Sang kien mon tap doc
Chia sẻ bởi Vũ Viết Diện |
Ngày 18/10/2018 |
17
Chia sẻ tài liệu: sang kien mon tap doc thuộc Ngữ văn 6
Nội dung tài liệu:
Sáng kiến kinh nghiệm
Tên đề tài:
Đổi mới phương pháp dạy môn tập đọc. Hướng dẫn học sinh tự đọc đúng đến đọc diễn cảm một bài tập đọc.
Người thực hiện : Nguyễn Thị Thành B.
Trường: Tiểu học Cát Linh - Đống Đa - Hà Nội
Hà Nội 2003
I.Lí do chọn đề tài:
Đã từ lâu chúng ta quan tâm đến việc bảo vệ và gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt. Muốn làm được điều đó, trước tiên phải nói và viết cho đúng. Chính vì vậy, việc dạy tiếng Việt cho học sinh , nhất là học sinh tiểu học có ý nghĩa đặc biệt quan trọng vì đây là bậc học đầu tiên, đặt nền móng cho hình thành và phát triển về ngôn ngữ của trẻ sau này.
Qua kinh nghiệm nhiều năm giảng dạy tôi thấy học sinh muốn nói hay viết hay, trước hết phải biết cách đọc tốt. Vậy đọc như thế nào là tốt? theo tôi, ngoài yêu cầu đọc đúng chữ, đọc rõ ràng, lưu loát còn phải đọc diễn cảm. Tức là phải thể hiện được nội dung, sắc thái của bài tập đọc để thấy rõ cái hay, cái đẹp của tác phẩm. Vì vậy, ngay từ những tiết dạy đầu tiên của năm học, tôi thường chú ý nghe các đối tượng học sinh đọc bài và nhận thấy, ngay cả những em mà các bạn cho là đọc tốt khi đọc, cũng thiếu cảm xúc, do chưa biết cách làm thế nào để có cảm xúc. Trong khi điều này, nếu được giáo viên giúp đỡ, các em hoàn toàn có thể làm được.
Xuất phát từ suy nghĩ đó, đã nhiều năm nay, tôi rất coi trọng việc rèn đọc diễn cảm cho học sinh và bước đầu đã thu được kết quả mong muốn.
II.Cơ sở thực tiễn:
Ở trường tiểu học, phân môn tập đọc có nhiệm vụ rèn kĩ năng đọc cho học sinh trước tiên là rèn yêu cầu đọc thành tiếng với mức độ tăng dần từ đọc thông thạo, lưu loát, đọc đúng đọc diễn cảm. Vì vậy đối với phân môn tập đọc, tuỳ từng bài, tôi chọn phương pháp dạy cho phù hợp.
Ví dụ: Đối với những bài thơ, ngôn ngữ thường chắt lọc, giàu hình ảnh, nhạc điệu lại gợi cảm, dễ gây hứng thú đọc, vì vậy tôi thường chọn cách hướng dẫn cho học sinh cảm thụ từ nghệ thuật đến nội dung để đọc diễn cảm. Còn với các bài văn xuôi trong chương trình, đều có nội dung sâu sắc và có tính nghệ thuật cao, có bố cục rõ ràng. Tôi lại chọn phương pháp tìm hiểu bài theo dàn ý để học sinh dễ cảm nhận và dễ thể hiện nội dung từng đoạn qua cách đọc.
Qua thực tiễn nhiều năm áp dụng phương pháp này, cùng với việc vận dụng một cách linh hoạt những đổi mới trong việc dạy môn tập đọc do Quận triển khai, tôi thấy học sinh rất hứng thú tiết học này và nhiều em đã thành kĩ năng, kĩ xảo khi đọc bất cứ một bài văn nào.
III.Quá trình triển khai (cách giải quyết vấn đề).
*Đối chứng giữa cách dạy cũ và cách dạy mới cùng với những sáng kiến kinh nghiệm của bản thân để thấy rõ sự ưu việt của nó.
1) Dạy theo phương pháp cũ: với môn tập đọc dạy gần như một tiết giảng văn, chủ yếu giáo viên phân tích bài tập đọc và hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài với một số lượng câu hỏi khai thác bài rất nhiều, thiên về hướng cảm thụ văn chương, do đó, học sinh không hiểu được mối quan hệ giữa nghệ thuật và nội dung văn bản. Hơn nữa thời gian luyện đọc lại ít, nên sau tiết học khả năng đọc của học sinh không được nâng cao, không hình thành được kĩ năng đọc đúng, đọc hay cho học sinh, hạn chế việc cảm thụ văn học.
2) Dạy theo phương pháp mới: Với mục đích là nâng cao chất lượng đọc của học sinh nên yêu cầu luyện đọc thầm và đọc thành tiếng trên cơ sở hiểu văn bản tiến tới đọc diễn cảm một cách sáng tạo cần có những biện pháp cụ thể.
a) Đối với giáo viên: Phải chủ động lập kế hoạch giảng dạy trên lớp.
*Khâu soạn bài: Phải tìm hiểu kĩ văn bản trên cơ sở phân tích, tổng hợp và hệ thống hoá văn bản để đánh giá đúng nội dung nghệ thuật của bài. Trong trường hợp cần thiết, giáo viên có thể điều chỉnh hoặc thêm các câu hỏi khác về nội dụng, nghệ thuật để gợi mở và gây hứng thú cho học sinh.
