
1 Ceres chiếm 0.95×10²¹ kg, khoảng 32% tổng khối lượng.
4 Vesta (9%)
2 Pallas (7%)
10 Hygiea (3%)
511 Davida (1.2%)
704 Interamnia (1.0%)
3 Juno (0.9%),
– Số lượng tiểu hành tinh tăng lên nhanh chóng khi khối lượng riêng lẻ của chúng giảm đi.
3.Xếp hạng quang phổ
Năm 1975, một hệ thống phân loại dựa trên màu sắc, albedo, và hình dạng quang phổ đã được Clark R. Chapman, David Morrison, và Ben Zellner phát triển. Các tính chất đó được cho là tương ứng với thành phần vật chất bề mặt tiểu hành tinh.
Các tiểu hành tinh kiểu C - carbon, 75% số tiểu hành tinh đã biết
Các tiểu hành tinh kiểu S - silic, 17% số tiểu hành tinh đã biết
Các tiểu hành tinh kiểu M – kim loại, đa số còn lại
253 Mathilde, một tiểu hành tinh dạng C.
Đám mây Oort:
– Là một đám mây bụi khí, sao chổi và vẩn thạch khổng lồ, có tên chính xác là Đám mây tinh vân Oort, bao quanh Hệ Mặt Trời với đường kính 1 năm ánh sáng.
–Nó gồm có hai phần: đám mây phía trong và đám mây phía ngoài cách mặt trời khoảng 30.000 đến 50.000 đơn vị thiên văn.
–Đám mây Oort được hình thành từ thời khi Hệ Mặt Trời còn là những đám mây bụi khí.
các thiên thể trong hệ mặt trời
Vấn đề 2: Sao chổi, sao băng, thiên thạch và các hành tinh tí hon
Nhóm thực hiện: Nguyễn Bích Ngọc
Nguyễn Thị Thủy
Dương Thị Hiền
I.Sao chổi
1.Định nghĩa:
– Sao chổi là một thiên thể gần giống một tiểu hành tinh chuyển động quanh mặt trời nhưng không cấu tạo nhiều từ đất đá, mà chủ yếu chứa cácbonníc, mêtan và nước đóng băng lẫn với bụi và các khoáng chất.
–Không một hành tinh nào trong hệ mặt trời có thể so sánh được với sao chổi về mặt thể tích.Sao chổi lớn nhất có đường kính vùng sợi chổi dài tới 18,5 triệu km và đuôi sao chổi đó dài tới mấy trăm triệu km.Đại đa số sao chổi đều có kích thước nhỏ. Sao chổi chỉ là những khối khí loãng nên khối lượng rất nhỏ.
– Khi lại gần Mặt Trời, nhiệt độ tăng làm vật chất của sao chổi bốc hơi và, dưới áp suất của gió Mặt Trời, tạo nên các đuôi bụi và đuôi khí, trông giống như tên gọi của chúng, có hình cái chổi.
Sao chổi Halley năm 1986.
McNaught
Sao chổi West, với đuôi bụi màu trắng và đuôi khí màu xanh lam, bay trên bầu trời vào tháng 3 năm 1976.
Sao chổi West
– Đôi khi cũng có những sao chổi có mang hai đuôi rõ rệt, nhìn thấy bằng mắt thường:
+ Đuôi dài ở phía đối diện với Mặt Trời, và đuôi ngắn hướng thẳng về phía Mặt Trời. Nguyên nhân là do: Khi ở cự ly đủ gần, sức công phá của tia Mặt Trời lên bề mặt sao chổi mạnh mẽ đến độ làm cho vật chất trong sao chổi bùng nổ mãnh liệt và bắn ra xa.
+ Gió mặt trời không đẩy hết đám mây bụi khí này về phía sau mà còn lại cái đuôi ngắn này.
Sao chổi có quỹ đạo rất dẹt. Khi đến gần Mặt Trời, sao chổi mới tỏa sáng, và thể hiện hai đuôi: đuôi bụi và đuôi khí.
Quỹ đạo của sao chổi năm1680, khớp với một hình parabol, được vẽ trong cuốn sách Principia của Isaac Newton.
2.Quĩ đạo của sao chổi
Biểu đồ tần xuất viễn điểm quỹ đạo của các sao chổi năm 2005 cho thấy nhiều sao chổi tập trung gần Sao Mộc.
3.Vòng đời của sao chổi:
–Các sao chổi không tồn tại ổn định trên quỹ đạo, ngoài nguyên nhân từ nhiễu loạn hấp dẫn, còn có nguyên nhân từ sự hao hụt khối lượng và thay đổi cấu trúc mỗi khi lại gần Mặt Trời
–Một lượng lớn các vật chất nhẹ của chúng bị thổi bay khi tạo thành các đuôi dưới sự đun nóng của bức xạ Mặt Trời và áp suất của gió Mặt Trời, trong giai đoạn bay gần cận điểm quỹ đạo. Thiếu liên kết của các vật chất nhẹ, các vật chất nặng có thể dần bị tan rã
–Kết cục là sau nhiều vòng quay, trên một quỹ đạo không thực sự ổn định, khối lượng của sao chổi giảm dần, ngày càng bị nhiễu loạn, rồi tan rã. Một số sao chổi cũng kết thúc cuộc đời bằng một va chạm với các thiên thể khác.
Sao chổi Shoemaker-Levy 9 lao vào Sao Mộc
Sao chổi Shoemaker-Levy 9 kết thúc cuộc đời bằng sự tan rã thành hàng trăm mảnh vỡ vào năm 1992.
II.Thiên thạch
–Thiên thạch là một vật thể tự nhiên từ ngoài không gian và tác động đến bề mặt Trái đất. Còn trong khi ở trong không gian thì nó được gọi là vân thạch.
