Sang kien kinh nghiem CN 9

Chia sẻ bởi Nguyễn Tiến Dũng | Ngày 02/05/2019 | 48

Chia sẻ tài liệu: Sang kien kinh nghiem CN 9 thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

1. Phần mở đầu
Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ với xu thế tiếp cận và liên thông giữa giáo dục phổ thông và giáo dục nghề nghiệp ở nhiều nước trên thế giới đã đưa vào chương trình THCS và THPT chính khoá. ở nước ta trong chương trình THCS trước đây đã đưa vào môn học kỹ thuật. Trong chương trình đổi mới hiện nay môn học kỹ thuật lấy tên là môn Công Nghệ.
Trong những năm học qua môn học công nghệ cũng như các môn học khác đã góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng toàn diện, nhân cách người học sinh ở trường THCS.Tuy nhiên chất lượng và hiệu quả của việc dạy và học của môn công nghệ nói chung và Mô đun “ Lắp đặt mạng điện trong nhà” nói riêng, ở trường THCS hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu giáo dục trong thời đại mới.
1.1 Lý do chọn đề tài, sáng kiến, giải pháp
Môn công nghệ 9 là một môn học mới, khó cho cả giáo viên và học sinh về phương pháp dạy của thầy cũng như phương pháp học của trò.Thực tế cho thấy qua kiểm tra đánh giá chất lượng kiến thức của học sinh, chúng tôi nhận thấy rằng kiến thức về bộ môn của học sinh còn hời hợt, thiếu vững chắc chưa liên hệ được với thực tế sinh động của đời sống và sản xuất. Khi điều tra hứng thú học của học sinh nhiều em trả lời không thích học môn học công nghệ vì thực hành quá nhiều, môn học khô cứng, khó học khó nhớ…..
Qua thông số về kết quả kiểm tra giáo viên thường phàn nàn vì kết học tập cua của học sinh còn hạn chế, đặc biệt là kỹ năng thực hành còn yếu. Nguyên nhân là một số em còn lười học, thiếu tập trung, chưa có phương pháp học tập hợp lý. Nhưng chúng ta cần đánh giá một cách khách quan việc học sinh học yếu môn công nghệ , kiến thức thiếu vững chắc, khả năng thực hành yếu nguyên nhân đó cũng không loại trừ là từ phía GV. Đặc thù bộ môn công nghệ là việc học phải đi đôi với thực hành, đây cũng là một nguyên lý quan trọng của giáo dục hiện đại. Nguyên lý này đối với môn công nghệ lại càng được quan tâm hơn vì thời lượng thực hành chiếm tỷ lệ khá cao đặc biệt là ở lớp 9 đây là lớp học cuối cấp chúng ta cần hình thành một số kỹ năng cơ bản về thực hành điện để chuẩn bị dần cho học sinh tham vào việc chọn nghề cho mình sau khi tốt nghiệp THCS, đây cũng là cơ sở để tôi hoàn thành tốt việc giảng dạy bộ môn Giáo dục hướng nghiệp.
Một nhà giáo dục ấn độ có viết: “ Tôi nghe - tôi quên, Tôi nhìn - tôi nhớ, Tôi làm - tôi hiểu”. Thực hành sẽ cũng cố cho lý thuyết, mặt khác, trải qua kinh nghiệm thực hành giúp người học sẽ thay đổi cách tư duy và hành động của mình. Người học không chỉ lĩnh hội được kiến thức mới qua việc quan sát và nghe thầy giảng mà phải cố gắng vận dụng được những kiến thức mới này vào thực tiễn để biến thành kiến thức và kỹ năng của chính mình khi đó quá trình học mới hoàn thiện. Điều này chỉ trở thành hiện thực khi người học được làm trong thực tế những điều họ đã được nghe, được nhìn, được đọc và đang tư duy. Với tầm quan trọng to lớn đó việc tạo cho học sinh một khả năng thực hành tốt mô đun “ Lắp đặt mạng điện trong nhà” môn Công nghệ 9.
Là một giáo viên công nghệ được đào tạo chuyên sâu, đúng chuyên ngành sau nhiều năm công tác tại trường THCS nơi tôi trực tiếp giảng dạy môn công nghệ 9. Tôi luôn trăn trở với việc làm sao để nâng cao chất lượng môn học, đặc biệt là nâng cao hiệu quả dạy thực hành mô đun: “Lắp đặt mạng điện trong nhà”. Với sự giúp đỡ của Ban giám hiệu và các đồng nghiệp trong trường tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài
“ Nâng cao hiệu quả dạy thực hành Mô đun lắp đặt mạng điện trong nhà môn công nghệ 9”
Phạm vi áp dụng đề tài, sáng kiến, giải pháp
Mô đun lắp đặt mạng điện trong nhà Môn Công nghệ 9 là môn học có số tiết thực hành chiếm đa phần. Vì vậy với đề tài này được áp dụng cho tất cả các tiết thực hành trong chương trình môn Công nghệ 9 nói riêng và bộ môn Công nghệ trường THCS nói chung. Ngoài ra cũng có thể áp dụng cho các tiết thực hành những môn học khác ở trường THCS hiện nay.
2. Phần nội dung
2.1. Thực trạng của nội dung cần nghiên cứu.
Trên cơ sở quán triệt các quan điểm, mục tiêu và những tư tưởng chỉ đạo của Bộ giáo dục với cuộc vận động “hai không” với 4 nội dung, phát động phong trào thi đua “
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Tiến Dũng
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)