Sáng kiến kinh nghiệm đat giải nhất hội giảng

Chia sẻ bởi Bùi Văn Tuấn | Ngày 19/03/2024 | 16

Chia sẻ tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm đat giải nhất hội giảng thuộc Vật lý 11

Nội dung tài liệu:

Phương pháp phát triển tư duy của học sinh thông qua tiết bài tập " Lực từ- Cảm ứng từ ".
*Cơ sở lí luận
Môn vật lý là một trong nh?ng môn khoa học rất được chú trọng hiện nay. Trong quá trnh học tập học sinh không chỉ dừng lại ở mức độ lĩnh hội và tiếp thu tri thức mới thông qua bài giảng của giáo viên và việc nghiên cứu tài liệu mới mà còn phải biết vận dụng nhưng kiến thức đó vào thực tế và việc giải bài tập.
Thông qua việc giải bài tập vật lý giúp cho học sinh ôn tập, củng cố, đào sâu kiến thức một cách chắc chắn. Dồng thời nó là nh?ng phương tiện rất tốt để phát triển tư duy cho học sinh, rèn luyện cho học sinh kĩ nang, kĩ sảo khi vận dụng kiến thức vào thực tế.
Giải bài tập vật lý cũng là một phương tiện tốt để kiểm tra và đánh giá kiến thức của học sinh về môn vật lý.
Dặc biệt hiện nay môn vật lý là một trong các môn khoa học được phần đông học sinh chú trọng. Tuy nhiên trong số đó cũng có rất nhiều em muốn học vật lý nhưng không biết học như thế nào? Dể làm một bài tập thỡ phải bắt đầu từ đâu? vận dụng nh?ng kiến thức trên lớp như thế nào vào việc giải bài tập. Môn vật lý là môn theo sát các em trong các kỳ thi nhất là với hỡnh thức thi trắc nghiệm hiện nay, đòi hỏi các em không chỉ có kiến thức chắc mà cần có kỹ nang, kỹ xảo tốt khi vân dụng vào giải bài tập cho nên phát triển tư duy cho các em qua mỗi tiết học là rất cần thiết.

Với tỡnh hỡnh như trên và qua thực tiễn dạy học của mỡnh tôi xin đưa ra một vài kinh nghiệm giúp các em phát triển tư duy trong tiết bài tập " Lực từ- Cảm ứng từ ".

I. Mục tiêu
Tôi chọn đề tài này với mục tiêu là xây dựng hoạt động dạy học trong tiết bài tập " lực từ- cảm ứng từ " nhằm phát triển tư duy của học sinh.
II. Phương pháp
Phương pháp tiến hành: Dưa ra hệ thống bài tập từ dễ đến khó, phù hợp với các em học sinh học ban cơ bản.
Phương pháp giảng dạy:
+ Phát vấn.
+ Nêu vấn đề.
+ Gợi mở.
III. Mức độ kiến thức cần nắm v?ng trong chương "Từ trường" đối với tiết bài tập " Lực từ- Cảm ứng từ "
1. Quy tắc bàn tay trái, quy tắc bàn tay phải
2. Dặc điểm lực từ :
+ Diểm đặt
+ Phương
+ Chiều
+ Dộ lớn
3. Dặc điểm của cảm ứng từ :
+ Diểm đặt
+ Phương
+ Chiều
+ Dộ lớn
Chú ý: Dộ lớn của véc tơ cảm ứng từ trong các trường hợp đặc biệt.
IV. Nh?ng bài tập được sử dụng ở tiết bài tập " Lực từ - Cảm ứng từ "
1. Bài tập định tính
Giải: Doạn AB không chịu tác dụng lực của nam châm vỡ từ trường chỉ tác dụng lên các điện tích chuyển động

