Sang kien KN - Nam hoc 08-09
Chia sẻ bởi Nguyễn Hoàng |
Ngày 29/04/2019 |
51
Chia sẻ tài liệu: Sang kien KN - Nam hoc 08-09 thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA:
Ubuntu là một hệ điều hành mã nguồn mở xây dựng xung quanh nhân Linux, được cộng đồng cùng phát triển. Hệ điều hành Ubuntu có đầy đủ chức năng của một hệ điều hành hiện đại, hoạt động tốt trên máy tính để bàn, máy tính xách tay và hệ thống máy chủ. Tuy ra đời chưa lâu, nhưng hệ điều hành này đang có những bước tiến nhảy vọt, sức lan toả rất lớn, hiện đang được sử dụng rất rộng rãi trên thế giới và đang dần dần phổ biến ở Việt Nam.
Lịch sử của Ubuntu bắt đầu từ tháng Tư năm 2004, khi Mark Shuttleworth tập hợp một nhóm các nhà phát triển phần mềm mã nguồn mở để tạo ra một hệ điều hành mới. Với quyết tâm hiện thực hoá những ý tưởng, các lập trình viên này đặt tên nhóm là Warthogs và cùng nhau làm việc trong sáu tháng để cho ra đời phiên bản thể hiện khái niệm của hệ điều hành mới. Họ lấy tên nhóm đặt cho phiên bản Ubuntu đầu tiên này, Warty Warthog.
Dựa trên nền tảng chắc chắn của bản phân phối Debian, cùng với những nguyên tắc về thời gian phát hành, chương trình GNOME để quản lý giao diện Desktop, và một cam kết mạnh mẽ về sự tự do, chỉ trong vòng ba năm, Ubuntu đã phát triển một cộng đồng lên đến mười hai ngìn thành viên và số lượng người dùng ước tính đến hơn tám triệu (tháng Bảy năm 2007).
Tuy nhiên, Ubuntu còn khá mới mẽ với nhiều người sử dụng, các phần mềm ứng dụng chạy được trên Ubuntu còn hạn chế so với Windows. Điều này sẽ được cộng đồng sử dụng cải thiện dần trong một tương lai không xa. Đã đến lúc chúng ta cân nhắc nên chọn Windows hay Ubuntu.
Một số ưu điểm của hệ điều hành Ubuntu:
* Các chi phí liên quan: Hệ điều hành Windows của Microsoft là một sản phẩm thương mại và chi phí tổng thể sẽ tăng tỷ lệ thuận với các chức năng và trình ứng dụng thêm vào. Vấn đề về chi phí đôi khi trở thành một yếu tố cân nhắc sử dụng các ứng dụng của hãng thứ ba ngoài Microsoft. Với Ubuntu, các phiên bản phát hành mới và các ứng dụng đều là miễn phí.
* Phát hành phiên bản mới: Ubuntu không phân chia phiên bản cho người sử dụng gia đình hay chuyên nghiệp, các tính năng dành cho cả hai đều giống nhau. Với Microsoft Windows thì phiên bản Home và Professional là hai phiên bản khác nhau. Chẳng hạn, bản Microsoft Windows Professional có những đặc tính an toàn nổi trội hơn so với bản Home.
* Ngoài ra, chu kỳ phát hành 6 tháng của Ubuntu cũng tạo điều kiện cho người sử dụng dễ dàng tiếp cận được tất cả những ứng dụng mới nhất. Việc nâng cấp từ một phiên bản lên phiên bản kế tiếp là miễn phí và được hỗ trợ hoàn toàn. Trong khi đó các kế hoạch xung quanh việc phát hành của Microsoft thì lâu hơn và ít tiết lộ ra cho cộng đồng hơn.
* Khía cạnh an toàn: Cho đến bây giờ, Ubuntu hiếm khi là mục tiêu của malware và virus. Theo mặc định thì người dùng quản trị “root” trong Ubuntu sẽ bị khoá và chỉ có những tác vụ nhất định được chạy với quyền quản trị. Trong môi trường Microsoft Windows thì người dùng bình thường lại có thể truy xuất trực tiếp vào người dùng quản trị.
* Khả năng tùy chỉnh: Hệ điều hành Ubuntu có thể được thiết kế và tùy chỉnh theo ý thích của bạn. Ngoài ra, bạn có thể có nhiều biến thể của Ubuntu chạy song song với nhau; chẳng hạn, bạn có thể cài đặt Kubuntu cùng với Ubuntu và sau đó chọn môi trường desktop bạn muốn dùng. Trên Internet có hơn 17000 gói phần mềm và có thể được truy xuất dễ dàng. Dựa vào đặc điểm này, bạn không bị bó buộc vào sử dụng một phiên bản chỉ vì đó là phiên bản đầu tiên bạn cài đặt vào hệ thống. Microsoft Windows là một hệ điều hành tiêu chuẩn với một số ít tuỳ chọn cho phép hiệu chỉnh. Bên cạnh đó, có rất nhiều phần mềm thương mại có sẵn trên thị trường, nhưng hầu hết trong số đó đều có chi phí bản quyền cho việc tùy chỉnh.
* Lưu trữ dữ liệu: Dữ liệu của người sử dụng được đặt rải rác ở nhiều nơi trong Windows, điều này có thể làm cho việc di chuyển dữ liệu từ máy này sang máy khác trở nên khó khăn. Ubuntu lưu trữ thông tin người dùng của bạn chỉ trong một chỗ - thư mục home. Điều này làm cho việc di chuyển dữ liệu sang máy khác dễ dàng hơn, đồng thời tách biệt dữ liệu lưu trữ của từng người dùng.
