Sang kien kinh nghiem hay
Chia sẻ bởi Đoàn Văn Hiền |
Ngày 02/05/2019 |
37
Chia sẻ tài liệu: Sang kien kinh nghiem hay thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
LỜI NÓI ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài:
Hưởng ứng đợt phát động viết sáng kiến kinh nghiệm của Sở Giáo Dục Đào Tạo ĐăkLăk, Phòng Giáo dục- đào tạo huyện Krông Năng và trường THCS Phú xuân, phong trào viết sáng kiến kinh nghiệm trong công tác giảng dạy năm học 2006-2007 đang diễn ra hết sức sôi động. Bản thân là giáo viên qua nhiều năm giảng dạy môn Tiếng Anh ở bậc THCS. Qua thực tế trong công tác, tôi đã tự đúc kết, rút ra được một số kinh nghiệm của riêng mình, góp phần vào việc xây dựng nâng cao hiệu quả của các tiết dạy trên lớp, tạo không khí sôi nổi trong giờ học, thu hút học sinh học tập tích cực, với mục đích không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học môn Tiếng Anh ở bậc THCS.
Tôi xin mạnh dạn trao đổi với các đồng chí, đồng nghiệp những kinh nghiệm cuả mình với nội dung đề tài:
“LÀM VÀ SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG DẠY HỌC TRÊN LỚP MỘT CÁCH CÓ HIỆU QUẢ NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CHỦ ĐỘNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRONG GIỜ HỌC MÔN TIẾNG ANH.”
a.Cơ sở lý luận:
Một đất nước văn minh hiện đại, là một đất nước có nền giáo dục cao, hiện nay sự nghiệp giáo dục và đào tạo đã được Đảng và Nhà nước đặc biệt coi trọng. Phát triển giáo dục đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá là “ Giáo dục là quốc sách hàng đầu.” coi chính sách về giáo dục là chính sách quốc gia ở vị trí hàng ưu tiên của đất nước mà cụ thể hoá được thể hiện trong chiến lược phát triển giáo dục đào tạo 10 năm: 2001-2010 của Đảng và Nhà nước.
Để làm tốt công tác dạy học đạt chất lượng cao, đội ngũ giáo viên ngoài kinh nghiệm giảng dạy của mình và trình độ chuyên môn nghiệp vụ cần phải có phương pháp dạy học, luôn năng động, sáng tạo và linh hoạt, luôn luôn tự làm mới mình trong công tác dạy học để thực hiện tốt Nghị Quyết số 40/QH 10 của Quốc Hội, chỉ thị số 14/2001/CT-TTg của Thủ tướng chính phủ về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông và Chỉ thị số 40-CT/TW, ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư trung ương Đảng về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo.
b.Cơ sở thực tiễn:
Qua những năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, những năm thực hiện chương trình sách giáo khoa mới và đổi mới phương pháp dạy học đã có nhiều quan niệm khác nhau về việc sử dụng đồ dùng dạy học, số khác thì cho rằng môn Tiếng Anh không cần nhiều đồ dùng dạy học, nếu cần thì những người có trách nhiệm làm sẵn, cũng có giáo viên lại nghĩ, thời gian dành cho soạn bài, đọc sách tham khảo đã thiếu, nên không thể rãnh rang nghĩ tới chuyện sử dụng hoặc làm đồ dùng học tập được. Thực ra những ý kiến nêu trên chỉ là lý do bao biện cho việc giáo viên ngại sử dụng và làm đồ dùng dạy học mà thôi. Hơn nữa, họ hiểu đồ dùng dạy học như một cái gì đó chuẩn mực hoặc quá tốn kém. Tuy nhiên có nhiều giáo viên tạo ra những đồ dùng đơn giản mà có hiệu quả tốt trong giảng dạy. Học sinh được học Tiếng anh có đồ dùng dạy học trở nên hào hứng và tích cực hơn nhiều.
Trong thời gian công tác tại trường THCS Phú Xuân, trực tiếp giảng dạy bộ môn Tiếng anh ở các lớp 8,9 và qua dự giờ, dạy thay đồng nghiệp ở các lớp 6,7. Tôi nhận thấy rằng, trong giờ dạy Tiếng Anh nếu chỉ sử dụng một số tranh ảnh, máy, băng nghe (được coi là phương tiện giảng dạy hiện có tại thư viện) mà thường ngày giáo viên vẫn thường hay sử dụng thì chưa đủ, chưa đủ sức hấp dẫn, lôi cuốn học sinh học tập tích cực. Giáo viên chưa linh hoạt, sáng tạo khi áp dụng phương pháp mới trong quá trình dạy học,bởi do nhiều yếu tố khách quan cũng như chủ quan của sự chuẩn bị bài giảng của giáo viên. Điều đó cũng chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh chưa hào hứng tích cực học môn Tiếng Anh tại các địa phương hiện nay.
Từ cơ sở lý luận và thực tiễn nêu trên, đã đặt ra cho người thầy, trong đó có bản thân tôi, đang nhận nhiệm vụ giảng dạy bộ môn Tiếng Anh ở trường THCS Phú Xuân có những suy nghĩ phải làm gì để đem lại một luồng sinh khí mới trong giờ học ngoại ngữ-môn Tiếng Anh tại địa phương tôi nói riêng và tại các trường học trong toàn huyện và các địa phương khác nói chung. Điều đó đã thôi thúc tôi chọn đề tài này để nghiên cứu.
