Sáng kiến kinh nghiệm hình thành nề nếp cho học sinh lớp 1

Chia sẻ bởi Trần Thị Dũng | Ngày 08/10/2018 | 45

Chia sẻ tài liệu: sáng kiến kinh nghiệm hình thành nề nếp cho học sinh lớp 1 thuộc Tập đọc 1

Nội dung tài liệu:


A. ĐẦU
I. Đặt vấn đề
1.Thực trạng
Từ thực tế nhiều năm dạy khối lớp 4, tôi vẫn không khỏi thắc mắc vì sao các em tuy đã lớn nhưng đa số khi bước vào năm học thì các em lại học tập ,sinh hoạt không theo một nề nếp nào hết. Đa số giáo viên khi nhận lớp trong thời gian đầu năm rất mất thời gian hướng dẫn các em học tập, sinh hoạt, cư xử với bạn bè, người lớn,….Năm nay, tôi được nhà trường phân giảng dạy lớp 1. Qua thời gian giảng dạy và quan sát học sinh lớp mình cũng như các lớp khác, tôi mới hiểu những điều mà các em chưa đạt được là phần nhiều giáo viên chưa chú trọng hình thành ngay từ những ngày đầu đến trường một cách đúng đắn.
Học sinh lớp 1 là lớp đầu tiên của bậc tiểu học, HS còn nhiều bỡ ngỡ với nhiệm vụ học tập và ý thức tự giác, kỉ luật của lớp, của trường. Phần lớn hoạt động của các em phải có GVCN bên cạnh. Khi vắng GVCN là mọi hoạt động đều không đi đúng “ quỉ đạo”.
- Biểu hiện về nề nếp học tập: Học sinh học không có định hướng trước, không có thời gian cho từng môn học, không có kế hoạch nhất định mà chỉ học theo sự dặn dò của giáo viên….
- Biểu hiện về nề nếp sinh hoạt: Ở lớp các em có thói quen chỉ nghe lời thầy cô chủ nhiệm, hay lẫn tránh những hoạt động tập thể như lao động, sinh hoạt hè….Còn ở nhà các em lại hay cải lời cha mẹ, một số em có biểu hiện vô lễ, chẳng biết đi thưa về trình, ….
- Biểu hiện về cách ứng xử đơn giản: Quý thầy cô vẫn còn nghe đâu đó nhiều câu nói tục, chửi thề ở các em, nói năng với người lớn chưa lễ phép, có nhiều hành vi thiếu suy nghĩ đánh bạn, tự ý lấy đồ ở trường, chưa biết quan tâm đến buồn vui của bạn bè…..
Vì thế việc hình thành nề nếp cho học sinh hằng ngày là việc làm không thể thiếu. Đặc biệt là học sinh lớp 1 đang độ tuổi hình thành những phẩm chất nhân cách quan trọng nhất. Đó cũng là lí do tôi chọn đề tài này.
2. Ý nghĩa và tác dụng
Hành vi nếp là sự thể hóa kiến thức tư tưởng, tình cảm đã đạt được hoặc mong muốn đạt được của con người trong nền văn hóa, nó quy định hành động của con người nhưng không phải bất cứ hành vi nào cũng là hành vi nề nếp văn hóa.
Chẳng hạn sáng nào học sinh cũng thực hiện hành vi xếp hàng vào lớp, nhưng khi thực hiện hành vi đó học sinh chen lấn xô đẩy thì không thể gọi là hành vi hành vi nề nếp có văn hóa. Một hành vi nề nếp có văn hóa phải đạt những yêu cầu sau: Hành vi thường xuyên lặp đi lặp lại tương đối theo một quy trình bởi nhiều người , có tác dụng mẫu mực cho các thành viên trong nhóm chứa đựng một giá trị nào đó trong đời sống xã hội chứa đựng một giá trị nào đó trong đời sống. Do vậy hành vi nề nếp có văn hoá là hành vi của con người tự giác thực hiện có động cơ phù hợp với các chuẩn mực, quy tắt với nề nếp của lối sống xã hội.
Vì vậy việc hình thành nề nếp cho mỗi người đặc biệt là cho học sinh lớp 1 có vai trò rất lớn trong đời sống. Nó góp phần hình thành những phẩm chất quan trọng và cần thiết.
3. Phạm vi nghiên cứu:
- Học sinh tiểu học ở trường nói chung và học sinh lớp 1 nói riêng.
II.Phương pháp tiến hành
1.Cơ sở lý luận và thực tiễn
Như chúng ta đã biết mục tiêu giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh
hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo
đức trí tuệ phẩm chất , thẫm mĩ và các kĩ năng cơ bản, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, bước đầu xây dựng nhân cách, trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học cấp THCS.
Như vậy trường học là nơi trẻ em hình thành và phát triển nhân cách toàn diện nhất. Ở trường các em được đón nhận sự quan tâm dạy bảo của thầy cô giáo, sự giúp đỡ của bạn bè và được sống trong tập thể lớp, các em có điều kiện phát triển trí tuệ và năng khiếu của bản thân. Đến trường các em không chỉ được học các môn học mà còn được rèn luyện, được tham gia nhiều hoạt động tập thể phù hợp với lứa tuổi, vui và bổ ích. Hoạt động học và hoạt động giáo dục là hai mặt quan hệ chặt chẽ nhau, hữu cơ nhau, thúc đẩy lẫn nhau cùng phát triển trong
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Thị Dũng
Dung lượng: 163,50KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)