SANG KIEN KINH NGHIEM HAY
Chia sẻ bởi Đinh Tố Như |
Ngày 19/10/2018 |
35
Chia sẻ tài liệu: SANG KIEN KINH NGHIEM HAY thuộc Tiếng Anh 9
Nội dung tài liệu:
I/ Phần mở đầu:
1) Lý do chọn đề tài:
Nội dung của sách giáo khoa hiện nay hoàn toàn mới và khó hơn sách giáo khoa cũ, học sinh chúng ta đa số thuộc vùng nông thôn nên việc học tiếng anh nói riêng còn bị hạn chế. Hơn thế nữa trong các tiết dạy của các lớp thì “Grammar” là một trong những tiết dạy mà cả giáo viên lẫn học sinh đều cảm thấy khó. Giáo viên thấy khó trong việc mang lại hiệu quả của tiết dạy, còn học sinh thấy khó để làm sao vận dụng ngữ pháp làm bài tập tốt.
Với thực tế trên tôi nghĩ để cố gắng dạy tốt được bộ sách mới, giúp học sinh cảm thấy thích thú học và có thể vận dụng ngữ pháp để phát triển kĩ năng nói và viết. Chính vì thế tôi đã chọn đề tài trên.
2) Mục đích nghiên cứu:
- Xuất phát từ mục tiêu đổi mới chương trình, đổi mới phương pháp dạy và học, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo bộ môn.
- Nhằm khắc sâu kiến thức, giúp học sinh hiểu bài gây sự hứng thú ham học, tiết học thêm sinh động hấp dẫn.
3) Đối tượng phạm vi nghiên cứu:
Là môn học tiếng nước ngoài nên đa số học sinh đều cảm thấy khó. Đây là tình hình phổ biến ở các lớp trường tôi, nhất là các lớp 9 tôi đang dạy. Vì thế đề tài này rất cần thiết cho học sinh của tôi.
4) Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Tìm ra giải pháp khắc phục sự yếu kém trong học sinh
- Giúp học sinh hiểu bài dễ dàng và biết áp dụng ngữ pháp để làm được bài tập.
5) Phương pháp nghiên cứu:
- Quan sát, phân tích nội dung, thực nghiệm qua các tiết dạy trong SGK
- Tham khảo sự góp ý của đồng nghiệp,thường xuyên rút kinh nghiệm sửa đổi, bổ sung phù hợp.
6) Nội dung đề tài: “KINH NGHIỆM DẠY “GRAMMAR” TIẾNG ANH 9
II/ Nội dung đề tài:
Chương I: Cơ sở lý luận liên quan đến đề tài nghiên cứu:
1, Cơ sở pháp lý:
Thực hiện công văn số 2192/GD-ĐT ngày 18/12/2007 của sở GD - ĐT
Phú Yên hướng dẫn, tổ chức đánh giá, tổng kết 5 năm thực hiện thay SGK mới.
2, Cơ sở lý luận:
Phát huy tính tích cực trong giờ học tiếng anh, học sinh sẽ được cuốn hút vào hoạt động học tập. Hiểu được ngữ pháp là quá trình lĩnh hội được kiến thức nhiều mặt để phát triển các kĩ năng khác. Từ đó nắm được tri thức, phát triển toàn diện theo tinh thần và phương pháp mới.
3, Cơ sở thực tiễn:
Một số điểm ngữ pháp trong SGK chưa rõ ràng, khó hiểu đối với học sinh. Theo cách dạy thông thường qua một thời gian kiểm tra lại, học sinh không thể vận dụng nó để làm bài tập. Xuất phát từ thực tiễn này, tôi đã tìm tòi nghiên cứu và học hỏi từ đồng nghiệp để đề ra cách dạy ngữ pháp dễ hiểu hơn và khắc sâu cho học sinh hơn.
Chương II: Thực trạng của đề tài nghiên cứu
1, Khái quát phạm vi:
Do đặc trưng của môn học này là tiếng nước ngoài nên các em thường cảm thấy khó trong việc học. Vì thế tôi đã đề ra cách dạy ngữ pháp sao cho có hiệu quả với những lớp tôi đang dạy.
2, Thực trạng của đề tài nghiên cứu:
Trong một tiết chỉ có 45 phút mà SGK lại ra qua nhiều điểm ngữ pháp nên giáo viên thường chỉ nhắc sơ qua không đi sâu vào chi tiết, rồi cho học sinh áp dụng bài tập một cách máy móc. Nếu gặp ở bài sau các em sẽ quên ngay, vì các em không được khắc sâu về cách dùng, cấu trúc của mỗi điểm ngữ pháp nên các em khó mà dùng nó để tự làm câu, nếu có cũng chỉ một số ít học sinh giỏi.
Trong quá trình áp dụng ngữ pháp làm bài tập, giáo viên dễ dàng phát hiện có qua nhiều học sinh không làm được hoặc xem bài của bạn, vẫn là do học sinh chưa được khắc sâu và chưa hiểu điểm ngữ pháp đó.
3, Nguyên nhân của thực trạng:
- Từ vựng và ngữ pháp các em còn hạn chế nên đôi lúc việc vận dụng để đặt câu theo cấu trúc chưa hoàn chỉnh.
- Một số điểm ngữ pháp và bài tập áp dụng trong sách giáo khoa mới 6,7,8,9 chưa thực tế, học sinh khó vận dụng được.
Chương III: Biện pháp, giải pháp chủ yếu để thực hiện đề tài
1, Cơ sở đề xuất các giải pháp:
Tôi nghĩ đây là vấn đề mà không một người giáo viên nào mà không quan tâm, vì ai cũng muốn học sinh mình có kết
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đinh Tố Như
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)