Sáng kiến kinh nghiệm tăng cường tiếng việt cho trẻ dân tộc thiểu số
Chia sẻ bởi trần thị hạnh |
Ngày 05/10/2018 |
43
Chia sẻ tài liệu: sáng kiến kinh nghiệm tăng cường tiếng việt cho trẻ dân tộc thiểu số thuộc Lớp 3 tuổi
Nội dung tài liệu:
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
a. Khái quát về lý luận
Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt và quan trọng bậc nhất của loài người, là phương tiện tư duy và công cụ giao tiếp xã hội. Ngôn ngữ bao gồm ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết và là công cụ quan trọng nhất của sự trao đổi văn hoá giữa các dân tộc. Ngôn ngữ là tấm gương phản ánh văn hoá của mỗi dân tộc. Các dân tộc thiểu số của Việt Nam có ngôn ngữ riêng của dân tộc mình trong sinh hoạt cộng đồng của họ, đồng thời họ cũng sử dụng Tiếng Việt để giao tiếp với cộng đồng người Việt trên toàn quốc, đồng thời được cung cấp giáo dục, y tế, giải trí, thông tin thông qua các phương tiện thông tin đại chúng bằng chữ Quốc ngữ. Sự giao thoa văn hoá ngôn ngữ làm phong phú thêm cho nền văn hoá của người thiểu số, đồng thời cũng làm thay đổi cuộc sống, kinh tế và vị thế của cộng đồng các dân tộc thiểu số trong cộng đồng các dân tộc Việt anh em. Có thể nói rằng “cộng đồng các dân tộc thiểu số ở nước ta thực sự là một cộng đồng song ngữ” - tiếng mẹ đẻ của từng dân tộc và tiếng Việt của người Kinh.
Tiếng Việt còn gọi là tiếng phổ thông với tư cách là ngôn ngữ Quốc gia, là ngôn ngữ chính thức dùng trong nhà trường và các cơ sở giáo dục từ mầm non đến đại học. Thực tế cho thấy chất lượng học tập của học sinh dân tộc thiểu số phụ thuộc rất nhiều vào khả năng tiếng Việt của học sinh. Phần lớn trẻ dân tộc thiểu số khi tới trường, lớp mầm non đều chưa được sống trong môi trường tiếng Việt.
Việc quan trọng trong trường mầm non cần làm là giúp trẻ trước độ tuổi đi học phát triển tốt ngôn ngữ, phù hợp với từng lứa tuổi và sự phát triển chung của trẻ. V.I Lênin cho rằng: “Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của loài người. Do đó, ngôn ngữ có vai trò hết sức quan trọng trong đời sống hàng ngày, không có ngôn ngữ đứa trẻ không thể phát triển thành người một cách thực thụ. Muốn nói được, muốn giao tiếp được với mọi người xung quanh thì đứa trẻ phải được trải qua quá trình hình thành và phát triển ngôn ngữ trong môi trường nhất định
Việc chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ khi bắt đầu tới trường, lớp là vô cùng quan trọng bởi ngôn ngữ có chức năng làm công cụ tư duy, công cụ biểu đạt tư tưởng, tình cảm ; công cụ giao tiếp giữa các thành viên trong xã hội.
b. Khái quát về thực tiễn:
Thực tế cho thấy đối với những trẻ thành thạo tiếng phổ thông việc giao tiếp và thu nhận tri thức và thực hiện những yêu cầu của giáo viên một cách rất dễ dàng song đối với trẻ dân tộc thiểu số đây là cả một vấn đề khó khăn và đòi hỏi nhà giáo dục cần phải có những biện pháp phù hợp.