*Khâu tập đọc mẫu của giáo viên: Giáo viên phải luyện đọc thành tiếng đùng và diễn cảm một cách sáng tạo bài văn, phải nắm vững cách đọc (giọng đọc, ngắt nghỉ, nhấn giọng, kéo dài giọng...) như thế nào để thể hiện được sắc thái
Tên đề tài:
Đổi mới phương pháp dạy môn tập đọc. Hướng dẫn học sinh tự đọc đúng đến đọc diễn cảm một bài tập đọc.
Người thực hiện : Nguyễn Thị Thành B.
Trường: Tiểu học Cát Linh - Đống Đa - Hà Nội
Hà Nội 2003
I.Lí do chọn đề tài:
Đã từ lâu chúng ta quan tâm đến việc bảo vệ và gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt. Muốn làm được điều đó, trước tiên phải nói và viết cho đúng. Chính vì vậy, việc dạy tiếng Việt cho học sinh , nhất là học sinh tiểu học có ý nghĩa đặc biệt quan trọng vì đây là bậc học đầu tiên, đặt nền móng cho hình thành và phát triển về ngôn ngữ của trẻ sau này.
Qua kinh nghiệm nhiều năm giảng dạy tôi thấy học sinh muốn nói hay viết hay, trước hết phải biết cách đọc tốt. Vậy đọc như thế nào là tốt? theo tôi, ngoài yêu cầu đọc đúng chữ, đọc rõ ràng, lưu loát còn phải đọc diễn cảm. Tức là phải thể hiện được nội dung, sắc thái của bài tập đọc để thấy rõ cái hay, cái đẹp của tác phẩm. Vì vậy, ngay từ những tiết dạy đầu tiên của năm học, tôi thường chú ý nghe các đối tượng học sinh đọc bài và nhận thấy, ngay cả những em mà các bạn cho là đọc tốt khi đọc, cũng thiếu cảm xúc, do chưa biết cách làm thế nào để có cảm xúc. Trong khi điều này, nếu được giáo viên giúp đỡ, các em hoàn toàn có thể làm được.
Xuất phát từ suy nghĩ đó, đã nhiều năm nay, tôi rất coi trọng việc rèn đọc diễn cảm cho học sinh và bước đầu đã thu được kết quả mong muốn.
II.Cơ sở thực tiễn:
Ở trường tiểu học, phân môn tập đọc có nhiệm vụ rèn kĩ năng đọc cho học sinh trước tiên là rèn yêu cầu đọc thành tiếng với mức độ tăng dần từ đọc thông thạo, lưu loát, đọc đúng đọc diễn cảm. Vì vậy đối với phân môn tập đọc, tuỳ từng bài, tôi chọn phương pháp dạy cho phù hợp.
Ví dụ: Đối với những bài thơ, ngôn ngữ thường chắt lọc, giàu hình ảnh, nhạc điệu lại gợi cảm, dễ gây hứng thú đọc, vì vậy tôi thường chọn cách hướng dẫn cho học sinh cảm thụ từ nghệ thuật đến nội dung để đọc diễn cảm. Còn với các bài văn xuôi trong chương trình, đều có nội dung sâu sắc và có tính nghệ thuật cao, có bố cục rõ ràng. Tôi lại chọn phương pháp tìm hiểu bài theo dàn ý để học sinh dễ cảm nhận và dễ thể hiện nội dung từng đoạn qua cách đọc.
Qua thực tiễn nhiều năm áp dụng phương pháp này, cùng với việc vận dụng một cách linh hoạt những đổi mới trong việc dạy môn tập đọc do Quận triển khai, tôi thấy học sinh rất hứng thú tiết học này và nhiều em đã thành kĩ năng, kĩ xảo khi đọc bất cứ một bài văn nào.
III.Quá trình triển khai (cách giải quyết vấn đề).
*Đối chứng giữa cách dạy cũ và cách dạy mới cùng với những sáng kiến kinh nghiệm của bản thân để thấy rõ sự ưu việt của nó.
1) Dạy theo phương pháp cũ: với môn tập đọc dạy gần như một tiết giảng văn, chủ yếu giáo viên phân tích bài tập đọc và hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài với một số lượng câu hỏi khai thác bài rất nhiều, thiên về hướng cảm thụ văn chương, do đó, học sinh không hiểu được mối quan hệ giữa nghệ thuật và nội dung văn bản. Hơn nữa thời gian luyện đọc lại ít, nên sau tiết học khả năng đọc của học sinh không được nâng cao, không hình thành được kĩ năng đọc đúng, đọc hay cho học sinh, hạn chế việc cảm thụ văn học.
2) Dạy theo phương pháp mới: Với mục đích là nâng cao chất lượng đọc của học sinh nên yêu cầu luyện đọc thầm và đọc thành tiếng trên cơ sở hiểu văn bản tiến tới đọc diễn cảm một cách sáng tạo cần có những biện pháp cụ thể.
a) Đối với giáo viên: Phải chủ động lập kế hoạch giảng dạy trên lớp.
*Khâu soạn bài: Phải tìm hiểu kĩ văn bản trên cơ sở phân tích, tổng hợp và hệ thống hoá văn bản để đánh giá đúng nội dung nghệ thuật của bài. Trong trường hợp cần thiết, giáo viên có thể điều chỉnh hoặc thêm các câu hỏi khác về nội dụng, nghệ thuật để gợi mở và gây hứng thú cho học sinh.
*Khâu tập đọc mẫu của giáo viên: Giáo viên phải luyện đọc thành tiếng đùng và diễn cảm một cách sáng tạo bài văn, phải nắm vững cách đọc (giọng đọc, ngắt nghỉ, nhấn giọng, kéo dài giọng...) như thế nào để thể hiện được sắc thái
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Vũ Viết Diện
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)