2.Phạm vi đề tài:
1.Lý do chọn đề tài:
Hưởng ứng đợt phát động viết sáng kiến kinh nghiệm của Sở Giáo Dục Đào Tạo ĐăkLăk, Phòng Giáo dục- đào tạo huyện Krông Năng và trường THCS Phú xuân, phong trào viết sáng kiến kinh nghiệm trong công tác giảng dạy năm học 2006-2007 đang diễn ra hết sức sôi động. Bản thân là giáo viên qua nhiều năm giảng dạy môn Tiếng Anh ở bậc THCS. Qua thực tế trong công tác, tôi đã tự đúc kết, rút ra được một số kinh nghiệm của riêng mình, góp phần vào việc xây dựng nâng cao hiệu quả của các tiết dạy trên lớp, tạo không khí sôi nổi trong giờ học, thu hút học sinh học tập tích cực, với mục đích không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học môn Tiếng Anh ở bậc THCS.
Tôi xin mạnh dạn trao đổi với các đồng chí, đồng nghiệp những kinh nghiệm cuả mình với nội dung đề tài:
“LÀM VÀ SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG DẠY HỌC TRÊN LỚP MỘT CÁCH CÓ HIỆU QUẢ NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CHỦ ĐỘNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRONG GIỜ HỌC MÔN TIẾNG ANH.”
a.Cơ sở lý luận:
Một đất nước văn minh hiện đại, là một đất nước có nền giáo dục cao, hiện nay sự nghiệp giáo dục và đào tạo đã được Đảng và Nhà nước đặc biệt coi trọng. Phát triển giáo dục đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá là “ Giáo dục là quốc sách hàng đầu.” coi chính sách về giáo dục là chính sách quốc gia ở vị trí hàng ưu tiên của đất nước mà cụ thể hoá được thể hiện trong chiến lược phát triển giáo dục đào tạo 10 năm: 2001-2010 của Đảng và Nhà nước.
Để làm tốt công tác dạy học đạt chất lượng cao, đội ngũ giáo viên ngoài kinh nghiệm giảng dạy của mình và trình độ chuyên môn nghiệp vụ cần phải có phương pháp dạy học, luôn năng động, sáng tạo và linh hoạt, luôn luôn tự làm mới mình trong công tác dạy học để thực hiện tốt Nghị Quyết số 40/QH 10 của Quốc Hội, chỉ thị số 14/2001/CT-TTg của Thủ tướng chính phủ về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông và Chỉ thị số 40-CT/TW, ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư trung ương Đảng về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo.
b.Cơ sở thực tiễn:
Qua những năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, những năm thực hiện chương trình sách giáo khoa mới và đổi mới phương pháp dạy học đã có nhiều quan niệm khác nhau về việc sử dụng đồ dùng dạy học, số khác thì cho rằng môn Tiếng Anh không cần nhiều đồ dùng dạy học, nếu cần thì những người có trách nhiệm làm sẵn, cũng có giáo viên lại nghĩ, thời gian dành cho soạn bài, đọc sách tham khảo đã thiếu, nên không thể rãnh rang nghĩ tới chuyện sử dụng hoặc làm đồ dùng học tập được. Thực ra những ý kiến nêu trên chỉ là lý do bao biện cho việc giáo viên ngại sử dụng và làm đồ dùng dạy học mà thôi. Hơn nữa, họ hiểu đồ dùng dạy học như một cái gì đó chuẩn mực hoặc quá tốn kém. Tuy nhiên có nhiều giáo viên tạo ra những đồ dùng đơn giản mà có hiệu quả tốt trong giảng dạy. Học sinh được học Tiếng anh có đồ dùng dạy học trở nên hào hứng và tích cực hơn nhiều.
Trong thời gian công tác tại trường THCS Phú Xuân, trực tiếp giảng dạy bộ môn Tiếng anh ở các lớp 8,9 và qua dự giờ, dạy thay đồng nghiệp ở các lớp 6,7. Tôi nhận thấy rằng, trong giờ dạy Tiếng Anh nếu chỉ sử dụng một số tranh ảnh, máy, băng nghe (được coi là phương tiện giảng dạy hiện có tại thư viện) mà thường ngày giáo viên vẫn thường hay sử dụng thì chưa đủ, chưa đủ sức hấp dẫn, lôi cuốn học sinh học tập tích cực. Giáo viên chưa linh hoạt, sáng tạo khi áp dụng phương pháp mới trong quá trình dạy học,bởi do nhiều yếu tố khách quan cũng như chủ quan của sự chuẩn bị bài giảng của giáo viên. Điều đó cũng chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh chưa hào hứng tích cực học môn Tiếng Anh tại các địa phương hiện nay.
Từ cơ sở lý luận và thực tiễn nêu trên, đã đặt ra cho người thầy, trong đó có bản thân tôi, đang nhận nhiệm vụ giảng dạy bộ môn Tiếng Anh ở trường THCS Phú Xuân có những suy nghĩ phải làm gì để đem lại một luồng sinh khí mới trong giờ học ngoại ngữ-môn Tiếng Anh tại địa phương tôi nói riêng và tại các trường học trong toàn huyện và các địa phương khác nói chung. Điều đó đã thôi thúc tôi chọn đề tài này để nghiên cứu.
2.Phạm vi đề tài:
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đoàn Văn Hiền
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)