SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐẠT GIẢI CẤP HUYỆN

Chia sẻ bởi Bùi Ngọc Tuấn | Ngày 16/10/2018 | 57

Chia sẻ tài liệu: SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐẠT GIẢI CẤP HUYỆN thuộc Địa lí 7

Nội dung tài liệu:


ĐỀ TÀI:



I/ ĐẶT VẤN ĐỀ
Những năm qua, việc triển khai đổi mới và phương pháp dạy học ở trường THCS đang được thực hiện nhằm đáp ứng mục tiêu giáo dục yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Đối với môn Địa lý nói chung, môn Địa lý 7 nói riêng. Để phát huy tính tích cực học tập và nâng cao khả năng quan sát, phân tích, so sánh của học sinh, việc sử dụng và khai thác các thiết bị, đồ dùng dạy học là yêu cầu của việc giảng dạy, học tập môn Địa lý đạt kết quả cao, trong đó phương pháp trực quan là một trong những phương pháp không thể thiếu đối với môn Địa lý thông qua bản đồ, tranh ảnh, giúp cho học sinh hiểu biết hơn về đất nước, thiên nhiên, thêm yêu Tổ quốc quê hương. Nâng cao trách nhiệm bảo vệ thiên nhiên.
Từ thực tế dạy học ở bộ môn Địa lý nhiều năm qua và kinh nghiệm của các đồng nghiệp, nhóm Địa Lý chúng tôi đưa ra một số phương pháp sử dụng đồ dùng dạy học có hiệu quả trong việc giảng dạy bộ môn Địa lý 7.

II/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1/ Thực trạng
- Chương trình Địa lý 7 là chương trình về thiên nhiên, con người ở các châu lục trên thế giới. Vì thế việc sử dụng đồ dùng dạy học cho bộ môn này là không thể thiếu như bản đồ, sơ đồ, tranh ảnh…Do các đối tượng (sự vật, hiện tượng, môi trường địa lý…) được phân bố trong một không gian rộng lớn, học sinh không phải lúc nào cũng có thể tiếp xúc với chúng một cách dễ dàng mà đồ dùng trực quan, đặc biệt là bản đồ là phương tiện giúp học sinh có được tri thức về các đối tượng học tập, những tri thức địa lý được cụ thể hóa, hệ thống hóa, bồi dưỡng trí tưởng tượng và phát triển năng lực tư duy cho học sinh.
- Ở trường THCS, lớp 6 các em mới làm quen dần với khái niệm “bản đồ” sang lớp 7 các em tiếp xúc với bản đồ nhiều hơn nên việc hình thành kĩ năng để các em biết khai thác được những tri thức địa lý trên bản đồ qua nội dung các bài học, Giáo viên cần phải làm cho học sinh hiểu bản đồ, đọc bản đồ, “thuộc” bản đồ, làm việc với bản đồ và biết ứng dụng vào thực tế cuộc sống.
- Để học sinh hiểu bản đồ, trước hết phải cho học sinh biết “bản đồ là gì?”. Sau đó cho học sinh hiểu được tác dụng của bản đồ trong học tập địa lý là rất cần thiết. Như thế mới làm cho học sinh tự giác học tập, làm việc với bản đồ, các đồ dùng dạy học khác.
- Để hình thành kĩ năng đọc bản đồ cho học sinh là kĩ năng tương đối khó và phức tạp đối với học sinh, tùy theo yêu cầu của bài học, từng bước Giáo viên hướng dẫn rèn luyện dần.
- Đọc bản đồ không phải là đọc những chỗ, những kí hiệu trên bản đồ một cách máy móc . Ví dụ như: Đây là ngọn núi gì? Con sông nào? Thành phố gì? Mà đọc bản đồ là thông qua các kí hiệu trên bản đồ. Học sinh phải biết vận dụng kết hợp cả những kiến thức về bản đồ cũng như những kiến thức về địa lý.
- Đối với Giáo viên cần phải chuẩn bị trước, lựa chọn bản đồ, đồ dùng dạy học phù hợp với nội dung bài học. Muốn có được hiệu quả cao trong việc sử dụng bản đồ đòi hỏi người Giáo viên phải có kỹ thuật dùng bản đồ, trước hết phải nghiên cứu bản đồ dùng trong tiết học, phải nhớ kỹ vị trí những chỗ sẽ giảng đến, phối hợp việc giảng dạy với bản đồ như thế nào, nghiên cứu kỹ nội dung bài, xác định mục tiêu, yêu cầu của đồ dùng dạy học, sử dụng đúng lúc thì mới đạt hiệu quả cao.

2/ Phương pháp tiến hành

Nhằm phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tế, đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh, Giáo viên cần thông qua tổ chức hoạt động cho học sinh như sau:
- Tổ chức cho học sinh thu thập, xử lý trình bày các thông tin khác nhau ở các loại đồ dùng dạy học như bản đồ hay tranh ảnh. Muốn cho học sinh chủ đông tích cực trong việc tìm kiếm thông tin kiến thức để nhận xét, phân tích, trình bày từ các phương tiện dạy học thì Giáo viên cũng cần chú ý: Đồ dùng dạy học trong môn Địa lý có nhiều loại, mỗi loại sẽ có cách sử dụng riêng, Giáo viên sẽ là người giúp học sinh biết cách sử dụng như đọc bản
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Bùi Ngọc Tuấn
Dung lượng: 11,51MB| Lượt tài: 3
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)