Bài 2. Xác định thành phần còn lại trong các trưòng hợp sau:
Mục đích : Khó khan của học sinh là không biết vận dụng quy tắc bàn tay tráI vào từng trường hợp cụ thể. Củng cố cho học sinh quy tắc bàn tay trái
Bài3. Xác định phương chiều của véc tơ cảm ứng từ B tại một điểm xác định
Mục đích: Khó khan của học sinh là không biết biểu diễn véc tơ cảm ứng từ tại mỗi điểm. Học sinh vận dụng thành thạo quy tắc bàn tay phải và củng cố kiến thức về nguyên lý chồng chất của từ trường.
2. Bài tập định lượng
Bài1. Cho hai dây dẫn mang dòng điện thẳng dài song song đặt trong không khí cách nhau 12cm
a. Xác định cảm ứng từ B1; B2 do 2 hai dòng điện I1;
I2 gây ra tại 0 cách đều hai dây dẫn?
b. Xác định cảm ứng tổng hợp tại 0?
c. Tỡm nh?ng vị trí để cảm ứng từ tổng hợp tại đó bằng không?
Biết I1 = 1A, I2 = 2A và 2 dòng điện cùng chiều.
* Dể giải bài tập này học sinh phải nhớ lại quy tắc xác định chiều cảm ứng từ. Từ đó khảo sát các véc tơ cảm ứng từ về phương, chiều và độ lớn. Sau đó dùng nguyên lý chồng chất từ trường để giải.
Khã khăn cña häc sinh lµ kh«ng biÕt x¸c ®Þnh tõ tr­êng tæng hîp t¹i mét ®iÓm.
* Với sự tư duy lôgic như vậy học sinh dễ dàng sử dụng để giải các bài tập cùng loại.
Bài2. Cho một đoạn dây dẫn đồng chất dài 30cm. Dầu trên của đoạn dây được treo vào điểm O và có thể quay tự do xung quanh O. Dầu dưới của sợi dây chạm vào thuỷ ngân đựng trong một chậu nước. Khi cho dòng điện có cường độ 8A chạy qua đoạn dây và đặt toàn bộ đoạn dây trong từ trường đều có phương như hỡnh vẽ, thỡ đoạn dây lệch khỏi phương thẳng đứng góc 50. Hãy xác định cảm ứng từ B.
Lấy g = 9,8m/s2 và sin50 = 0,0872
O
C
Hg
Gợi ý:
- Chậu thuỷ ngân có tác dụng gỡ ? ( làm thanh không chịu tác dụng của từ trường trái đất)
- Xác định các lực từ tác dụng lên thanh và biểu diễn các lực này?
Khó khan của học sinh:
+ Không hiểu hiện tượng vật lý
+ Không biết biểu diễn lực
+ Không biết áp dụng kiến thức nào để giải
* Phát triển tư duy của học sinh
- Dể giải bài tập này thỡ học sinh phải hỡnh dung ra hiện tượng gỡ xảy ra khi có dòng điện chạy qua và đặt trong từ trường. Từ đó xác định được các lực tác dụng vào dây. Dồng thời muốn giải được học sinh phải nhớ tới điều kiện cân bằng của vật rắn chịu tác dụng của 3 lực. Từ d? kiện đầu bài và công thức tính học sinh sẽ rút ra đại lượng cần xác định.
Kết luận: Vậy với chiều dòng điện và cảm ứng từ như hỡnh vẽ thỡ từ trường có độ lớn
B = 3,56.10-3 T.
* Xác định đúng lôgic của bài toán:
B = F/Il ? F
Trả lời:
- áp dụng điều kiện cân bằng
Dây là phương trỡnh véctơ để tỡm B ta phải làm
như thế nào ?
Trả lời:
Chiếu * lên phương của lực ( vuông góc với sợi dây)
F - Psin = 0 do đó F = mgsin mà F = BIlsin
( = 900) suy ra F = IBl
B = mgsin / Il = 3,56.10-3 T

3. Câu hỏi trắc nghiệm
Câu1.
Khi độ lớn cảm ứng từ và cường độ dòng điện qua dây dẫn tang 2 lần thỡ độ lớn của lực từ tác dụng lên dây dẫn.
A. tang 2 lần B. tang 4 lần
C. không đổi D. giảm 2 lần
Câu2.
Một dây dẫn thẳng dài 120cm song song với từ trường đều có cảm ứng từ B = 0,8T . Dòng điện trong dây dẫn là 20A thỡ lực từ có độ lớn là:
A. 19,2N B. 1920N
C. 1,92N D. 0N
Câu 3.
Một đoạn dây dẫn dài 1m mang dòng điện 10A đặt trong từ trường đều có B = 0,1T thỡ chịu một lực 0,5N. Góc lệch gi?a cảm ứng từ và chiều dòng điện là:
A. 0,50 B. 300 C. 450 D. 600
C. Kết luận
Với sáng kiến kinh nghiệm " Phát triển tư duy của học sinh thông qua tiết bài tập " Lực từ - Cảm ứng từ" tôi đã giải quyết được các vấn đề sau:
- Dưa ra được hệ thống bài tập từ dễ đến khó giúp học sinh dễ dàng tiếp thu kiến thức.
- Phát huy được sự tự lĩnh hội kiến thức của học sinh rất tốt, đa số các em làm được bài tập, tiết học rất sôi nổi.
- Giúp các em củng cố, khắc sâu được kiến thức về "Lực từ - Cảm ứng từ"
- Cụ thể qua kiểm tra 15 phút:
+ Lớp 11A6 đạt 85% điểm giỏi; 13% điểm trung bỡnh; 2% điểm khá
+ Lớp 11A7 đạt 70% điểm giỏi; 25% điểm trung bỡnh; 5% điểm khá
Trên đây là một vài kinh nghiệm của tôi. Theo tôi đây là phần rất hay và rộng, không thể thiếu đối với việc dạy học sinh của chúng ta. Với sáng kiến này tôi mong muốn phần nào sẽ giúp các em phát triển tư duy trong cách học.
Xong do thời gian dạy học của tôi chưa lâu nên phương pháp tôi đưa ra chưa thật hay và còn nhiều thiếu sót. Rất mong nhận được sự chỉ bảo và đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo, để tôi hoàn thiện hơn phương pháp dạy học của mỡnh.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Nghĩa Hưng, ngày 12- 12- 2008
Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thị Liễu
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Bùi Văn Tuấn
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)