SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM CÔ CHÂU
Chia sẻ bởi Huỳnh Thị Ngọc Anh |
Ngày 05/10/2018 |
41
Chia sẻ tài liệu: SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM CÔ CHÂU thuộc Lớp 3 tuổi
Nội dung tài liệu:
I. ĐỀ TÀI: MỘT VÀI KINH NGHIỆM CUNG CẤP VỐN TIẾNG VIỆT CHO TRẺ DÂN TỘC THIỂU SỐ
II. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Như chúng ta đã biết, nhiệm vụ giáo dục Mầm non là khâu đầu tiên của hệ thống giáo dục Quốc dân. Giáo viên Mầm non được xem là người thầy đầu tiên đặt nền móng cho việc đào tạo nhân cách con người mới cho xã hội chủ nghĩa, tuỳ theo mỗi độ tuổi mà giáo dục khác nhau. Tuổi Mẫu giáo trẻ mới bắt đầu trong quá trình học nói, chính vì vậy mà cung cấp vốn Tiếng việt cho trẻ, đặc biệt là Dân tộc thiểu số là vô cùng quan trọng. Bởi vì các cháu dân tộc thiểu số thường hay dùng tiếng mẹ đẻ của trẻ, nên khó khăn trong việc tiếp nhận Tiếng việt, dẫn đến cháu khó tiếp thu lời giảng của cô bằng ngôn ngữ Tiếng việt. Chính vì vậy việc cung cấp vốn Tiếng việt cho trẻ Dân tộc thiểu số là vấn đề cần được quan tâm, nhằm hình thành và phát triển những kỷ năng cần thiết cho việc học Tiếng việt ở lớp một phổ thông.
III. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta sử dụng lời nói để trò chuyện, đàm thoại, thảo luận, trình bày những hiểu biết, suy nghĩ, giải thích một vấn đề nào đó trong cuộc sống như: Kể lại được sự việc, câu chuyện đã được nghe, được chứng kiến, hay tự mình nghĩ ra, sáng tạo ra. Trẻ cần tập nghe, hiểu lời nói của cô của những người xung quanh. Sau đó tập trình bày suy nghĩ và sự hiểu biết của mình theo ngôn ngữ Tiếng việt. Muốn phát triển ở trẻ kỷ năng, hiểu và nói được ngôn ngữ Tiếng việt theo cô, theo tôi trước hết phải cuốn hút trẻ tham gia vào hoạt động phát triển ngôn ngữ qua trò chuyện, đàm thoại, kể chuyện, đọc cho trẻ nghe, cho trẻ làm quen với chữ cái và thông qua các môn học khác, hoặc ở mọi lúc mọi nơi... Là vô cùng quan trọng nhưng hình thành như thế nào đây mới thật là điều không phải dễ.
IV. CƠ SỞ THỰC TIỄN:
Năm nay tôi được trường phân công dạy lớp lớn ghép Yều, tổng số cháu là 14 cháu. Trong đó độ tuổi lớn chỉ có 4 cháu, còn lại là nhỡ và bé. Hầu hết các cháu chưa được học, chưa có ý thức ham học, không chịu đến lớp để học, bản thân tôi trực tiếp đến nhà để huy động cháu ra lớp. Cháu không tích cực tham gia vào các hoạt động, cô nói điều gì trẻ cũng không hiểu cứ nhìn cô và không trả lời cô.
Tất cả đồ dùng học tập đối với trẻ cũng thật là xa lạ, nên việc học đến với trẻ cũng thật là ngỡ ngàng. Bởi vì trẻ không hiểu hết ngôn ngữ Tiếng việt của cô.
Với tình hình thực tế của lớp tôi như vậy, bản thân tôi luôn trăn trở, suy nghĩ nhiều lúc thấy vô cùng lo lắng, không biết làm gì và làm như thế nào, bằng phương pháp gì để giúp trẻ hiểu và nói được Tiếng việt một cách trôi chảy, chính vì điều băn khoăn trăn trở ấy bản thân tôi đã tìm tòi nghiên cứu một số biện pháp nhằm giúp trẻ ham thích được đến lớp, ham thích học tập, và nhất là ham học hỏi Tiếng việt để trẻ học tốt tất cả các môn học.
V. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
Việc cho trẻ Dân tộc thiểu số làm quen với Tiếng việt là một việc làm hết sức cần thiết, tưởng chừng như rất dễ nhưng thực tế lại rất khó, dạy trẻ làm quen với Tiếng việt là dạy cái gì, dạy như thế nào? Trẻ làm quen với tiếng việt với tư cách là bộ môn khoa học hay với tư cách là một công cụ, một phương tiện giao tiếp. Cách trả lời những câu hỏi trên sẽ liên quan tới việc lựa chọn nội dung, phương pháp cho trẻ dân tộc tiếp cận, làm quen dần với Tiếng việt. Từ đó tôi quyết định nghiên cứu những nội dung phù hợp để áp dụng vào dạy trẻ như sau:
1.Dạy trẻ nhận biết và phát âm đúng 29 chữ cái Tiếng việt:
Nội dung chủ yếu của việc dạy này là giúp trẻ nhận biết và phát âm đúng chữ cái .Chúng ta có thể coi việc giúp trẻ làm quen với chữ cái là cốt lõi của việc làm quen với Tiếng việt có nghĩa là việc cho trẻ làm quen với chữ cái chưa phải là tất cả những nội dung công việc giúp trẻ làm quen với Tiếng việt .Cách gọi làm quen với Tiếng việt thường gợi ra một phạm vi nội dung rộng rãi hơn so với cách gọi làm quen với chữ cái .Do đó có thể thấy nội dung dạy trẻ làm quen với Tiếng việt không chỉ là dạy trẻ phát âm ,dạy trẻ tập tô 29 chữ cái mà còn dạy trẻ đọc đúng các từ, hiểu được nội dung của từ và biết dùng từ để diễn đạt thành câu
II. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Như chúng ta đã biết, nhiệm vụ giáo dục Mầm non là khâu đầu tiên của hệ thống giáo dục Quốc dân. Giáo viên Mầm non được xem là người thầy đầu tiên đặt nền móng cho việc đào tạo nhân cách con người mới cho xã hội chủ nghĩa, tuỳ theo mỗi độ tuổi mà giáo dục khác nhau. Tuổi Mẫu giáo trẻ mới bắt đầu trong quá trình học nói, chính vì vậy mà cung cấp vốn Tiếng việt cho trẻ, đặc biệt là Dân tộc thiểu số là vô cùng quan trọng. Bởi vì các cháu dân tộc thiểu số thường hay dùng tiếng mẹ đẻ của trẻ, nên khó khăn trong việc tiếp nhận Tiếng việt, dẫn đến cháu khó tiếp thu lời giảng của cô bằng ngôn ngữ Tiếng việt. Chính vì vậy việc cung cấp vốn Tiếng việt cho trẻ Dân tộc thiểu số là vấn đề cần được quan tâm, nhằm hình thành và phát triển những kỷ năng cần thiết cho việc học Tiếng việt ở lớp một phổ thông.
III. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta sử dụng lời nói để trò chuyện, đàm thoại, thảo luận, trình bày những hiểu biết, suy nghĩ, giải thích một vấn đề nào đó trong cuộc sống như: Kể lại được sự việc, câu chuyện đã được nghe, được chứng kiến, hay tự mình nghĩ ra, sáng tạo ra. Trẻ cần tập nghe, hiểu lời nói của cô của những người xung quanh. Sau đó tập trình bày suy nghĩ và sự hiểu biết của mình theo ngôn ngữ Tiếng việt. Muốn phát triển ở trẻ kỷ năng, hiểu và nói được ngôn ngữ Tiếng việt theo cô, theo tôi trước hết phải cuốn hút trẻ tham gia vào hoạt động phát triển ngôn ngữ qua trò chuyện, đàm thoại, kể chuyện, đọc cho trẻ nghe, cho trẻ làm quen với chữ cái và thông qua các môn học khác, hoặc ở mọi lúc mọi nơi... Là vô cùng quan trọng nhưng hình thành như thế nào đây mới thật là điều không phải dễ.
IV. CƠ SỞ THỰC TIỄN:
Năm nay tôi được trường phân công dạy lớp lớn ghép Yều, tổng số cháu là 14 cháu. Trong đó độ tuổi lớn chỉ có 4 cháu, còn lại là nhỡ và bé. Hầu hết các cháu chưa được học, chưa có ý thức ham học, không chịu đến lớp để học, bản thân tôi trực tiếp đến nhà để huy động cháu ra lớp. Cháu không tích cực tham gia vào các hoạt động, cô nói điều gì trẻ cũng không hiểu cứ nhìn cô và không trả lời cô.
Tất cả đồ dùng học tập đối với trẻ cũng thật là xa lạ, nên việc học đến với trẻ cũng thật là ngỡ ngàng. Bởi vì trẻ không hiểu hết ngôn ngữ Tiếng việt của cô.
Với tình hình thực tế của lớp tôi như vậy, bản thân tôi luôn trăn trở, suy nghĩ nhiều lúc thấy vô cùng lo lắng, không biết làm gì và làm như thế nào, bằng phương pháp gì để giúp trẻ hiểu và nói được Tiếng việt một cách trôi chảy, chính vì điều băn khoăn trăn trở ấy bản thân tôi đã tìm tòi nghiên cứu một số biện pháp nhằm giúp trẻ ham thích được đến lớp, ham thích học tập, và nhất là ham học hỏi Tiếng việt để trẻ học tốt tất cả các môn học.
V. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
Việc cho trẻ Dân tộc thiểu số làm quen với Tiếng việt là một việc làm hết sức cần thiết, tưởng chừng như rất dễ nhưng thực tế lại rất khó, dạy trẻ làm quen với Tiếng việt là dạy cái gì, dạy như thế nào? Trẻ làm quen với tiếng việt với tư cách là bộ môn khoa học hay với tư cách là một công cụ, một phương tiện giao tiếp. Cách trả lời những câu hỏi trên sẽ liên quan tới việc lựa chọn nội dung, phương pháp cho trẻ dân tộc tiếp cận, làm quen dần với Tiếng việt. Từ đó tôi quyết định nghiên cứu những nội dung phù hợp để áp dụng vào dạy trẻ như sau:
1.Dạy trẻ nhận biết và phát âm đúng 29 chữ cái Tiếng việt:
Nội dung chủ yếu của việc dạy này là giúp trẻ nhận biết và phát âm đúng chữ cái .Chúng ta có thể coi việc giúp trẻ làm quen với chữ cái là cốt lõi của việc làm quen với Tiếng việt có nghĩa là việc cho trẻ làm quen với chữ cái chưa phải là tất cả những nội dung công việc giúp trẻ làm quen với Tiếng việt .Cách gọi làm quen với Tiếng việt thường gợi ra một phạm vi nội dung rộng rãi hơn so với cách gọi làm quen với chữ cái .Do đó có thể thấy nội dung dạy trẻ làm quen với Tiếng việt không chỉ là dạy trẻ phát âm ,dạy trẻ tập tô 29 chữ cái mà còn dạy trẻ đọc đúng các từ, hiểu được nội dung của từ và biết dùng từ để diễn đạt thành câu
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Huỳnh Thị Ngọc Anh
Dung lượng: 124,50KB|
Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)