SANG TAO TRONG GIANG DAY
Chia sẻ bởi Trần Văn Cơ |
Ngày 02/05/2019 |
40
Chia sẻ tài liệu: SANG TAO TRONG GIANG DAY thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
Sáng tạo trong giảng dạy
Sự sáng tạo bắt nguồn từ đâu?
Trong quá trình học tập, giảng dạy chúng ta hẳn là thường nghe những lời dạy bảo từ thầy cô giáo hay mệnh lệnh từ cấp trên hoặc gần hơn là Hiệu trưởng của mình. “Các em phải sáng tạo trong học tập chứ!” hay “Tôi yêu cầu tất cả cán bộ, nhân viên trong cơ quan phải suy nghĩ, sáng tạo trong công việc của mình” hoặc “Là giáo viên chúng ta phải sáng tạo trong công tác giảng dạy”. Sáng tạo là gì? Bạn có bao giờ tự hỏi là mình đã sáng tạo hay chưa? Sáng tạo có phải là một điều gì đó thật to lớn vượt sức tưởng tượng của chúng ta hay không? Ý tưởng sáng tạo trong giảng dạy bắt nguồn từ đâu? Và để sự sáng tạo của mình mang lại hiệu quả thiết thực cho công việc mình đang làm, nơi mình đang công tác, giúp học sinh học tập vươn lên, thì chúng ta phải làm gì?
Sáng tạo là gì?
Theo Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học do Nhà xuất bản Đà Nẵng ấn hành năm 2002 thì “sáng tạo là tạo ra những giá trị mới về vật chất hoặc tinh thần”. Ngày xưa ông cha ta đã sáng tạo ra các công cụ lao động, sáng tạo ra chữ Nôm, các nhà văn, nhà thơ đương đại hay cổ điển đã sáng tạo ra những điển hình văn học, còn chúng ta?
Bạn và những người xung quanh bạn là những người sáng tạo
Chúng ta sẽ sáng tạo ra những giá trị gì? Có thể là bạn đang sáng tạo ra một giá trị nào đó mà bạn không để ý, và bạn chỉ biết điều đó khi người khác thừa nhận sự sáng tạo của bạn. Khi một ngày mới bắt đầu, bạn đến trường sớm, xem lại bài giảng để chuẩn bị thực hiện một điều mới mẻ trong giảng dạy cho học sinh. Nếu bạn làm được điều đó, thì có nghĩa là bạn đã sáng tạo.
Những người xung quanh bạn cũng đang sáng tạo ra một giá trị nào đó, có thể bạn nhận biết sự sáng tạo này, có thể không. Có thể bạn biết người khác có tính sáng tạo nhưng bạn không thừa nhận do tính ích kỷ, nhỏ nhen của mình và người khác cũng đối xử với bạn bằng một cách như thế, nhưng dù thế nào đi nữa, sáng tạo vẫn đang tồn tại trong mỗi con người chúng ta.
Bạn có thể quan sát kỹ những người chung quanh cùng làm việc với bạn, các giáo viên khác cũng đang giảng dạy như bạn và sẽ dễ dàng nhận ra mọi người đang sáng tạo. Sáng tạo là một công việc to lớn, nhưng đồng thời nó cũng đơn sơ, giản dị, điều mà ai cũng có thể làm được nếu chúng ta lưu tâm là mình phải thực hiện điều này trong công việc của mình.
Sự sáng tạo trong giảng dạy bắt nguồn từ sự học tập lẫn nhau
Sự học tập lẫn nhau diễn ra trong quá trình tiếp xúc, trao đổi với người khác thông qua các hoạt động nghề nghiệp hoặc giao tiếp xã hội. Việc trao đổi công việc với người khác trong cùng cơ quan hoặc trong nhóm bạn bè bao giờ cũng tạo cho chúng ta nhiều cơ hội nắm bắt nhiều ý tưởng mới của nhau. Đây cũng chính là nơi khơi nguồn có ý nghĩa quan trọng cho các ý tưởng mới và sự sáng tạo sau này. Hãy thử ngẫm nghĩ lại xem, hẳn là trong đời bạn có một (hoặc nhiều) người có ảnh hưởng quan trọng đối với cuộc đời hoặc công việc của bạn. Người đó luôn tạo nguồn cảm hứng cho bạn sáng tạo ra một cái gì đó trong mỗi lần bạn tiếp xúc, trò chuyện với anh ta (hoặc chị ta). Và bạn cũng (hoặc sẽ) là một người có ảnh hưởng đối với người khác bằng một cách như vậy.
Trong giảng dạy sự sáng tạo đôi khi cũng bắt đầu bằng một sự kính trọng, một ảnh hưởng nào đó. Không ít người trong số chúng ta chọn nghề giáo bỡi vì trước đây mình đã được học những người thầy, người cô mà mình kính trọng. Khi đã đứng trên bục giảng, ai cũng muốn thấy học sinh nhìn mình với ánh mắt thán phục như ngày xưa mình đã nhìn các thầy cô của mình. Ý nghĩ này buộc chúng ta phải suy nghĩ, tìm tòi các biện pháp giảng dạy để tạo uy tín đối với học sinh. Mỗi cách làm tự mình nghĩ ra và mang lại hiệu quả chứng tỏ rằng chúng ta đã sáng tạo trong giảng dạy. Ảnh hưởng của các thầy cô lớp trước có ý nghĩa quan trọng trong sự khởi đầu sáng tạo trong giảng dạy của chúng ta. Việc học tập từ các đồng nghiệp khác cũng giúp ích nhiều. Hãy đến trao đổi với các giáo viên khác trên tinh thần học hỏi, thể hiện rõ ý định của mình là học hỏi kinh nghiệm của họ. Nếu có điều kiện bạn hãy tham gia các hội
Sự sáng tạo bắt nguồn từ đâu?
