Sáng kiến sử dụng thùng rác 3 ngăn ở các trương học

Chia sẻ bởi Lê Văn Sỹ | Ngày 26/04/2019 | 48

Chia sẻ tài liệu: Sáng kiến sử dụng thùng rác 3 ngăn ở các trương học thuộc Vật lý 11

Nội dung tài liệu:


SÁNG KIẾN
---------------------------

Tên đề tài : SỬ DỤNG THÙNG RÁC 3 NGĂN
Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NÔI TRÚ

Tác giả : Lê Văn Sỹ
Trình độ chuyên môn : Cao Đẳng Sư Phạm - Lý KTCN
Đơn vị công tác : Tổ Tự Nhiên -Trường PTDTNT –THCS Ninh Sơn
Nhiệm vụ phân công : Giảng dạy Lý - Công nghệ
Điện thoại : 0683 505 001 Email : [email protected]

Tổ quốc Việt Nam xanh mát, Có sạch đẹp mãi được không? Điều đó phụ thuộc hành động của bạn, Chỉ thuộc vào bạn mà thôi.

I. ĐẶT VÂN ĐÊ:    
Không cần nói nhiều về tình trạng ô nhiễm môi trường do rác thải ở Việt Nam hiện nay, bạn chỉ cần vào mạng truy cập “ Rác thải” thì hàng loạt trang web và hàng nghìn hình ảnh, số liệu, thông tin về thực trạng ô nhiễm môi trường.Trong đó trường học góp phần không nhỏ vào tình trạng ô nhiễm trên.
Sau nhiều năm công tác tại trường PTTNT THCS Ninh Sơn tôi nhận thấy rằng hằng ngày qua việc vệ sinh thu gom rác thải trong lớp cũng như trên toàn sân trường với số lượng rác tương đối là lớn con số: từ 2 cho đến 3 thùng rác, gồm tất cả các loại được thu gom cùng nhau, đặt biệt rác thải khu nội trú khá lớn, trong đó có cả những loại có khả năng tái sử dụng, tái chế nhưng cũng được gom lẫn vào cùng với nhau làm cho lượng rác thải rất lớn điều đó gây lãng phí và ô nhiễm môi trường. Chính vì thế viêc tìm ra một phương pháp khả thi vừa tránh tình trạng ô nhiễm môi trường vừa tái sử dụng rác thải là hết sức cần thiết . Vì thế tôi chọn đề tài nghiên cứu : “ SỬ DỤNG THÙNG RÁC 3 NGĂN Ở CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TÔC NỘI TRÚ”

II. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
1. Những ưu điểm khi sử dụng thùng rác 3 ngăn so với các phương pháp khác:
1.1. Các biện pháp xử lý rác và han chế của các biện pháp xử lý rác thải hiện nay:
1.1.1.Chôn lấp rác thải tự phát gây ô nhiễm môi trường
Thông thường ở các địa phương đặt biệt ở vùng nông thôn, trường học dùng biện pháp xử lý rác bằng cách đem ra khu đất trống chôn lấp gây ô nhiễm môi trường, nguồn nước, mất mỹ quang khu dân cư:

1.1.2. Xử lý rác theo phương pháp Fukuoka
Tại đây, các chuyên gia về môi trường của Nhật Bản hỗ trợ kỹ thuật, xây dựng các đường ống thiết kế theo hình xương cá, độ đốc 1% để thu nước rỉ rác trong khu thí điểm, trên các ống có các lỗ nhỏ để thu nước rác và cung cấp ô xy cho lớp rác... từng bước biến nơi đây thành khu xử lý rác thải thí điểm theo phương pháp bán hiếu khí kiểu Fukuoka

1.1.3. Phương pháp mới xử lý khí CO2
Trước khi được lưu trữ dưới lòng đất, CO2 phát ra từ sản xuất năng lượng phải được tách khỏi các khí khác. Các phương pháp hiện nay đòi hỏi chi phí cao và sử dụng các sản phẩm hoá học. Một loại màng lọc mới đã được các nhà nghiên cứu thuộc trường Đại học Trondheim (Na-Uy) sáng tạo và đăng ký sáng chế quốc tế.

Phương pháp mới xử lý CO2
1.1.4. hạn chế của các biện pháp xử lý rác thải hiện nay:
- Tính giáo dục cộng đồng chưa cao, chưa đánh vào ý thức cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường .
- Chỉ xử lý được dưới 31%, Tốn kém ngân sách và nhân lực khá lớn.
- Kém hiêu quả, chưa triệt để, khó thực hiện, vẫn còn gây ô nhiễm môi trường, mất mỹ quang môi trường thiên nhiên, khu dân cư, trường học.
- Kém bề vững, Thất thu một nguồn ngân sách đáng kể cho xã hội

Rác thải chưa phân loại học sinh trút chung vào hố rác


1.2. Ưu điểm khi sử dụng thùng rác 3 ngăn trong các cơ sở giáo dục:
Như đã nói trên “ BIỆN PHÁP SỬ DỤNG THÙNG RÁC 3 NGĂN Ở CÁC TRƯỜNG PTTNT ” sẽ khắc phục toàn bộ những hạn chế của những biện pháp trên và mang lại những kết quả sau:
Giáo dục tình yêu quê hương, đất nước, tinh thần đoàn kết, thân thiện môi trường.
Giáo dục được ý thức bảo vệ môi trường trong toàn thể học sinh, toàn thể công đồng, toàn xã hôi.
Hình thành nếp sống văn minh, ý thức bảo vệ môi trường, kỷ năng biết phân loại rác thải ngay từ khi còn học mầm non, tiểu học.
Giải quyết triệt để và bền vững về thực trạng rác thải
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Văn Sỹ
Dung lượng: | Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)