Sáng kiến kinh nghiệm về thực hiện ô chữ GDCD 10 bằng ActivInspite
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Huỳnh Loan |
Ngày 26/04/2019 |
101
Chia sẻ tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm về thực hiện ô chữ GDCD 10 bằng ActivInspite thuộc Giáo dục công dân 10
Nội dung tài liệu:
1. Lí do chọn đề tài
Thực tiễn giảng dạy môn Giáo dục công dân (sau đây viết tắt làGDCD) cấp Trung học phổ thông nhiều năm qua cho thấy việc đảm bảo tỉ lệ học sinh hứng thú và chờ đợi giờ học là một thách thức lớn lao đối với rất nhiều giáo viên đứng lớp. Thực tế cho thấy phần lớn học sinh chỉ tập trung học các môn chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp và thi đại học như toán, lí, hóahoặc ngữ văn, ngoại ngữ mà rất lơ là thậm chí mang tâm lý chỉ học cho có để đủ điểm số nhằm đảm bảo không bị khống chế điểm bộ môn mà không ý thức được vai trò và tầm quan trọng của việc học, thực hành nền tảng đạo đức đối với tương lai của bản thân.
Bên cạnh đó, đặc trưng môn GDCD hướng đến mục tiêu nhận thức về quy luật vận động của con người và các giá trị tinh thần được con người đặt ra theo chiều từ trực quan sinh động biến thành tư duy trừu tượng, lại vận động từ tư duy trừu tượng trở về thực tiễn cuộc sống như một logic khách quan mà không phụ thuộc vào nhận thức cảm tính của con người. Từ điều này, nếu giáo viên chỉ truyền đạt kiến thức qua loa, đại khái hoặc truyền đạt kiến thức mà không vận dụng vào thực tiễn, không cho phép cũng như không tiếp thu phản hồi mà chỉ một chiều như phương pháp giảng dạy truyền thốnglâu dần sẽ làm nhạt nhòa sự tinh tế từ phía giáo viên và xóa đi sự chủ động tích cực và khả năng tiếp thu của học sinh.
Trong bối cảnh bùng nổ thông tin và phát triển vượt bậc, không cho phép bất kỳ ai, bất kỳ điều gì làm chậm lại tiến trình chung đó của xã hội, đặc biệt với một ngành được cho là quốc sách hàng đầu như giáo dục. Với điều kiện đó, mọi nhân tố đảm bảo giáo dục phát triển theo hướng hiện đại là được ưu tiên bắt đầu từ đổi mới phương pháp dạy và học. Sau nhiều năm thay đổi kể từ những năm học 2008-2009 Bộ Giáo dục và Đào tạođã thực hiện nhiều lần hội thảo, chuyên đề nhằm tác động sâu rộng đến từng giáo viên để hòa vào dòng chảy mới tiến tới thay đổi diện mạo ngành giáo dục. Điều này đòi hỏi cả người dạy và người học phải thay đổi cách dạy và cách học; trong đó người giáo viên phải nổ lực nâng cao kiến thức chuyên môn, không ngừng đổi mới và sáng tạo về phương pháp dạy học để tiếp cận tiêu chí lấy học sinh làm trung tâm và làm mới chính bộ môn “rất khó, rất khô và rất khổ” như những bài báo tuổi trẻ từng đề cập trong nhiều năm qua.
Trước những thách thức vừa đảm bảo thay đổi phương pháp dạy học tương ứng bộ môn, đảm bảo truyền thụ đầy đủ mục tiêu nhận thức hướng đến hình thành thế giới quan tích cực và nhân sinh quan chủ động cho học sinh, đồng thời phải thu hút và khơi gợi được sự mong chờ của học sinh vào mỗi giờ phải học môn GDCD, giáo viên tổ bộ môn GDCD phải mạnh dạn áp dụng một số biện pháp cải tiến về phương pháp dạy, từ áp dụng các trò chơi, học ngoài nhà trường, ứng dụng những gương điển hình, phiên tòa giả định… đến cả việc thay đổi nhiều phương thức đánh giá kết quả học tập theo tiến trình học, theo chủ đề…Trong đó, áp dụng các phần mềm có sẵn để thực hiện giáo án điện tử từ lâu đã trở thành thế mạnh của nhiều giáo viên Trường THPT Long Trường.
Góp phần vào sự thay đổi chung đó, với sự hổ trợ của nhà trường trong việc trang bị bốn bảng tương tác sử dụng phần mềm mới ActivInspire, tác giả xin mạnh dạn trình bày một số kinh nghiệm làm ô chữ trên phần mềm này dùng để ứng dụng củng cố bài học nâng cao sự tích cực và mang lại không khí sinh động trong lớp học bộ môn GDCD khối 10 đã tích lũy sau một năm giảng dạy để các đồng nghiệp tham khảo. Đó chính là lý do tác giả viết bài sáng kiến kinh nghiệm đề tài “ô chữ củng cố bài học thiết kế bằng phần mềm activinspire trong môn giáo dục công dân khối 10”.
2. Lịch sử đề tài
Từ trước đến nay sáng kiến kinh nghiệm về giảng dạy bộ môn GDCD trong bậc trung học phổ thông (sau đây viết tắt là THPT) đã được nhiều người đề cập đến, kể cả về thiết kế ô chữ.Song ứng dụng phần mềm mới cho đến nay thì rất ít tác giả đề cập đến, ô chữ cũng chỉ thiên về phần đạo đức và không phủ khắp các bài học mặc dù nếu như bài nào cũng chỉ ứng dụng một kiểu thiết kế giảng dạy thì rất không phù hợp.
