Sang kien kinh nghiem toan hoc hay

Chia sẻ bởi Trần Anh Vương | Ngày 26/04/2019 | 39

Chia sẻ tài liệu: sang kien kinh nghiem toan hoc hay thuộc Tin học 12

Nội dung tài liệu:

TÓM TẮT CHƯƠNG: CHƯƠNG I - VIỆT NAM TỪ 1858 ĐẾN CUỐI THẾ KỶ XIX
Nửa sau thế kỷ XVIII – đầu thế kỷ XIX, chế độ phong kiến Việt Nam lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng cả về kinh tế, chính trị, xã hội. “ Đó là một xã hội đang lên cơn sốt trầm trọng”. Trong lúc đó, các nước tư bản phương Tây, sau những cuộc cách mạng chính trị và cách mạng công nghiệp, đang trên đà phát triển thế lực về mọi mặt, đẩy mạnh công cuộc chinh phục thuộc địa để tìm kiếm nguyên liệu và thị trường. Nhiều nước châu Á đã bị xâm lược. Việt Nam trở thành miếng mồi béo bở cho đế quốc thực dân, chủ yếu là thực dân Pháp.
Tháng 9/1858 vin cớ nhà Nguyễn khủng bố đạo Gia Tô, thực dân Pháp đã nổ súng rồi đỗ bộ lên bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng), mở đầu cho quá trình xâm lược nước ta.
Cuộc xâm lược Việt Nam trong những năm 1858 – 1884 được tiến hành qua 5 đợt:
Đợt 1 (1858-1862): Tấn công Đà Nẵg, đánh chiếm ba tỉnh Miền Đông Nam Kì, kết thúc bằng Hiệp ước Nhâm Tuất (5/6/1862)
Đợt 2 (1863 – 1867): Chiếm 3 tỉnh miền Tây Nam Kì.
Đợt 3 (1868 – 1873): Chuẩn bị và tiến đánh Bắc Kì lần thứ nhất (Kết thúc bằng Hiệp ước Giáp Tuất (15/3/1874).
Đợt 4 (1874 – 1882): Chuẩn bị và tiến đánh Bắc Kì lần thứ hai – buộc triều đình Huế ký Hiệp ước
HắcMăng (25/8/1883).
Đợt 5 (1883 – 1884): Hoàn thành việc áp đặt nền bảo hộ trên đất Việt Nam, ký Hiệp ước patơnốt (6/6/1884)
Mặc dù quân Pháp không gặp trở ngại lớn khi đối phó với sự phản kháng của quân đội triều đình nhà Nguyễn, nhưng chúng đã sa lầy trong thế trận của chiến tranh nhân dân. Từ 1858 – 1884 quân Pháp liên tiếp gặp phải sự kháng cự của nhân dân ta : Cuộc kháng chiến của Trương Định, Nguyễn Trung Trực, Hoàng Tá Viêm, Lưu Vĩnh Phúc…….Năm 1884 với Hiệp ước patơnốt (6/6/1884) – thực dân Pháp căn bản hoàn thành quá trình xâm lược Viêt Nam, cuộc đấu tranh của nhân dân ta chuyển sang giai đoạn mới – tiêu biểu là phong trào Cần Vương (1885 – 1895). Phong trào này diễn ra sôi nổi, mạnh mẽ nhưng rời rạc, lẻ tẻ, thiếu sự lãnh đạo thống nhất nên thất bại. Sự thất bại của phong trào Cần Vương đặt dấu chấm hết cho con đường đấu tranh theo hệ tư tưởng phong kiến. Đồøng thời sự thất bại của phong trào Cần Vương cũng đặt dân tộc ta đứng trước vấn đề khủng hoảng về đường lối cứu nước. Vậy quá trình tìm con đường cứu nước diễn ra như thế nào chúng ta sẽ được tìm hiểu qua những chương tiếp theo?
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM - BÀI 20
Câu 1. Từ sau năm 1867, nhà Nguyễn đã thi hành chính sách đối nội, đối ngoại như:
tiến hành cải cách về kinh tế, văn hóa, xã hội và quốc phòng.
đẩy mạnh việc duy tân đất nước.
tiếp tục thi hành chính sách đối nội, đối ngoại sai lầm, bị nhân dân phản đối gay gắt.
tích cực chuẩn bị kháng chiến chống Pháp, giành lại những vùng đất đã mất.
Câu 2. Thực dân Pháp nổ súng đánh chiếm Hà Nội (lần thứ nhất) vào ngày:
20 – 10-1873 C. 20-11-1873
20-12-1873 D. 20-1-1874
Câu 3. Trận thắng Cầu Giấy ngày 21-12-1873 đã:
Cổ vũ mạnh mẽ tinh thần yêu nước chống Pháp của nhân dân Bắc Kì.
Tác động mạnh đến triều đình nhà Nguyễn, từ thái độ hoang mang bị động chuyển sang lập trường ủng hộ nhân dân chống Pháp.
Là cơ sở cho triều đình đàm phán và kí hòa ước năm 1874.
Pháp phải từ bỏ âm mưu xâm lược Bắc Kì.
Câu 4. Lí do nào khiến phong trào kháng chiến chống Pháp ở Bắc Kì không thể phát huy được thế tiến công sau trận Cầu Giấy lần thứ nhất?
Quân Pháp được tăng viện, tiến công mạnh mẽ ở Bắc Kì.
Bị triều đình cản trở.
Tự thỏa mãn với kết quả đạt được.
Do mâu thuẫn trong nội bộ lựng lượng kháng Pháp ở Bắc Kì.
Câu 5. Hiệp ước Giáp Tuất năm 1874 đã đánh dấu:
Chính sách ngoại giao mềm dẻo nhưng sáng suốt của triều đình Huế, buộc Pháp phải rút lui khỏi Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì.
Một thắng lợi quan trọng trên lĩnh vực ngoại giao của triều đình Huế, tiến đến khôi phục lại chủ quyền hoàn toàn của đất nước.
Đất nước mất một phần độc lập
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Anh Vương
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)