Sáng kiến kinh nghiệm môn Lịch sử (02)

Chia sẻ bởi Trần Quốc Thành | Ngày 27/04/2019 | 46

Chia sẻ tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm môn Lịch sử (02) thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

PHẦN MỘT: LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
I. Cơ sở lý luận:
Tính hệ thống trong cấu tạo Chương trình các môn học nói chung và các bộ môn Khoa Học Xã Hội (KHXH) nói riêng trong trường học:
Chúng ta đều biết, các môn học trong nhà trường Phổ thông là một hệ thống hoàn chỉnh nhằm trang bị cho học sinh kiến thức thuộc tất cả các môn, các lĩnh vực ở mức độ, tính chất “phổ thông”, giúp các em có một hành trang cơ bản làm tiền đề cho các cấp học cao hơn. Các môn học đó không chỉ liên quan chặt chẽ với nhau mà còn tạo nên một hệ thống hoàn chỉnh, khoa học. Cũng như các bộ môn Khoa Học Tự Nhiên (KHTN), các môn học thuộc KHXH như Văn học, Lịch sử, Địa lý … có vai trò hết sức to lớn trong việc hình thành và giáo dục nhân cách, đạo đức đối với học sinh nên lại càng liên quan và hệ thống hơn.
Lý luận dạy học Hiện đại nói chung và Lý luận dạy học bậc Phổ Thông Trung Học (PTTH) nói riêng:
Các nhà nghiên cứu lý luận dạy học hiện đại, điển hình là Tiến sỹ Đai - Ri cho rằng, trong một tiết học, bài học, giáo viên có thể lược bỏ bớt những nội dung kiến thức không phải là trọng tâm trong sách giáo khoa và có thể cung cấp thêm cho học sinh một số kiến thức mở rộng nằm ngoài sách giáo khoa môn học mình đang dạy. Những kiến thức đó thuộc nhiều kênh thông tin khác nhau: có thể là trên sách báo, truyền hình, ngoài xã hội hoặc ở sách giáo khoa các môn học khác. Tuy nhiên, việc cung cấp kiến thức đó phải sát với bài học, phải đảm bảo tính phù hợp, vừa sức nhằm làm bật nổi trọng tâm bài học và gây được hứng thú cho học sinh trong việc tiếp nhận kiến thức. Việc làm này càng có tác dụng đối với những bài học, tiết học được xem là “khô khan” như nhiều tiết, bài Lịch sử vì chúng có quá nhiều số liệu mà học sinh cho là khó nhớ. Tất nhiên, việc cung cấp kiến thức “bên ngoài” bao nhiêu, như thế nào để đạt hiệu quả cao lại là chuyện khác. Tiến sỹ Đai- Ri đã đúc kết lý luận trên bằng một “công thức” mang tính khái quát cao, dễ hiểu và áp dụng. (Xem sơ đồ).
1
 2

 2
 3

Mối quan hệ gần gũi giữa bộ môn Lịch sử với bộ môn Văn học trong cấu tạo chương trình ở bậc PTTH.
Theo chúng tôi, thực ra cơ sở này vừa mang tính lý luận, vừa mang tính thực tiễn. Suy cho cùng, đối tượng nghiên cứu của Văn học cũng như Sử học đều là Con Người. Văn học ngợi ca vẻ đẹp của non sông, đất nước, ca ngợi những con người mang những phẩm chất tốt đẹp, cao quý cũng như đả kích, lên án cái xấu của họ thì Lịch sử cũng ghi nhận công lao, đóng góp của những con người ấy (Nhân vật Lịch sử) và phán xét nghiêm minh đối với những người có tội với dân, với nước. Không phải ngẫu nhiên mà trong chương trình Văn học lại có phân môn Văn học sử và trong Chương trình Lịch sử lại có phần Lịch sử Văn học.
Khi chúng ta, tức là những giáo viên giảng dạy Lịch sử giảng dạy đến Sự kiện, biến cố lịch sử nào, nhân vật lịch sử nào thì dù muốn hay không, chúng ta cũng thường liên tưởng đến những bài thơ, áng văn đã từng đề cập đến sự kiện đó, con người đó mà chúng ta từng được đọc, được học. Trong thực tế, có không ít người vừa là nhà Văn, nhà Thơ đồng thời là nhà Sử học mà Bác Hồ kính yêu của chúng ta là một ví dụ điển hình.
2. Nhà Văn hóa, Nhà Giáo dục lớn và là người nghiên cứu Lịch Sử nổi tiếng là tác giả của rất nhiều tác phẩm thơ, Văn nổi tiếng. “Tuyên ngôn độc lập”, “Vi hành”, “Ngục trung nhật ký”… là những ví dụ tiêu biểu. Chính Người đã từng dạy rằng:
Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam
II. Cơ sở thực tiễn:
1. Thực tiễn Dạy - Học Lịch sử ở trường Phổ thông trong những năm gần đây.
“ Lịch sử là sự kiện”. Đó là một tổng kết mang tính chất kinh điển. Bản thân những sự kiện lịch sử vốn đã khô khan, nhất là những bài, những chương viết về các trận đánh có rất nhiều những con số về ngày, tháng, năm xảy ra sự kiện hoặc những số liệu về các thành tựu đã đạt được trên mọi lĩnh vực. Để chuyển tải cho học sinh những số liệu một cách khô cứng như vậy, đòi hỏi người giáo viên phải linh hoạt và sáng tạo trong việc sử
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Quốc Thành
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)