Sáng kiến kinh nghiệm lĩnh vực PTNN

Chia sẻ bởi Đỗ Lưu Huyền Diệu | Ngày 05/10/2018 | 104

Chia sẻ tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm lĩnh vực PTNN thuộc Lớp 3 tuổi

Nội dung tài liệu:

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN

1. Tên sáng kiến: Giải pháp tổ chức hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi
3.Tác giả:
Họ và tên: Lưu Thị Hồng Thắm
Ngày/tháng/năm sinh: 05/9/1979
Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên trường mầm non Nam Sơn
Điện thoại: DĐ: 0947610115 Cố định: 0313979556.
4. Đồng tác giả (không có)
5. Đơn vị áp dụng sáng kiến:
Tên đơn vị: Trường mầm non Nam Sơn
Địa chỉ: Thôn Cách Hạ- Nam Sơn- An Dương- Hải Phòng
Điện thoại: 0313970556
I. Mô tả giải pháp đã biết
A. Mô tả giải pháp đã biết
Có rất nhiều các nghiên cứu của các bạn đồng nghiệp trong các thành phố, quận huyện về Phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4-5 tuổi thông qua hoạt động kể chuyện, kể chuyện sáng tạo, đọc thơ, đồng dao trong trường mầm non như sau:
Đồng chí ở trường mầm non Cát Bi, trường mầm non Hồng Giang và trường mầm non Sông Đốc đã nghiên cứu về phương pháp tổ chức phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua hoạt động dạy trẻ kể chuyện, kể chuyện sáng tạo, dạy trẻ đọc đồng dao như
1.Tạo môi trường hoạt động cho trẻ
- Môi trường hoạt động cho trẻ trong góc hoạt động để trẻ kể chuyện sáng tạo, kể chuyện theo tranh, đọc thơ chữ to. Tạo môi trường cho trẻ hoạt động là rất cần thiết trong chương trình đổi mới hiện nay, nếu cô tạo được môi trường cho trẻ hoạt động tốt thì sẽ kích thích trẻ phát triển ngôn ngữ, tham gia vào các hoạt động và kết quả đạt được rất cao. Vì thế ngay từ đầu năm học cần đi sâu vào tạo môi trường bằng cách đưa hình ảnh nhân vật của các câu chuyện nổi bật vào góc văn học và một số góc trong và ngoài lớp học thể hiện trên các mảng tường. Vẽ và sưu tầm một số bộ truyện tranh ngoài chương trình để đưa vào giảng dạy, vận động phụ huynh đóng góp truyện tranh đưa vào góc văn học cho trẻ hoạt động thường ngày. Những câu chuyện được thể hiện trên các mảng tường trong không gian to đã giúp trẻ dễ tri giác, trẻ được thảo luận, bàn bạc về câu chuyện đó. Từ đó trẻ biết vận dụng những kiến thức đó vào kể chuyện, đọc thơ một cách dễ dàng
2. Dạy trẻ sử dụng tranh, rối
Dạy trẻ cách sử dụng nhân vật phù hợp với ngôn ngữ lời kể chuyện, đọc thơ. Bên cạnh một môi trường hoạt động với đầy đủ các loại đồ dùng trực quan đa dạng phong phú, thu hút sự hứng thú tham gia kể chuyện, đọc thơ của trẻ thì chúng ta còn phải dạy trẻ cách sử dụng nhân vật phù hợp với ngôn ngữ lời kể sáng tạo. Đây là hình thức cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học, là cơ sở cho trẻ có kiến thức vững vàng khi thực hiện việc kể chuyện, đọc thơ. Qua cách làm quen như vậy trẻ biết đánh giá, nhận xét về đặc điểm tính cách của các nhân vật thông qua ngôn ngữ nói của mình. Ví dụ: Gà cón xinh đẹp đáng yêu, sói già gian ác, bà tiên ông bụt thì tốt bụng còn phù thuỷ thì độc ác. Bên cạnh đó tôi còn định hướng cho trẻ quan sát các tranh chuyện, cho trẻ xem qua đĩa hình các câu chuyện. Đồng thời kết hợp tri giác với đàm thoại giữa cô và trẻ, giúp trẻ nhận xét đánh giá nội dung truyện một cách chính xác và nói lên ý tưởng của mình qua sự nhận thức.
3. Lồng ghép các môn học khác
- Lồng ghép các môn học khác khi dạy trẻ kể chuyện, đọc thơ. Với lời kể, cách đọc diễn cảm, hấp dẫn đã làm rung động người nghe, nhưng biết tích hợp các môn học khác thì còn hay hơn vì nó làm thay đổi không khí, làm thay đổi trạng thái khi kể chuyện. Bằng những lời ca, lời đối thoại,những câu đố, những bài đồng dao, ca dao hay một số trò chơi xen lẫn. Ví dụ: Bài thơ “Thỏ bông bị ốm” “Ong và bướm”, “Cá vàng bơi”….hoặc cho trẻ đọc thuộc các câu đố về con chó, mèo, lợn, cá, gà… hay một số bài đồng dao, ca dao “Vè chim”, “Đi cầu đi quán”…. Âm nhạc là môn bổ trợ cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học, dễ gây ấn tượng cho người xem, vì thế tôi cho trẻ hát thuộc các bài hát: “ Thương con mèo”, “Một con vịt”, “đố biết con gì”, “Trời nắng trời mưa”… giúp trẻ khi kể chuyện ,
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đỗ Lưu Huyền Diệu
Dung lượng: 32.9 KB| Lượt tài: 2
Loại file: docx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)