Qua một thời gian nghiên cứu và làm việc trên hệ điều hành này tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm để sử dụng và khai thác một cách hiệu quả. Giờ đây, tôi muốn chia sẻ những kinh nghiệm nhỏ của mình để
I. MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA:
Ubuntu là một hệ điều hành mã nguồn mở xây dựng xung quanh nhân Linux, được cộng đồng cùng phát triển. Hệ điều hành Ubuntu có đầy đủ chức năng của một hệ điều hành hiện đại, hoạt động tốt trên máy tính để bàn, máy tính xách tay và hệ thống máy chủ. Tuy ra đời chưa lâu, nhưng hệ điều hành này đang có những bước tiến nhảy vọt, sức lan toả rất lớn, hiện đang được sử dụng rất rộng rãi trên thế giới và đang dần dần phổ biến ở Việt Nam.
Lịch sử của Ubuntu bắt đầu từ tháng Tư năm 2004, khi Mark Shuttleworth tập hợp một nhóm các nhà phát triển phần mềm mã nguồn mở để tạo ra một hệ điều hành mới. Với quyết tâm hiện thực hoá những ý tưởng, các lập trình viên này đặt tên nhóm là Warthogs và cùng nhau làm việc trong sáu tháng để cho ra đời phiên bản thể hiện khái niệm của hệ điều hành mới. Họ lấy tên nhóm đặt cho phiên bản Ubuntu đầu tiên này, Warty Warthog.
Dựa trên nền tảng chắc chắn của bản phân phối Debian, cùng với những nguyên tắc về thời gian phát hành, chương trình GNOME để quản lý giao diện Desktop, và một cam kết mạnh mẽ về sự tự do, chỉ trong vòng ba năm, Ubuntu đã phát triển một cộng đồng lên đến mười hai ngìn thành viên và số lượng người dùng ước tính đến hơn tám triệu (tháng Bảy năm 2007).
Tuy nhiên, Ubuntu còn khá mới mẽ với nhiều người sử dụng, các phần mềm ứng dụng chạy được trên Ubuntu còn hạn chế so với Windows. Điều này sẽ được cộng đồng sử dụng cải thiện dần trong một tương lai không xa. Đã đến lúc chúng ta cân nhắc nên chọn Windows hay Ubuntu.
Một số ưu điểm của hệ điều hành Ubuntu:
* Các chi phí liên quan: Hệ điều hành Windows của Microsoft là một sản phẩm thương mại và chi phí tổng thể sẽ tăng tỷ lệ thuận với các chức năng và trình ứng dụng thêm vào. Vấn đề về chi phí đôi khi trở thành một yếu tố cân nhắc sử dụng các ứng dụng của hãng thứ ba ngoài Microsoft. Với Ubuntu, các phiên bản phát hành mới và các ứng dụng đều là miễn phí.
* Phát hành phiên bản mới: Ubuntu không phân chia phiên bản cho người sử dụng gia đình hay chuyên nghiệp, các tính năng dành cho cả hai đều giống nhau. Với Microsoft Windows thì phiên bản Home và Professional là hai phiên bản khác nhau. Chẳng hạn, bản Microsoft Windows Professional có những đặc tính an toàn nổi trội hơn so với bản Home.
* Ngoài ra, chu kỳ phát hành 6 tháng của Ubuntu cũng tạo điều kiện cho người sử dụng dễ dàng tiếp cận được tất cả những ứng dụng mới nhất. Việc nâng cấp từ một phiên bản lên phiên bản kế tiếp là miễn phí và được hỗ trợ hoàn toàn. Trong khi đó các kế hoạch xung quanh việc phát hành của Microsoft thì lâu hơn và ít tiết lộ ra cho cộng đồng hơn.
* Khía cạnh an toàn: Cho đến bây giờ, Ubuntu hiếm khi là mục tiêu của malware và virus. Theo mặc định thì người dùng quản trị “root” trong Ubuntu sẽ bị khoá và chỉ có những tác vụ nhất định được chạy với quyền quản trị. Trong môi trường Microsoft Windows thì người dùng bình thường lại có thể truy xuất trực tiếp vào người dùng quản trị.
* Khả năng tùy chỉnh: Hệ điều hành Ubuntu có thể được thiết kế và tùy chỉnh theo ý thích của bạn. Ngoài ra, bạn có thể có nhiều biến thể của Ubuntu chạy song song với nhau; chẳng hạn, bạn có thể cài đặt Kubuntu cùng với Ubuntu và sau đó chọn môi trường desktop bạn muốn dùng. Trên Internet có hơn 17000 gói phần mềm và có thể được truy xuất dễ dàng. Dựa vào đặc điểm này, bạn không bị bó buộc vào sử dụng một phiên bản chỉ vì đó là phiên bản đầu tiên bạn cài đặt vào hệ thống. Microsoft Windows là một hệ điều hành tiêu chuẩn với một số ít tuỳ chọn cho phép hiệu chỉnh. Bên cạnh đó, có rất nhiều phần mềm thương mại có sẵn trên thị trường, nhưng hầu hết trong số đó đều có chi phí bản quyền cho việc tùy chỉnh.
* Lưu trữ dữ liệu: Dữ liệu của người sử dụng được đặt rải rác ở nhiều nơi trong Windows, điều này có thể làm cho việc di chuyển dữ liệu từ máy này sang máy khác trở nên khó khăn. Ubuntu lưu trữ thông tin người dùng của bạn chỉ trong một chỗ - thư mục home. Điều này làm cho việc di chuyển dữ liệu sang máy khác dễ dàng hơn, đồng thời tách biệt dữ liệu lưu trữ của từng người dùng.
Qua một thời gian nghiên cứu và làm việc trên hệ điều hành này tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm để sử dụng và khai thác một cách hiệu quả. Giờ đây, tôi muốn chia sẻ những kinh nghiệm nhỏ của mình để
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Hoàng
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)