Trong quá trình học tập, giảng dạy chúng ta hẳn là thường nghe những lời dạy bảo từ thầy cô giáo hay mệnh lệnh từ cấp trên hoặc gần hơn là Hiệu trưởng của mình. “Các em phải sáng tạo trong học tập chứ!” hay “Tôi yêu cầu tất cả cán bộ, nhân viên trong cơ quan phải suy nghĩ, sáng tạo trong công việc của mình” hoặc “Là giáo viên chúng ta phải sáng tạo trong công tác giảng dạy”. Sáng tạo là gì? Bạn có bao giờ tự hỏi là mình đã sáng tạo hay chưa? Sáng tạo có phải là một điều gì đó thật to lớn vượt sức tưởng tượng của chúng ta hay không? Ý tưởng sáng tạo trong giảng dạy bắt nguồn từ đâu? Và để sự sáng tạo của mình mang lại hiệu quả thiết thực cho công việc mình đang làm, nơi mình đang công tác, giúp học sinh học tập vươn lên, thì chúng ta phải làm gì?
Sáng tạo là gì?
Theo Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học do Nhà xuất bản Đà Nẵng ấn hành năm 2002 thì “sáng tạo là tạo ra những giá trị mới về vật chất hoặc tinh thần”. Ngày xưa ông cha ta đã sáng tạo ra các công cụ lao động, sáng tạo ra chữ Nôm, các nhà văn, nhà thơ đương đại hay cổ điển đã sáng tạo ra những điển hình văn học, còn chúng ta?
Bạn và những người xung quanh bạn là những người sáng tạo
Chúng ta sẽ sáng tạo ra những giá trị gì? Có thể là bạn đang sáng tạo ra một giá trị nào đó mà bạn không để ý, và bạn chỉ biết điều đó khi người khác thừa nhận sự sáng tạo của bạn. Khi một ngày mới bắt đầu, bạn đến trường sớm, xem lại bài giảng để chuẩn bị thực hiện một điều mới mẻ trong giảng dạy cho học sinh. Nếu bạn làm được điều đó, thì có nghĩa là bạn đã sáng tạo.
Những người xung quanh bạn cũng đang sáng tạo ra một giá trị nào đó, có thể bạn nhận biết sự sáng tạo này, có thể không. Có thể bạn biết người khác có tính sáng tạo nhưng bạn không thừa nhận do tính ích kỷ, nhỏ nhen của mình và người khác cũng đối xử với bạn bằng một cách như thế, nhưng dù thế nào đi nữa, sáng tạo vẫn đang tồn tại trong mỗi con người chúng ta.
Bạn có thể quan sát kỹ những người chung quanh cùng làm việc với bạn, các giáo viên khác cũng đang giảng dạy như bạn và sẽ dễ dàng nhận ra mọi người đang sáng tạo. Sáng tạo là một công việc to lớn, nhưng đồng thời nó cũng đơn sơ, giản dị, điều mà ai cũng có thể làm được nếu chúng ta lưu tâm là mình phải thực hiện điều này trong công việc của mình.
Sự sáng tạo trong giảng dạy bắt nguồn từ sự học tập lẫn nhau
Sự học tập lẫn nhau diễn ra trong quá trình tiếp xúc, trao đổi với người khác thông qua các hoạt động nghề nghiệp hoặc giao tiếp xã hội. Việc trao đổi công việc với người khác trong cùng cơ quan hoặc trong nhóm bạn bè bao giờ cũng tạo cho chúng ta nhiều cơ hội nắm bắt nhiều ý tưởng mới của nhau. Đây cũng chính là nơi khơi nguồn có ý nghĩa quan trọng cho các ý tưởng mới và sự sáng tạo sau này. Hãy thử ngẫm nghĩ lại xem, hẳn là trong đời bạn có một (hoặc nhiều) người có ảnh hưởng quan trọng đối với cuộc đời hoặc công việc của bạn. Người đó luôn tạo nguồn cảm hứng cho bạn sáng tạo ra một cái gì đó trong mỗi lần bạn tiếp xúc, trò chuyện với anh ta (hoặc chị ta). Và bạn cũng (hoặc sẽ) là một người có ảnh hưởng đối với người khác bằng một cách như vậy.
Trong giảng dạy sự sáng tạo đôi khi cũng bắt đầu bằng một sự kính trọng, một ảnh hưởng nào đó. Không ít người trong số chúng ta chọn nghề giáo bỡi vì trước đây mình đã được học những người thầy, người cô mà mình kính trọng. Khi đã đứng trên bục giảng, ai cũng muốn thấy học sinh nhìn mình với ánh mắt thán phục như ngày xưa mình đã nhìn các thầy cô của mình. Ý nghĩ này buộc chúng ta phải suy nghĩ, tìm tòi các biện pháp giảng dạy để tạo uy tín đối với học sinh. Mỗi cách làm tự mình nghĩ ra và mang lại hiệu quả chứng tỏ rằng chúng ta đã sáng tạo trong giảng dạy. Ảnh hưởng của các thầy cô lớp trước có ý nghĩa quan trọng trong sự khởi đầu sáng tạo trong giảng dạy của chúng ta. Việc học tập từ các đồng nghiệp khác cũng giúp ích nhiều. Hãy đến trao đổi với các giáo viên khác trên tinh thần học hỏi, thể hiện rõ ý định của mình là học hỏi kinh nghiệm của họ. Nếu có điều kiện bạn hãy tham gia các hội
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Văn Cơ
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)