Sang kien kinh nghiem su dung pp thao luan nhom
Chia sẻ bởi Nguyễn Thế Hệ |
Ngày 26/04/2019 |
125
Chia sẻ tài liệu: sang kien kinh nghiem su dung pp thao luan nhom thuộc Giáo dục công dân 11
Nội dung tài liệu:
SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHÓM TRONG GIẢNG DẠY MÔN GDCD Ở TRƯỜNG THPT
MỞ ĐẦU
Môn Giáo dục công dân (GDCD) giữ vai trò quan trọng và trực tiếp trong việc giáo dục học sinh ý thức và hình thành phát triển nhân cách con người toàn diện. Tuy nhiên thực trạng hiện nay đa số học sinh ngại học môn GDCD vì coi đây là môn phụ, không phục vụ cho việc thi tốt nghiệp và Đại học, Cao đẳng. Từ quan niệm đó nên các em chỉ học một cách đối phó, qua loa, xem nhẹ bộ môn đang diễn ra phổ biến và trở thành thực trạng chung.
Thảo luận nhóm (TLN) là một trong những phương pháp (PP) dạy học tích cực được sử dụng thường xuyên trong quá trình đổi mới PP dạy học hiện nay. Để khắc phục lối truyền thụ tri thức một chiều, lối học thụ động, máy móc, cần phải sử dụng phối hợp nhiều PP, PP dạy học truyền thống và PP dạy học hiện đại, trong đó có PPTLN. Tuy nhiên, có nhiều luồng ý kiến trái chiều về việc vận dụng PP này trong quá trình dạy học. Ở đây tôi tập trung phân tích thực trạng của việc vận dụng PPTLN trong dạy học môn GDCD ở trường trung học phổ thông (THPT), từ đó đề xuất một số giải pháp vận dụng PP này nhằm nâng cao hiệu quả của việc dạy học môn GDCD.
NỘI DUNG ĐỀ TÀI
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
Thảo luận nhóm là gì? Theo tác giả Phan Trọng Ngọ:“Thảo luận nhóm là phương pháp trong đó nhóm lớn (lớp học) được chia thành những nhóm nhỏ để tất cả các thành viên trong lớp đều được làm việc và thảo luận về một chủ đề cụ thể và đưa ra ý kiến chung của nhóm mình về vấn đề đó [4, tr.223]. PP này có mầm mống từ những năm 70 của thế kỷ 20, ở trường đại học sư phạm của một số nước tiên tiến, bắt đầu từ môn học “Năng động tập thể” một môn học dạy cho sinh viên kỹ năng làm việc tập thể. Dần dần, môn học này chuyên rèn luyện kỹ năng làm việc theo nhóm, từ đó hình thành nên PPTLN trong dạy học ở tất cả các cấp học. Ở Việt Nam, PP này được áp dụng rộng rãi trong dạy học từ những năm cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI.
II. NHỮNG ƯU ĐIỂM VÀ HẠN CHẾ KHI SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHÓM
1. Ưu điểm
TLN là một PP dạy học có nhiều ưu điểm. PP đàm thoại, nêu vấn đề có tác động tích cực tới sự động não của từng cá nhân riêng lẻ nhưng lại không có sự phối hợp giữa các thành viên trong tập thể. Trái lại, PPTLN lại phát huy được ưu điểm và khắc phục nhược điểm của các PP trên:
1. TLN tạo cơ hội tối đa cho mọi thành viên trong nhóm được bộc lộ sự hiểu biết của mình, giúp học sinh (HS) phát triển khả năng tư duy và diễn đạt (điều này đặc biệt có ích với HS nhút nhát);
2. Tạo cơ hội cho mọi thành viên trong nhóm học hỏi lẫn nhau, tập lắng nghe ý kiến của người khác một cách kiên nhẫn, lịch sự, tập đánh giá ý kiến người khác một cách độc lập;
3. Giảm bớt tính chủ quan, phiến diện, tăng tính khách quan khoa học trong kiến thức của HS;
4. Hình thành thói quen tương tác trong học tập, tăng năng lực hợp tác và không khí hiểu biết, đoàn kết, tin cậy lẫn nhau;
5. Kích thích thi đua giữa các thành viên trong nhóm;
6. Cải thiện mối quan hệ thầy- trò, trò- trò, giáo viên có thông tin phản hồi từ HS để điều chỉnh việc dạy của thầy, việc học của trò đồng thời tăng cường mối giao cảm thầy trò, khiến cho giờ học trở nên sinh động, hấp dẫn hơn...
Tuy nhiên, khi tìm hiểu thực trạng dạy học môn GDCD ở trường THPT, tôi nhận thấy, bên cạnh những ưu điểm, PPTLN cũng bộc lộ những hạn chế nhất định cần được khắc phục.