Đặc biệt ở trường mầm non Nậm Loỏng chúng tôi các cháu 100% là dân tộc Mông nghe và nói tiếng Việt rất kém mặc dù cô giáo có kèm cặp nhiệt tình đến mức nào chăng nữa thì trẻ vẫn nói bằng hai thứ tiếng, mà chủ yếu là tiếng mẹ đẻ, nhất là khi trẻ ra khỏi lớp học. Sở dĩ như vậy là do tiếng Việt không phải là một phương tiện sử dụng thường xuyên đối với học sinh dân tộc thiểu số. Ở đây học sinh chỉ dùng tiếng Việt giao tiếp với giáo viên khi cần thiết, còn ngoài ra trẻ vẫn thường xuyên sử dụng ngôn ngữ riêng của dân tộc mình. Chính vì vậy dẫn đến chất lượng chăm sóc Giáo Dục trẻ không thể đạt được kết quả như mong muốn
Thông qua các hội thi các cấp cho thấy trẻ dân tộc thiểu số trong nhà trường đạt kết quả rất thấp so với mặt bằng chung trong toàn Thành phố Lai Châu.
Với nội dung chỉ chú trọng tăng cường tiếng việt cho trẻ 5 tuổi để chuẩn bị vào lớp 1 như hiện nay theo tôi là muộn và chưa đủ so với yêu cầu thực tế trong công tác giáo dục của nhà trường. Bởi trong quá trình học ở các lớp dưới trẻ chưa thành thạo tiếng việt nên việc nắm bắt kiến thức còn hạn chế, trẻ chưa hiểu hết những yêu cầu hay những cuộc trò chuyện của cô nên chưa phát huy hết tính tích cực, chủ động của trẻ. Trẻ nói không rõ ràng về ngôn ngữ và kĩ năng diễn đạt ngôn ngữ tiếng Việt của trẻ còn khó khăn..
Thực tế tại nhà trường trẻ từ 0 – 2 tuổi đi học đạt khoảng 16 - 20%, còn lại 3 tuổi trẻ ra lớp đạt 100%. Bắt đầu đi học cũng là lúc trẻ bắt đầu học ngôn ngữ thứ hai. Loại ngôn ngữ giúp trẻ giao tiếp, tiếp nhận tri thức, bày tỏ những quan điểm của riêng mình, song song cùng học ngôn ngữ là trẻ học tri thức, vì vậy
1. Lý do chọn đề tài:
a. Khái quát về lý luận
Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt và quan trọng bậc nhất của loài người, là phương tiện tư duy và công cụ giao tiếp xã hội. Ngôn ngữ bao gồm ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết và là công cụ quan trọng nhất của sự trao đổi văn hoá giữa các dân tộc. Ngôn ngữ là tấm gương phản ánh văn hoá của mỗi dân tộc. Các dân tộc thiểu số của Việt Nam có ngôn ngữ riêng của dân tộc mình trong sinh hoạt cộng đồng của họ, đồng thời họ cũng sử dụng Tiếng Việt để giao tiếp với cộng đồng người Việt trên toàn quốc, đồng thời được cung cấp giáo dục, y tế, giải trí, thông tin thông qua các phương tiện thông tin đại chúng bằng chữ Quốc ngữ. Sự giao thoa văn hoá ngôn ngữ làm phong phú thêm cho nền văn hoá của người thiểu số, đồng thời cũng làm thay đổi cuộc sống, kinh tế và vị thế của cộng đồng các dân tộc thiểu số trong cộng đồng các dân tộc Việt anh em. Có thể nói rằng “cộng đồng các dân tộc thiểu số ở nước ta thực sự là một cộng đồng song ngữ” - tiếng mẹ đẻ của từng dân tộc và tiếng Việt của người Kinh.
Tiếng Việt còn gọi là tiếng phổ thông với tư cách là ngôn ngữ Quốc gia, là ngôn ngữ chính thức dùng trong nhà trường và các cơ sở giáo dục từ mầm non đến đại học. Thực tế cho thấy chất lượng học tập của học sinh dân tộc thiểu số phụ thuộc rất nhiều vào khả năng tiếng Việt của học sinh. Phần lớn trẻ dân tộc thiểu số khi tới trường, lớp mầm non đều chưa được sống trong môi trường tiếng Việt.
