Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2010 - 2011

Chia sẻ bởi Nguyễn Khuyến | Ngày 25/04/2019 | 68

Chia sẻ tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2010 - 2011 thuộc Tin học 10

Nội dung tài liệu:

Phần 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
Kính thưa quý thầy cô giáo!
Nếu quý thầy cô đã và đang dạy bộ môn Tin học 10 thì hẳn thầy cô sẽ có nhận xét ngay rằng: Trong học kỳ I, bài số 4 – Bài toán và thuật toán là một bài khó dạy và học sinh khó có thể hiểu được các ví dụ mà sách giáo khoa (SGK) đã đưa ra.
Với thời lượng là 6 tiết (5 tiết lý thuyết + 1 tiết bài tập), giáo viên rất khó để truyền tải được toàn bộ các thuật toán ở trong SGK. Vậy thì có thể bỏ bớt một vài thuật toán hay không? Tất nhiên là có thể, bởi vì bản thân người viết sách cũng không yêu cầu phải truyền đạt hết tất cả những gì có trong sách. Tuy nhiên, theo nhận định của cá nhân tác giả thì những thuật toán mà những người viết sách đưa ra là rất hay, vấn đề còn lại là làm thế nào để học sinh có thể hiểu được các thuật toán này? Có lẽ là quý thầy cô sẽ có cùng ý kiến với tác giả là: Hãy minh họa thuật toán với thật nhiều bộ Test. Và ở trong SGK cũng đã thực hiện theo cách này, nhưng chỉ với một vài bộ Test. Còn nếu thầy cô minh họa trên bảng thì sẽ rất tốn thời gian. Ví dụ như ở thuật toán sắp xếp bằng tráo đổi, ở mỗi bước, nếu có sự tráo đổi các phần tử thì ta cần phải viết lại dãy số để thấy được sự tráo đổi này. Vậy thì đâu là giải pháp?
Xuất phát từ thực tế giảng dạy và từ trong nội dung chương trình Tin học phổ thông: Toàn bộ chương trình Tin học 11 đều nghiên cứu về lập trình, là kiến thức có liên quan mật thiết với các thuật toán, và sử dụng ngôn ngữ lập trình (NNLT) Pascal để minh họa, bản thân tác giả nhận thấy rằng: chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng NNLT Pascal để xây dựng những chương trình minh họa cho các thuật toán này. Đó cũng chính là lý do để tác giả viết đề tài “Sử dụng ngôn ngữ lập trình Pascal để xây dựng chương trình minh họa cho các thuật toán trong sách giáo khoa Tin học 10”.
Ở đây, tác giả muốn đưa thêm một cách minh họa (mô phỏng) bộ Test trực tiếp trên sơ đồ khối thuật toán Tìm giá trị lớn nhất của một dãy số nguyên để thầy cô tham khảo.
Tác giả rất mong được sự góp ý của quý thầy cô để đề tài ngày càng được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn!

Phần 2: NHỮNG BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Như ở phần 1 của đề tài này, tác giả đã trình bày giải pháp của mình để minh họa cho các thuật toán được nêu ra trong SGK Tin học 10. Có thể thầy cô sẽ đặt ra câu hỏi: Có thể minh họa như thế nào để đạt được hiệu quả cao nhất?
Theo tác giả thì để có thể sử dụng cách minh họa này một cách hiệu quả, điều cần thiết là phải có máy chiếu để học sinh có thể tiện theo dõi phần minh họa. Kế tiếp là giáo viên cần phải có hình ảnh minh họa sơ đồ khối của thuật toán (trên giấy khổ lớn hoặc trên bảng phụ), và cách minh họa để có hiệu quả cao nhất là giáo viên cho chạy chương trình trên máy tính (học sinh theo dõi trên màn chiếu), tại mỗi bước của chương trình cần chỉ rõ là chương trình đang minh họa bước nào trên sơ đồ khối, và cần hỏi học sinh theo sơ đồ khối thì kết quả của bước kế tiếp sẽ là gì? Sự tác động qua lại này sẽ giúp cho tiết học sinh động hơn, và quan trọng là học sinh sẽ hiểu các thuật toán một cách dễ dàng hơn.
Với hướng giải quyết này, tác giả đã xây dựng các chương trình minh họa cho các thuật toán. Mỗi bài toán, tác giả trình bày qua 5 bước:
1. Xác định bài toán.
2. Mô tả thuật toán (bằng sơ đồ khối).
3. Viết chương trình chuẩn minh họa thuật toán. Với chương trình này, khi chạy, ta chỉ có thể thấy được Output của bài toán mà không thấy được từng bước của thuật toán.
4. Giới thiệu chương trình minh họa chi tiết cho thuật toán. Đây chính là chương trình tác giả sẽ dùng để minh họa, khi chạy, ta sẽ thấy từng bước của thuật toán.
5. Minh họa chương trình khi chạy bằng một vài hình ảnh. Qua đây, chúng ta có thể biết chương trình sẽ minh họa thuật toán như thế nào.
Trong thuật toán Tìm giá trị lớn nhất của một dãy số nguyên, tác giả đưa thêm một cách mô phỏng thuật toán trên sơ đồ khối.
* Một số vấn đề cần lưu ý khi xây dựng chương trình minh họa:
1. Để minh họa thuật toán với nhiều bộ Test khác nhau, tác giả đã sử dụng vòng lặp Repeat–Until
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Khuyến
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)