2. Hạn chế
2.1 Về phía giáo viên
Khi vận dụng PPTLN, GV còn lúng túng ở một số thao tác sau:
Thứ nhất, thao tác lựa chọn vấn đề thảo luận(TL): Việc lựa chọn vấn đề TL chưa hấp dẫn nên chưa khơi dậy tính tích cực của HS. Có những vấn đề TL quá khó hoặc quá dễ so với trình độ của HS. Ví dụ: Những biểu hiện của sự biến đổi về lượng dẫn tới sự biến đổi về chất trong cách mạng XHCN ở Việt Nam? (quá khó so với trình độ HS lớp 10). Hoặc: Tiền tệ có mấy chức năng? Đó là những chức năng gì? (Quá dễ vì câu trả lời đã có đầy đủ trong sách giáo khoa). Lại có trường hợp
MỞ ĐẦU
Môn Giáo dục công dân (GDCD) giữ vai trò quan trọng và trực tiếp trong việc giáo dục học sinh ý thức và hình thành phát triển nhân cách con người toàn diện. Tuy nhiên thực trạng hiện nay đa số học sinh ngại học môn GDCD vì coi đây là môn phụ, không phục vụ cho việc thi tốt nghiệp và Đại học, Cao đẳng. Từ quan niệm đó nên các em chỉ học một cách đối phó, qua loa, xem nhẹ bộ môn đang diễn ra phổ biến và trở thành thực trạng chung.
Thảo luận nhóm (TLN) là một trong những phương pháp (PP) dạy học tích cực được sử dụng thường xuyên trong quá trình đổi mới PP dạy học hiện nay. Để khắc phục lối truyền thụ tri thức một chiều, lối học thụ động, máy móc, cần phải sử dụng phối hợp nhiều PP, PP dạy học truyền thống và PP dạy học hiện đại, trong đó có PPTLN. Tuy nhiên, có nhiều luồng ý kiến trái chiều về việc vận dụng PP này trong quá trình dạy học. Ở đây tôi tập trung phân tích thực trạng của việc vận dụng PPTLN trong dạy học môn GDCD ở trường trung học phổ thông (THPT), từ đó đề xuất một số giải pháp vận dụng PP này nhằm nâng cao hiệu quả của việc dạy học môn GDCD.
NỘI DUNG ĐỀ TÀI
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
Thảo luận nhóm là gì? Theo tác giả Phan Trọng Ngọ:“Thảo luận nhóm là phương pháp trong đó nhóm lớn (lớp học) được chia thành những nhóm nhỏ để tất cả các thành viên trong lớp đều được làm việc và thảo luận về một chủ đề cụ thể và đưa ra ý kiến chung của nhóm mình về vấn đề đó [4, tr.223]. PP này có mầm mống từ những năm 70 của thế kỷ 20, ở trường đại học sư phạm của một số nước tiên tiến, bắt đầu từ môn học “Năng động tập thể” một môn học dạy cho sinh viên kỹ năng làm việc tập thể. Dần dần, môn học này chuyên rèn luyện kỹ năng làm việc theo nhóm, từ đó hình thành nên PPTLN trong dạy học ở tất cả các cấp học. Ở Việt Nam, PP này được áp dụng rộng rãi trong dạy học từ những năm cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI.
II. NHỮNG ƯU ĐIỂM VÀ HẠN CHẾ KHI SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHÓM
1. Ưu điểm
TLN là một PP dạy học có nhiều ưu điểm. PP đàm thoại, nêu vấn đề có tác động tích cực tới sự động não của từng cá nhân riêng lẻ nhưng lại không có sự phối hợp giữa các thành viên trong tập thể. Trái lại, PPTLN lại phát huy được ưu điểm và khắc phục nhược điểm của các PP trên:
1. TLN tạo cơ hội tối đa cho mọi thành viên trong nhóm được bộc lộ sự hiểu biết của mình, giúp học sinh (HS) phát triển khả năng tư duy và diễn đạt (điều này đặc biệt có ích với HS nhút nhát);
2. Tạo cơ hội cho mọi thành viên trong nhóm học hỏi lẫn nhau, tập lắng nghe ý kiến của người khác một cách kiên nhẫn, lịch sự, tập đánh giá ý kiến người khác một cách độc lập;
3. Giảm bớt tính chủ quan, phiến diện, tăng tính khách quan khoa học trong kiến thức của HS;
4. Hình thành thói quen tương tác trong học tập, tăng năng lực hợp tác và không khí hiểu biết, đoàn kết, tin cậy lẫn nhau;
5. Kích thích thi đua giữa các thành viên trong nhóm;
6. Cải thiện mối quan hệ thầy- trò, trò- trò, giáo viên có thông tin phản hồi từ HS để điều chỉnh việc dạy của thầy, việc học của trò đồng thời tăng cường mối giao cảm thầy trò, khiến cho giờ học trở nên sinh động, hấp dẫn hơn...
Tuy nhiên, khi tìm hiểu thực trạng dạy học môn GDCD ở trường THPT, tôi nhận thấy, bên cạnh những ưu điểm, PPTLN cũng bộc lộ những hạn chế nhất định cần được khắc phục.
2. Hạn chế
2.1 Về phía giáo viên
Khi vận dụng PPTLN, GV còn lúng túng ở một số thao tác sau:
Thứ nhất, thao tác lựa chọn vấn đề thảo luận(TL): Việc lựa chọn vấn đề TL chưa hấp dẫn nên chưa khơi dậy tính tích cực của HS. Có những vấn đề TL quá khó hoặc quá dễ so với trình độ của HS. Ví dụ: Những biểu hiện của sự biến đổi về lượng dẫn tới sự biến đổi về chất trong cách mạng XHCN ở Việt Nam? (quá khó so với trình độ HS lớp 10). Hoặc: Tiền tệ có mấy chức năng? Đó là những chức năng gì? (Quá dễ vì câu trả lời đã có đầy đủ trong sách giáo khoa). Lại có trường hợp
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thế Hệ
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)