Sáng kiến kn 13
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Phượng |
Ngày 10/05/2019 |
33
Chia sẻ tài liệu: sáng kiến kn 13 thuộc Lịch sử 7
Nội dung tài liệu:
PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU
I- Lý do chọn đề tài
1- Cơ sở lý luận.
Trong hệ thống giáo dục ở trường trung học cơ sở, môn lịch sử có vai trò quan trọng đối với việc bồi dưỡng thế hệ trẻ về kiến thức văn hoá, tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức và năng lực cảm thụ của học sinh.
Lịch sử cũng như các môn học khác, có vai trò tác động đến con người không chỉ về trí tuệ mà còn cả về tư tưởng tình cảm. Bên cạnh đó góp phần xây dựng con người phát triển hoàn thiện về “Đức- Trí- Thể- Mĩ” Ở những mức độ khác nhau. Nếu văn học giúp học sinh thấy được cái hay, cái đẹp trong thơ ca để càng yêu quý hơn con người, dân tộc Việt Nam thì thông qua môn học lịch sử các em không chỉ thấy được quá trình phát triển của một đất nước, một dân tộc mà rộng hơn là cả một xã hội loài người, bên cạnh đó nó góp phần quan trọng trong việc hình thành bồi dưỡng nhân sinh quan, thế giới quan khoa học.
Dạy học liên môn là một trong những nguyên tắc quan trọng của dạy học ở trường phổ thông nói chung, môn lịch sử nói riêng. Nó góp phần bổ sung lượng kiến thức các môn học khác cho bài học, giúp học sinh hứng thú say mê học tập, góp phần nâng cao hiệu quả bài học. Đối với thế hệ học sinh, từ những hiểu biết về lịch sử Việt Nam, lịch sử thế giới, các em sẽ hiểu và tự hào về truyền thống dân tộc, có thái độ đúng đắn, có trách nhiệm trong quá trình học tập và rèn luyện những tư duy phẩm chất tốt đẹp. Biết nắm các sự kiện để phân tích và thấy được mối liên hệ giữa các sự kiện với nhau, rút ra những bài học quy luật lịch sử.
Trong thực tế, giảng dạy lịch sử là môn học có kiến thức liên môn, song có lẽ có mỗi quan hệ tác động qua lại mật thiết và bổ sung cho nhau nhiều nhất là mỗi quan hệ giữa lịch sử và văn học. Trước hết lịch sử đề cập đến nhiều lĩnh vực khác nhau của cuộc sống cho nên việc lồng ghép kiến thức văn học vào trong giờ dạy lịch sử là điều không thể thiếu được. Nếu như văn học thường mô tả những sự kiện bằng hình tượng thì lịch sử tái tạo lại quá khứ bằng những con số, sự kiện cụ thể, điều đó đã tác động rất lớn đến nhận thức của học sinh. Đã có không ít tác phẩm văn học tự bản thân nó là một tư liệu lịch sử như “HỊCH TƯỚNG SĨ”; “CÁO BÌNH NGÔ”; “HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ”… là những minh chứng hùng hồn cho mối quan hệ tương đồng giữa lịch sử và văn học.
Mặt khác, bộ môn lịch sử cung cấp cho học sinh những tri thức ở nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội trong quá trình phát triển của lịch sử dân tộc và thế giới (cả tri thức về khoa hoc xã hội và khoa học tự nhiên). Do đó việc dạy học liên môn là dùng các kiến thức ở các bộ môn khác bổ sung, hỗ trợ làm sáng rõ hơn kiến thức mà học sinh đang được học trong môn học, cụ thể ở đây là bộ môn lịch sử và việc sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lich sử. Từ cơ sở đó tôi mạnh dạn xin trình bày một số kinh nghiệm về sử dụng tài liệu văn học trong giờ học sử - Phần lịch sử Việt Nam thời kì từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XIX lớp 7 trường THCS Ealy.
2- Cơ sở thực tiễn.
Trong những năm gần đây, Lịch sử ít được các em học sinh đón nhận và có thể nói các em còn có thái độ quay lưng lại với lịch sử. Chỉ vì môn học mà chúng ta thường cho là khô khan, khó học khó nhớ, kể cả với các kì thi tốt nghiệp THPT các em luôn tìm cách đối phó chứ không hề có thái độ thích thú.
Ở trường THCS Ealy là một vùng đặc biệt, địa bàn rộng học sinh nhiều dân tộc khác nhau, dân cư có khoảng hơn 40 tỉnh thành tập trung, rải rác trên xã. Hơn nữa đây là vùng đặc biệt khó khăn nên việc học cũng bị hạn chế, cha mẹ ít quan tâm đến con em nên các em thường bỏ học, trốn học để chơi và cuối cùng là không thích học.Các em tiếp thu kiến thức một cách hời hợt, thiếu chính xác, thiếu hệ thống vì đa phần các em cho rằng học lịch sử phải ghi nhớ với những sự kiện, con số quá nhiều. Qua nhiều năm dạy lịch sử mặc dù kiến thức có phần khô khan so với các môn học khác, “lịch sử là một môn học nghiên cứu về quá khứ mà quà khứ là những cái đã qua không thể thay đổi” nên các em chỉ học cho qua chứ không có ý thức học
I- Lý do chọn đề tài
1- Cơ sở lý luận.