–Thiên thạch là những tảng đá chuyển động quanh mặt trời. Số thiên thạch nhiều không kể xiết.Chúng chuyển động theo rất nhiều quỹ đạo khác nhau.
Định nghĩa:
Một số thiên thạch được tìm thấy trên trái đất
martian meteorite
Willamette Meteorite là thiên thạch to nhất được tìm thấy ở Hoa Kỳ.
Sikhote Alin
– Khi thiên thạch bay gần 1 hành tinh nào đó nó sẽ bị hút và xảy ra sự va chạm của thiên thạch với hành tinh đó và để lại những mảnh vỡ hay dấu vết về va chạm.
Hố thiên thạch Wolfe Creek, Australia
Hố thiên thạch Sao băng (Meteor), Arizona, Mỹ
– Khi thiên thạch bay vào bầu khí quyển của Trái Đất thì sẽ bị ma sát mạnh, nóng sáng và bốc cháy, để lại vạch sáng dài mà ta gọi là sao băng.
– Ước tính mỗi năm chỉ có khoảng 150 vụ thiên thạch đụng vào bề mặt Trái Đất.
– Nếu thiên thạch lớn rơi vào bầu khí quyển, nó không cháy hết, rơi xuống mặt đất, có thể gây ra động đất mạnh kèm theo sóng thần hủy diệt mọi thứ trên Trái Đất.
III.Sao băng
1.Sao băng, hay sao sa:
Là đường nhìn thấy của các thiên thạch và vẫn thạch khi chúng đi vào khí quyển Trái Đất (hoặc của các thiên thể khác có bầu khí quyển).
Mưa sao băng Alpha-Monocerotid, 1995
mưa sao băng
Leonids 1833
2.Huyền thoại: Những niềm tin sau đây có thể tồn tại ở một số người:
– Nếu ước nguyện một điều gì vào đúng lúc có sao băng thì lời ước ấy sẽ thành sự thật.
– Người ta cho rằng mỗi một người sống trên trần gian đều có một ngôi sao chiếu mệnh, khi ngôi sao đó rơi (sao băng) thì người đó sẽ chết. Do vậy, khi nhìn thấy hiện tượng sao băng thì người ta cho rằng sẽ có một ai đó chết.
Những niềm tin này không có cơ sở khoa học.
– Trên Trái Đất, việc nhìn thấy đường chuyển động của các thiên thạch này là do nhiệt phát sinh ra bởi áp suất nén khi chúng đi vào khí quyển.
– Những sao băng sáng, thậm chí sáng hơn cả độ sáng biểu kiến của Kim Tinh, đôi khi được gọi là quả cầu lửa.
IV.Các hành tinh tí hon
1.Tiểu hành tinh:
–Tiểu hành tinh,hành tinh nhỏ là những từ đồng nghĩa để chỉ một nhóm các thiên thể nhỏ trôi nổi trong hệ mặt trời trên quỹ đạo quanh Mặt trời.
– Các hành tinh nhỏ là các hành tinh có bán kính từ vài km đến vài chục km, chuyển động quanh Mặt Trời trên các quỹ đạo có bán kính từ 2,2 đến 3,6 đơn vị thiên văn.
– Tiểu hành tinh lớn nhất phía bên trong hệ mặt trời là 1 Ceres, với đường kính 900-1000 km. Hai vật thể lớn khác ở vành đai tiểu hành tinh của hệ mặt trời là 2 Pallas và 4 Vesta; cả hai đều có đường kính ~500 km.
951 Gaspra, tiểu hành tinh đầu tiên được chụp cận cảnh.
2. Khối lượng tiểu hành tinh
Từ trái sang phải: 4 Vesta, 1 Ceres, Mặt trăng của Trái đất.
– Khối lượng của toàn bộ các tiểu hành tinh trong Vành đai chính được ước tính khoảng
3.0-3.6×10²¹ kg, hay khoảng 4% khối lượng Mặt trăng của chúng ta.
1 Ceres chiếm 0.95×10²¹ kg, khoảng 32% tổng khối lượng.
4 Vesta (9%)
2 Pallas (7%)
10 Hygiea (3%)
511 Davida (1.2%)
704 Interamnia (1.0%)
3 Juno (0.9%),
– Số lượng tiểu hành tinh tăng lên nhanh chóng khi khối lượng riêng lẻ của chúng giảm đi.
3.Xếp hạng quang phổ
Năm 1975, một hệ thống phân loại dựa trên màu sắc, albedo, và hình dạng quang phổ đã được Clark R. Chapman, David Morrison, và Ben Zellner phát triển. Các tính chất đó được cho là tương ứng với thành phần vật chất bề mặt tiểu hành tinh.
Các tiểu hành tinh kiểu C - carbon, 75% số tiểu hành tinh đã biết
Các tiểu hành tinh kiểu S - silic, 17% số tiểu hành tinh đã biết
Các tiểu hành tinh kiểu M – kim loại, đa số còn lại
253 Mathilde, một tiểu hành tinh dạng C.
Đám mây Oort:
– Là một đám mây bụi khí, sao chổi và vẩn thạch khổng lồ, có tên chính xác là Đám mây tinh vân Oort, bao quanh Hệ Mặt Trời với đường kính 1 năm ánh sáng.
–Nó gồm có hai phần: đám mây phía trong và đám mây phía ngoài cách mặt trời khoảng 30.000 đến 50.000 đơn vị thiên văn.
–Đám mây Oort được hình thành từ thời khi Hệ Mặt Trời còn là những đám mây bụi khí.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Bích Ngọc
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)