Việc quan trọng trong trường mầm non cần làm là giúp trẻ trước độ tuổi đi học phát triển tốt ngôn ngữ, phù hợp với từng lứa tuổi và sự phát triển chung của trẻ. V.I Lênin cho rằng: “Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của loài người. Do đó, ngôn ngữ có vai trò hết sức quan trọng trong đời sống hàng ngày, không có ngôn ngữ đứa trẻ không thể phát triển thành người một cách thực thụ. Muốn nói được, muốn giao tiếp được với mọi người xung quanh thì đứa trẻ phải được trải qua quá trình hình thành và phát triển ngôn ngữ trong môi trường nhất định
Việc chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ khi bắt đầu tới trường, lớp là vô cùng quan trọng bởi ngôn ngữ có chức năng làm công cụ tư duy, công cụ biểu đạt tư tưởng, tình cảm ; công cụ giao tiếp giữa các thành viên trong xã hội.
b. Khái quát về thực tiễn:
Thực tế cho thấy đối với những trẻ thành thạo tiếng phổ thông việc giao tiếp và thu nhận tri thức và thực hiện những yêu cầu của giáo viên một cách rất dễ dàng song đối với trẻ dân tộc thiểu số đây là cả một vấn đề khó khăn và đòi hỏi nhà giáo dục cần phải có những biện pháp phù hợp.
Đặc biệt ở trường mầm non Nậm Loỏng chúng tôi các cháu 100% là dân tộc Mông nghe và nói tiếng Việt rất kém mặc dù cô giáo có kèm cặp nhiệt tình đến mức nào chăng nữa thì trẻ vẫn nói bằng hai thứ tiếng, mà chủ yếu là tiếng mẹ đẻ, nhất là khi trẻ ra khỏi lớp học. Sở dĩ như vậy là do tiếng Việt không phải là một phương tiện sử dụng thường xuyên đối với học sinh dân tộc thiểu số. Ở đây học sinh chỉ dùng tiếng Việt giao tiếp với giáo viên khi cần thiết, còn ngoài ra trẻ vẫn thường xuyên sử dụng ngôn ngữ riêng của dân tộc mình. Chính vì vậy dẫn đến chất lượng chăm sóc Giáo Dục trẻ không thể đạt được kết quả như mong muốn
Thông qua các hội thi các cấp cho thấy trẻ dân tộc thiểu số trong nhà trường đạt kết quả rất thấp so với mặt bằng chung trong toàn Thành phố Lai Châu.
Với nội dung chỉ chú trọng tăng cường tiếng việt cho trẻ 5 tuổi để chuẩn bị vào lớp 1 như hiện nay theo tôi là muộn và chưa đủ so với yêu cầu thực tế trong công tác giáo dục của nhà trường. Bởi trong quá trình học ở các lớp dưới trẻ chưa thành thạo tiếng việt nên việc nắm bắt kiến thức còn hạn chế, trẻ chưa hiểu hết những yêu cầu hay những cuộc trò chuyện của cô nên chưa phát huy hết tính tích cực, chủ động của trẻ. Trẻ nói không rõ ràng về ngôn ngữ và kĩ năng diễn đạt ngôn ngữ tiếng Việt của trẻ còn khó khăn..
Thực tế tại nhà trường trẻ từ 0 – 2 tuổi đi học đạt khoảng 16 - 20%, còn lại 3 tuổi trẻ ra lớp đạt 100%. Bắt đầu đi học cũng là lúc trẻ bắt đầu học ngôn ngữ thứ hai. Loại ngôn ngữ giúp trẻ giao tiếp, tiếp nhận tri thức, bày tỏ những quan điểm của riêng mình, song song cùng học ngôn ngữ là trẻ học tri thức, vì vậy
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: trần thị hạnh
Dung lượng: |
Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)