Sáng kiến kinh nghiệm môn Lịch sử (01)
Chia sẻ bởi Trần Quốc Thành |
Ngày 27/04/2019 |
48
Chia sẻ tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm môn Lịch sử (01) thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lý luận:
Chủ trương đổi mới của Đảng và nhà nước ta đối với sự nghiệp Giáo dụcvà Đào tạo:
Đại hội Đảng lần thứ VI tháng 12 năm 1986 đã mở ra một bước ngoặt cho nước ta bằng đường lối đổi mới một cách toàn diện. Bắt đầu từ đây, vấn đề giáo dục, khoa học và công nghệ được đặt đúng vị trí và được quan tâm một cách thích đáng. Tiếp đó, Đại hội Đảng lần thứ VI, VII, VIII, IX lần lượt củng cố và hoàn thiện thêm đường lối đổi mới trong đó coi giáo dục là quốc sách hàng đầu và đề cao “chiến lược con người”. Để thực hiện được chiến lược này, rõ ràng không thể xem nhẹ việc giáo dục lòng yêu quê hương đất nước, tinh thần dân tộc và đặc biệt là thái độ của lớp trẻ đối với lịch sử, đối với cội nguồn, đó chính là những viên đá đặt nền móng cho sự nghiệp hiện đại hoá - công nghiệp hoá để đưa đất nước thoát ra khỏi nghèo nàn, lạc hậu, trở thành giàu mạnh và phồn vinh.
Chủ trương của đảng và nhà nước trong việc gìn giữ và phát huy vốn văn hoá truyền thống và bản sắc dân tộc.
Từ đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII, trong nghị quyết của mình, Đảng ta chỉ ra rằng cần thiết phải xây dựng một nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc theo định hướng XHCN. Tiếp đó, đại hội lần thứ VIII của Đảng cũng đã nhận định: trong điều kiện nền kinh tế thị trường mở cửa giao lưu, mở rộng quan hệ quốc tế có rất nhiều sự tác động tiêu cực từ bên ngoài làm ảnh hưởng xấu đến tư tưởng, đạo đức, lối sống và cách nghĩ của nhiều người, nhất là giới trẻ. Vì vậy, cần phải có những chính sách, giải pháp kịp thời và khả thi trong việc giáo dục truyền thống tốt đẹp của cha ông, của đất nước đối với lớp trẻ. Mỗi công dân trong tương lai phải ý thức được rằng tất cả những gì chúng ta có được ngày nay đều được đánh đổi bằng xương máu của cha ông chúng ta, do đó chúng ta không ai được phép quên đi nguồn cội của mình. Để làm được điều này, nghị quyết của Đảng cũng chỉ ra rằng cần phải khôi phục, tôn tạo và giữ gìn những di tích Lịch sư - Văn hoá của dân tộc.
Vị trí-vai trò của Lịch sử địa phương
Lịch sử địa phương và lịch sử dân tộc có một mối quan hệ biện chứng không thể tách rời, nằm trong cặp phàm trù “cái chung và cái riêng”. Tri thức lịch sử địa phương là biểu hiện cụ thể, sinh động và đa dạng của tri thức lịch sử dân tộc. Lịch sử địa phương là một bộ phận cấu thành lịch sử dân tộc. Nói cách khác, lịch sử dân tộc được hình thành trên nền tảng khối lượng tri thức lịch sử địa phương đã được khái quát và tổng hợp ở mức độ cao.
Chúng ta đều biết rằng, bất cứ một sự kiện, hiện tượng lịch sử nào xảy ra đều mang tính chất địa phương, vì nó gắn với một vị trí không gian cụ thể của một địa phương nhất định dù rằng các sự kiện đó có tích chất, quy mô và mức độ ảnh hưởng khác nhau. Có những sự kiện, hiện tượng chỉ có tác dụng ảnh hưởng ở một phạm vi nhỏ hẹp nhưng cũng có những sự kiện, hiện tượng mà tác động của nó vượt ra khỏi khung giới địa phương, mang ý nghĩa quốc gia, thậm chí là ý nghĩa quốc tế. Mặt khác, tìm hiểu về lịch sử địa phương không chỉ là việc riêng của các nhà nghiên cứu mà còn là nhu cầu của mỗi con người. Từ thời cổ đại, Xixirôn - một chính trị gia nổi tiếng của La Mã đã nói: “Lịch sử là cô giáo của cuộc sống”. Chính vì lẽ đó, sự hiểu biết về lịch sử dân tộc còn bao hàm cả sự am tường cần thiết về lịch sử địa phương, hiểu biết về quê hương, xứ sở, nơi chôn nhau cắt rốn của mình, hiểu rõ mối quan hệ giữa lịch sử địa phương và lịch sử dân tộc. Chính Bác Hồ kính yêu, vừa là vị lãnh tụ thiên tài, vừa là nhà sử học đã dạy rằng:
“Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”
(Hồ Chí Minh – Lịch sử nước ta)
Chủ trương kế hoạch đổi mới chương trình sách giáo khoa.