Trong hệ thống giáo dục ở trường trung học cơ sở, môn lịch sử có vai trò quan trọng đối với việc bồi dưỡng thế hệ trẻ về kiến thức văn hoá, tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức và năng lực cảm thụ của học sinh.
Lịch sử cũng như các môn học khác, có vai trò tác động đến con người không chỉ về trí tuệ mà còn cả về tư tưởng tình cảm. Bên cạnh đó góp phần xây dựng con người phát triển hoàn thiện về “Đức- Trí- Thể- Mĩ” Ở những mức độ khác nhau. Nếu văn học giúp học sinh thấy được cái hay, cái đẹp trong thơ ca để càng yêu quý hơn con người, dân tộc Việt Nam thì thông qua môn học lịch sử các em không chỉ thấy được quá trình phát triển của một đất nước, một dân tộc mà rộng hơn là cả một xã hội loài người, bên cạnh đó nó góp phần quan trọng trong việc hình thành bồi dưỡng nhân sinh quan, thế giới quan khoa học.
Dạy học liên môn là một trong những nguyên tắc quan trọng của dạy học ở trường phổ thông nói chung, môn lịch sử nói riêng. Nó góp phần bổ sung lượng kiến thức các môn học khác cho bài học, giúp học sinh hứng thú say mê học tập, góp phần nâng cao hiệu quả bài học. Đối với thế hệ học sinh, từ những hiểu biết về lịch sử Việt Nam, lịch sử thế giới, các em sẽ hiểu và tự hào về truyền thống dân tộc, có thái độ đúng đắn, có trách nhiệm trong quá trình học tập và rèn luyện những tư duy phẩm chất tốt đẹp. Biết nắm các sự kiện để phân tích và thấy được mối liên hệ giữa các sự kiện với nhau, rút ra những bài học quy luật lịch sử.
Trong thực tế, giảng dạy lịch sử là môn học có kiến thức liên môn, song có lẽ có mỗi quan hệ tác động qua lại mật thiết và bổ sung cho nhau nhiều nhất là mỗi quan hệ giữa lịch sử và văn học. Trước hết lịch sử đề cập đến nhiều lĩnh vực khác nhau của cuộc sống cho nên việc lồng ghép kiến thức văn học vào trong giờ dạy lịch sử là điều không thể thiếu được. Nếu như văn học thường mô tả những sự kiện bằng hình tượng thì lịch sử tái tạo lại quá khứ bằng những con số, sự kiện cụ thể, điều đó đã tác động rất lớn đến nhận thức của học sinh. Đã có không ít tác phẩm văn học tự bản thân nó là một tư liệu lịch sử như “HỊCH TƯỚNG SĨ”; “CÁO BÌNH NGÔ”; “HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ”… là những minh chứng hùng hồn cho mối quan hệ tương đồng giữa lịch sử và văn học.
Mặt khác, bộ môn lịch sử cung cấp cho học sinh những tri thức ở nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội trong quá trình phát triển của lịch sử dân tộc và thế giới (cả tri thức về khoa hoc xã hội và khoa học tự nhiên). Do đó việc dạy học liên môn là dùng các kiến thức ở các bộ môn khác bổ sung, hỗ trợ làm sáng rõ hơn kiến thức mà học sinh đang được học trong môn học, cụ thể ở đây là bộ môn lịch sử và việc sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lich sử. Từ cơ sở đó tôi mạnh dạn xin trình bày một số kinh nghiệm về sử dụng tài liệu văn học trong giờ học sử - Phần lịch sử Việt Nam thời kì từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XIX lớp 7 trường THCS Ealy.
2- Cơ sở thực tiễn.
Trong những năm gần đây, Lịch sử ít được các em học sinh đón nhận và có thể nói các em còn có thái độ quay lưng lại với lịch sử. Chỉ vì môn học mà chúng ta thường cho là khô khan, khó học khó nhớ, kể cả với các kì thi tốt nghiệp THPT các em luôn tìm cách đối phó chứ không hề có thái độ thích thú.
Ở trường THCS Ealy là một vùng đặc biệt, địa bàn rộng học sinh nhiều dân tộc khác nhau, dân cư có khoảng hơn 40 tỉnh thành tập trung, rải rác trên xã. Hơn nữa đây là vùng đặc biệt khó khăn nên việc học cũng bị hạn chế, cha mẹ ít quan tâm đến con em nên các em thường bỏ học, trốn học để chơi và cuối cùng là không thích học.Các em tiếp thu kiến thức một cách hời hợt, thiếu chính xác, thiếu hệ thống vì đa phần các em cho rằng học lịch sử phải ghi nhớ với những sự kiện, con số quá nhiều. Qua nhiều năm dạy lịch sử mặc dù kiến thức có phần khô khan so với các môn học khác, “lịch sử là một môn học nghiên cứu về quá khứ mà quà khứ là những cái đã qua không thể thay đổi” nên các em chỉ học cho qua chứ không có ý thức học
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Phượng
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)