Sang kien kinh nghiem mon GDCD - 2010
Chia sẻ bởi Đỗ Văn Mười |
Ngày 26/04/2019 |
60
Chia sẻ tài liệu: Sang kien kinh nghiem mon GDCD - 2010 thuộc Giáo dục công dân 12
Nội dung tài liệu:
I. LỜI NÓI ĐẦU
Phương pháp thuyết trình là phương pháp
giảng dạy truyền thống được ví bằng hình ảnh
“ rót nước vào bình”. Giáo viên là người
“ rót” nước vào “chiếc bình” là những người
học sinh.
Đây là phương pháp truyền đạt một chiều,
học sinh thường thụ động trong quá trình học
tập do đó, đã có nhiều người đặt ra câu hỏi liệu
có nên áp dụng phương pháp thuyết trình trong
dạy học hay không? Để trả lời câu hỏi đó chúng ta cùng xem xét
một số vấn đề sau đây:
* Những giả định về phương pháp thuyết trình
* Những điều thường gặp khi sử dụng phương pháp thuyết trình
* Mục đích của phương pháp thuyết trình
* Một số kinh nghiệm để thực hiện phương pháp thuyết trình
II. PHẦN NỘI DUNG
1. Những giả định về phương pháp thuyết trình
Phương pháp thuyết trình có lẽ là phương pháp lâu đời nhất và cũng là phương pháp quen thuộc nhất đối với tất cả các môn học và tất cả giáo viên. Có thể những giả định sau đây khiến phương pháp thuyết trình trở thành phương pháp được áp dụng rộng rãi trong một thời gian dài:
Phương pháp thuyết trình là tối ưu để truyền đạt một khối lượng kiến thức lớn trong một thời gian ngắn
Học sinh học được càng nhiều khi họ nghe được nhiều thông tin
Học sinh hoàn toàn có thể tiếp thu được tất cả những kiến thức giáo viên truyền đạt
Học sinh có thể tập trung nghe trong một thời gian dài
Mục đích là truyền đạt càng nhiều kiến thức càng tốt, nên dành tất cả thời gian để giáo viên trình bày thay vì để học sinh đặt câu hỏi, chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm của họ
Giáo viên truyền đạt rất rõ ràng và hầu như tất cả học sinh đều hiểu được do vậy không cần thiết để giáo viên kiểm tra những hiểu biết của học sinh ngay trên lớp
Giáo viên hoàn toàn chủ động trong giờ dạy của mình, không gặp khó khăn với những vấn đề nảy sinh trên lớp
Giáo viên là người hoàn toàn chủ động quyết định nội dung bài giảng, do vậy phương pháp thuyết trình giảm bớt những khó khăn, thời gian cho giáo viên trong việc chuẩn bị. Thậm chí, chuẩn bị một bài thuyết trình có thể sử dụng trong nhiều năm
Phương pháp thuyết trình sẽ đem lại hiệu quả, chất lượng đào tạo cao và tiết kiệm chi phí.
2. Những điều thường gặp khi thực hiện phương pháp thuyết trình
Điều mà tất cả giáo viên đều dễ dàng nhận thấy khi thuyết trình trong thời gian dài học sinh thường mệt mỏi khi phải ngồi lắng nghe mà không được chủ động tham gia vào bài học.
Mặc dù, giáo viên là người hoàn toàn chủ động về thời gian và nội dung giảng dạy, giáo viên vẫn mệt mỏi. Vì chỉ có một phía trình bày là giáo viên, nên dường như giáo viên là người chịu trách nhiệm duy nhất về thành công và chất lượng của bài giảng. Điều này sẽ không thể khuyến khích học sinh tích cực học tập, dễ ỷ lại vào giáo viên.
Trong thực tế, học sinh không thể nhớ được hết những kiến thức giáo viên trình bày và thậm chí nhớ rất ít. Hơn nữa, việc học sinh ghi nhớ những kiến thức mà giáo viên truyền đạt không đồng nghĩa với việc học sinh hiểu và có thể vận dụng được. Vì học sinh không có cơ hội chia sẻ, đóng góp những kiến thức và kinh nghiệm của mình nên đôi khi giáo viên trình bày lại những gì mà học sinh đã biết
Vì giáo viên không thu nhận ý kiến phản hồi của học sinh nên họ cũng không biết những nội dung nào học sinh đã hiểu và những nội dung nào cần điều chỉnh và bổ sung.
Phương pháp thuyết trình có thể truyền đạt một khối lượng kiến thức lớn trong một thời gian ngắn, lớp học đông, nhưng hiệu quả và chất lượng đào tạo không chỉ là khả năng ghi nhớ kiến thức mà còn cả khả năng vận dụng kiến thức đó vào trong cuộc sống. Nếu chỉ áp dụng phương pháp thuyết trình trong một năm học thì rõ ràng là chất lượng sẽ không cao...
Đến đây, vấn đề đặt ra lại là: Nếu phương pháp thuyết trình dễ gây mệt mỏi cho cả giáo viên và học sinh, lại thêm chất lượng học tập không cao thì chúng ta có nên thôi áp dụng phương pháp thuyết trình hay không? Câu trả lời ở đây là không nên cực đoan như vậy. Phương pháp thuyết trình cũng có ưu điểm của nó. Vấn đề là ở chỗ chúng ta nên áp dụng phương pháp này như thế nào để mang lại hiệu quả chất lượng và gây sự hứng thú cho học sinh.
3. Mục đích của
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đỗ Văn Mười
Dung lượng: |
Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)