Năm 2002, nhằm từng bước hoàn thiện đường lối đổi mới sự nghiệp giáo dục, Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đã trình lên Quốc hội và được Quốc hội phê chuẩn kế hoạch đổi mới chương trình sách giáo khoa lớp, bắt đầu từlớp 1 và lớp 6 cho đến hết. Cho đến nay, chủ trương và kế hoạch này đã được thực hiện qua hai năm
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lý luận:
Chủ trương đổi mới của Đảng và nhà nước ta đối với sự nghiệp Giáo dụcvà Đào tạo:
Đại hội Đảng lần thứ VI tháng 12 năm 1986 đã mở ra một bước ngoặt cho nước ta bằng đường lối đổi mới một cách toàn diện. Bắt đầu từ đây, vấn đề giáo dục, khoa học và công nghệ được đặt đúng vị trí và được quan tâm một cách thích đáng. Tiếp đó, Đại hội Đảng lần thứ VI, VII, VIII, IX lần lượt củng cố và hoàn thiện thêm đường lối đổi mới trong đó coi giáo dục là quốc sách hàng đầu và đề cao “chiến lược con người”. Để thực hiện được chiến lược này, rõ ràng không thể xem nhẹ việc giáo dục lòng yêu quê hương đất nước, tinh thần dân tộc và đặc biệt là thái độ của lớp trẻ đối với lịch sử, đối với cội nguồn, đó chính là những viên đá đặt nền móng cho sự nghiệp hiện đại hoá - công nghiệp hoá để đưa đất nước thoát ra khỏi nghèo nàn, lạc hậu, trở thành giàu mạnh và phồn vinh.
Chủ trương của đảng và nhà nước trong việc gìn giữ và phát huy vốn văn hoá truyền thống và bản sắc dân tộc.
Từ đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII, trong nghị quyết của mình, Đảng ta chỉ ra rằng cần thiết phải xây dựng một nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc theo định hướng XHCN. Tiếp đó, đại hội lần thứ VIII của Đảng cũng đã nhận định: trong điều kiện nền kinh tế thị trường mở cửa giao lưu, mở rộng quan hệ quốc tế có rất nhiều sự tác động tiêu cực từ bên ngoài làm ảnh hưởng xấu đến tư tưởng, đạo đức, lối sống và cách nghĩ của nhiều người, nhất là giới trẻ. Vì vậy, cần phải có những chính sách, giải pháp kịp thời và khả thi trong việc giáo dục truyền thống tốt đẹp của cha ông, của đất nước đối với lớp trẻ. Mỗi công dân trong tương lai phải ý thức được rằng tất cả những gì chúng ta có được ngày nay đều được đánh đổi bằng xương máu của cha ông chúng ta, do đó chúng ta không ai được phép quên đi nguồn cội của mình. Để làm được điều này, nghị quyết của Đảng cũng chỉ ra rằng cần phải khôi phục, tôn tạo và giữ gìn những di tích Lịch sư - Văn hoá của dân tộc.
Vị trí-vai trò của Lịch sử địa phương
Lịch sử địa phương và lịch sử dân tộc có một mối quan hệ biện chứng không thể tách rời, nằm trong cặp phàm trù “cái chung và cái riêng”. Tri thức lịch sử địa phương là biểu hiện cụ thể, sinh động và đa dạng của tri thức lịch sử dân tộc. Lịch sử địa phương là một bộ phận cấu thành lịch sử dân tộc. Nói cách khác, lịch sử dân tộc được hình thành trên nền tảng khối lượng tri thức lịch sử địa phương đã được khái quát và tổng hợp ở mức độ cao.
Chúng ta đều biết rằng, bất cứ một sự kiện, hiện tượng lịch sử nào xảy ra đều mang tính chất địa phương, vì nó gắn với một vị trí không gian cụ thể của một địa phương nhất định dù rằng các sự kiện đó có tích chất, quy mô và mức độ ảnh hưởng khác nhau. Có những sự kiện, hiện tượng chỉ có tác dụng ảnh hưởng ở một phạm vi nhỏ hẹp nhưng cũng có những sự kiện, hiện tượng mà tác động của nó vượt ra khỏi khung giới địa phương, mang ý nghĩa quốc gia, thậm chí là ý nghĩa quốc tế. Mặt khác, tìm hiểu về lịch sử địa phương không chỉ là việc riêng của các nhà nghiên cứu mà còn là nhu cầu của mỗi con người. Từ thời cổ đại, Xixirôn - một chính trị gia nổi tiếng của La Mã đã nói: “Lịch sử là cô giáo của cuộc sống”. Chính vì lẽ đó, sự hiểu biết về lịch sử dân tộc còn bao hàm cả sự am tường cần thiết về lịch sử địa phương, hiểu biết về quê hương, xứ sở, nơi chôn nhau cắt rốn của mình, hiểu rõ mối quan hệ giữa lịch sử địa phương và lịch sử dân tộc. Chính Bác Hồ kính yêu, vừa là vị lãnh tụ thiên tài, vừa là nhà sử học đã dạy rằng:
“Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”
(Hồ Chí Minh – Lịch sử nước ta)
Chủ trương kế hoạch đổi mới chương trình sách giáo khoa.
Năm 2002, nhằm từng bước hoàn thiện đường lối đổi mới sự nghiệp giáo dục, Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đã trình lên Quốc hội và được Quốc hội phê chuẩn kế hoạch đổi mới chương trình sách giáo khoa lớp, bắt đầu từlớp 1 và lớp 6 cho đến hết. Cho đến nay, chủ trương và kế hoạch này đã được thực hiện qua hai năm
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Quốc Thành
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)