Sang kien kn

Chia sẻ bởi Đào Thị Thu Hằng | Ngày 05/10/2018 | 42

Chia sẻ tài liệu: sang kien kn thuộc Lớp 3 tuổi

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO MƯỜNG TÈ
TRƯỜNG MẦM NON HUA BUM







SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Đề tài:
Một số biện pháp chỉ đạo phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ trong trường Mầm non




Đề tài thuộc lĩnh vực chuyên môn: Mầm non
Họ và tên người thực hiện: Đặng Thị Tuyết Mai
Chức vụ: Hiệu phó
Sinh hoạt chuyên môn:







Mường Tè, ngày 30 tháng 3 năm 2011
PHẦN MỞ ĐẦU

I. BỐI CẢNH ĐỀ TÀI:

- Thời gian nghiên cứu đề tài:
Tôi chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ trong trường Mầm non” Thông qua hội đồng nhà trường xây dựng kế hoạch, thực hiện nội dung đề tài
+ Thực hiện nội dung đề tài (tháng 3/2009)
+ Tổng kết kết quả thực hiện, các biện pháp của đề tài (tháng 4/2009)
+ Đề tài hoàn thành và áp dụng vào năm học 2010 – 2011.
- Thực trạng, tổng quan những thông tin về vấn đề cần nghiên cứu.
+ Đối với Giáo Dục mầm non xã Hua Bum – Mường Tè trong những năm gần đây đang trên đà phát triển được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, Chính quyền, được phòng Giáo Dục và Đào Tạo Huyện Mường Tè quan tâm về nhiều mặt hoạt động nên đã có những kết quả nhất định. Tuy nhiên, do nhận thức của nhân dân còn hạn chế không đồng đều cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn nên tỉ lệ trẻ ăn bán trú chưa cao, điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến việc giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng trong trường Mầm non trên địa bàn xã.
Từ nhận thức về vị trí tầm quan trọng của việc phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ mầm non cùng với thực trạng ở địa phương là Phó hiệu trưởng nhà trường tôi luôn suy nghĩ và trăn trở tìm tòi học hỏi những biện pháp góp phần giảm tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng trong trường Mầm non nơi tôi công tác.

II. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã từng nói:
“ Vì lợi ích trăm năm phải trồng cây
Vì lợi ích trăm năm phải trồng người”
Chúng ta, những người làm công tác giáo dục, đặc biệt là giáo dục Mầm non cần phải suy nghĩ và thấm nhuần lời dạy đó của Người.
Ngày nay, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc trẻ em, sự quan tâm này đã từng bước, được thể chế hóa bằng các văn bản pháp luật, các quy định, các công ước và quy ước.
Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em ban hành ngày 16/8/1991 và ngày 2/12/1998. Luật giáo dục đã thông qua tại kì họp thứ 4 Quốc Hội khóa X đã khẳng định: “ Giáo dục Mầm non thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em từ 3 tháng đến 6 tuổi” (Điều 18). Tại điều 19, Luật giáo dục đã quy định: “Mục tiêu của giáo dục Mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em bước vào lớp 1”. Chiến lược phát triển giáo dục đã đặt mục tiêu: “Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ trong các trường Mầm non xuống dưới 20% vào năm 2005, dưới 15% vào năm 2010 và dưới 10% vào năm 2015.
Hiện nay suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng, chế độ ăn uống không hợp lý và không cung cấp đầy đủ các chất khoáng, các vitamin cần thiết và các axit béo quan trọng ở trẻ em dưới 6 tuổi là tình trạng phổ biến ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Nguyên nhân chính của suy dinh dưỡng là do thiếu kiến thức, thiếu ăn và bệnh tật.
Suy dinh dưỡng ảnh hưởng tới sự phát triển về thể lực và trí tuệ của con người nói chung đặc biệt đối với trẻ mầm non. Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em càng cao thì nòi giống càng kém phát triển, ảnh hưởng trực tiếp đến sự tiếp thu nền khoa học tiên tiến. Do đó suy dinh dưỡng là gánh nặng của mỗi gia đình, toàn xã hội, ảnh hưởng tới nguồn nhân lực trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa hôm nay. Suy dinh dưỡng sớm, nặng và kéo dài không những làm trẻ em chậm phát triển về thể lực mà còn chậm phát triển về vận động, ngôn ngữ, trí tuệ. Suy dinh dưỡng nặng có thể làm chết người, suy dinh dưỡng nhẹ làm trẻ gầy yếu, dễ mắc các bệnh như: Tiêu chảy, nhiễm khuẩn hô hấp dẫn đến trẻ hoạt động kém, kém
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đào Thị Thu Hằng
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)