Trên tinh thần đó, phần ô chữ gợi ý trong sáng kiến kinh nghiệm này chỉ là nguồn tham khảo, tác giả mong rằng, sau khi nghiên cứu, ứng dụng đặc biệt là trong quá trình soạn giảng, với nhiều đối tượng học
Thực tiễn giảng dạy môn Giáo dục công dân (sau đây viết tắt làGDCD) cấp Trung học phổ thông nhiều năm qua cho thấy việc đảm bảo tỉ lệ học sinh hứng thú và chờ đợi giờ học là một thách thức lớn lao đối với rất nhiều giáo viên đứng lớp. Thực tế cho thấy phần lớn học sinh chỉ tập trung học các môn chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp và thi đại học như toán, lí, hóahoặc ngữ văn, ngoại ngữ mà rất lơ là thậm chí mang tâm lý chỉ học cho có để đủ điểm số nhằm đảm bảo không bị khống chế điểm bộ môn mà không ý thức được vai trò và tầm quan trọng của việc học, thực hành nền tảng đạo đức đối với tương lai của bản thân.
Bên cạnh đó, đặc trưng môn GDCD hướng đến mục tiêu nhận thức về quy luật vận động của con người và các giá trị tinh thần được con người đặt ra theo chiều từ trực quan sinh động biến thành tư duy trừu tượng, lại vận động từ tư duy trừu tượng trở về thực tiễn cuộc sống như một logic khách quan mà không phụ thuộc vào nhận thức cảm tính của con người. Từ điều này, nếu giáo viên chỉ truyền đạt kiến thức qua loa, đại khái hoặc truyền đạt kiến thức mà không vận dụng vào thực tiễn, không cho phép cũng như không tiếp thu phản hồi mà chỉ một chiều như phương pháp giảng dạy truyền thốnglâu dần sẽ làm nhạt nhòa sự tinh tế từ phía giáo viên và xóa đi sự chủ động tích cực và khả năng tiếp thu của học sinh.
Trong bối cảnh bùng nổ thông tin và phát triển vượt bậc, không cho phép bất kỳ ai, bất kỳ điều gì làm chậm lại tiến trình chung đó của xã hội, đặc biệt với một ngành được cho là quốc sách hàng đầu như giáo dục. Với điều kiện đó, mọi nhân tố đảm bảo giáo dục phát triển theo hướng hiện đại là được ưu tiên bắt đầu từ đổi mới phương pháp dạy và học. Sau nhiều năm thay đổi kể từ những năm học 2008-2009 Bộ Giáo dục và Đào tạođã thực hiện nhiều lần hội thảo, chuyên đề nhằm tác động sâu rộng đến từng giáo viên để hòa vào dòng chảy mới tiến tới thay đổi diện mạo ngành giáo dục. Điều này đòi hỏi cả người dạy và người học phải thay đổi cách dạy và cách học; trong đó người giáo viên phải nổ lực nâng cao kiến thức chuyên môn, không ngừng đổi mới và sáng tạo về phương pháp dạy học để tiếp cận tiêu chí lấy học sinh làm trung tâm và làm mới chính bộ môn “rất khó, rất khô và rất khổ” như những bài báo tuổi trẻ từng đề cập trong nhiều năm qua.
Trước những thách thức vừa đảm bảo thay đổi phương pháp dạy học tương ứng bộ môn, đảm bảo truyền thụ đầy đủ mục tiêu nhận thức hướng đến hình thành thế giới quan tích cực và nhân sinh quan chủ động cho học sinh, đồng thời phải thu hút và khơi gợi được sự mong chờ của học sinh vào mỗi giờ phải học môn GDCD, giáo viên tổ bộ môn GDCD phải mạnh dạn áp dụng một số biện pháp cải tiến về phương pháp dạy, từ áp dụng các trò chơi, học ngoài nhà trường, ứng dụng những gương điển hình, phiên tòa giả định… đến cả việc thay đổi nhiều phương thức đánh giá kết quả học tập theo tiến trình học, theo chủ đề…Trong đó, áp dụng các phần mềm có sẵn để thực hiện giáo án điện tử từ lâu đã trở thành thế mạnh của nhiều giáo viên Trường THPT Long Trường.
Góp phần vào sự thay đổi chung đó, với sự hổ trợ của nhà trường trong việc trang bị bốn bảng tương tác sử dụng phần mềm mới ActivInspire, tác giả xin mạnh dạn trình bày một số kinh nghiệm làm ô chữ trên phần mềm này dùng để ứng dụng củng cố bài học nâng cao sự tích cực và mang lại không khí sinh động trong lớp học bộ môn GDCD khối 10 đã tích lũy sau một năm giảng dạy để các đồng nghiệp tham khảo. Đó chính là lý do tác giả viết bài sáng kiến kinh nghiệm đề tài “ô chữ củng cố bài học thiết kế bằng phần mềm activinspire trong môn giáo dục công dân khối 10”.
2. Lịch sử đề tài
Từ trước đến nay sáng kiến kinh nghiệm về giảng dạy bộ môn GDCD trong bậc trung học phổ thông (sau đây viết tắt là THPT) đã được nhiều người đề cập đến, kể cả về thiết kế ô chữ.Song ứng dụng phần mềm mới cho đến nay thì rất ít tác giả đề cập đến, ô chữ cũng chỉ thiên về phần đạo đức và không phủ khắp các bài học mặc dù nếu như bài nào cũng chỉ ứng dụng một kiểu thiết kế giảng dạy thì rất không phù hợp.
Trên tinh thần đó, phần ô chữ gợi ý trong sáng kiến kinh nghiệm này chỉ là nguồn tham khảo, tác giả mong rằng, sau khi nghiên cứu, ứng dụng đặc biệt là trong quá trình soạn giảng, với nhiều đối tượng học
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Huỳnh Loan
Dung lượng: |
Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)