Sang kien kinh nghiem
Chia sẻ bởi Bùi Thị Ngọc Trinh |
Ngày 03/05/2019 |
46
Chia sẻ tài liệu: sang kien kinh nghiem thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
MỘT SỐ TRÒ CHƠI KẾT HỢP TRONG CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ MẪU GIÁO.
PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ
Chúng ta, ai cũng biết rằng đối với trẻ độ tuổi Mẫu giáo vui chơi là hoạt động chủ đạo, đặc điểm tâm lý lứa tuổi này là: “Học bằng chơi – Chơi mà học”, thông qua vui chơi giáo viên sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện về thể lực, trí tuệ, tình cảm, ngôn ngữ, thẩm mỹ một cách nhẹ nhàng, tự nhiên, không gò ép, đây cũng chính là mục tiêu mà Chương trình giáo dục mầm non đề ra.
Trong Chương trình giáo dục mầm non, các hoạt động học thường được kết hợp với một đến hai trò chơi nhằm mục đích củng cố cho trẻ kỹ năng, kiến thức đã được cung cấp và giúp trẻ không nhàm chán với hoạt động học.
Tùy theo chủ đề, lĩnh vực giáo dục và đề tài đang thực hiện mà giáo viên chọn lựa trò chơi kết hợp sao cho phù hợp với mục đích, yêu cầu đề ra.
Hiện nay, có rất nhiều loại sách tham khảo, hướng dẫn tổ chức các loại trò chơi cho trẻ mầm non như: khám phá khoa học, vận động, dân gian, âm nhạc…Tuy nhiên, không phải giáo viên nào cũng biết chọn lựa từ những tài liệu tham khảo này trò chơi phù hợp cho đề tài dạy của mình. Đồng thời nếu không có sự linh hoạt, cứ đem nguyên bản trò chơi vào cho tất cả hoạt động học, thì có khi phản tác dụng, dạy “ Con gà” lại củng cố “ trái cam”.
Qua nhiều năm làm Phó hiệu trưởng, phụ trách chuyên môn, tôi nhận thấy nhiều giáo viên cứ đi theo lối mòn, chỉ quanh quẩn vài trò chơi vận động kết hợp vào tất cả các tiết Giáo dục thể chất, hoạt động ngoài trời, hay chỉ vài trò chơi âm nhạc quen thuộc áp dụng cả năm học cho tất cà các tiết Giáo dục âm nhạc, dẫn đến không đạt được kết quả như mong muốn do trẻ nhàm chán, hoặc do trò chơi không phù hợp với yêu cầu bài dạy.
Từ đó, tôi đã suy nghĩ và sáng tạo một số trò chơi vận động, âm nhạc, học tập, những trò chơi mới này có thể kết hợp vào các hoạt động trên lớp mẫu giáo nhằm tạo sự thích thú, hưng phấn, tăng hiệu quả củng cố kiến thức, kỹ năng cho trẻ. Tôi đã giới thiệu cho các giáo viên trong trường sử dụng kết hợp vào các hoạt động cho trẻ mẫu giáo từ năm học 2012 – 2013 đến nay.
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1/ Thực trạng ban đầu của vấn đề:
Trước đây, giáo viên trường tôi khi tổ chức trò chơi vận động trong tiết Giáo dục thể chất cho trẻ thường chỉ loanh quanh vài trò chơi như: Mèo đuổi chuột; Kéo cưa lừa xẻ; Kéo co; Tạo dáng; Chim bay cò bay; Cướp cờ; Chạy tiếp sức. Ô Tô và chim sẻ.
Các trò chơi này chỉ thích hợp đưa vào hoạt động ngoài trời, vì số trẻ tham gia mỗi lượt chơi thường chỉ vài trẻ, một số trò chơi dân gian có luật không có tác dụng củng cố các kỹ năng vận động cơ bản cho trẻ, không phù hợp với nguyên tắc khi xây dựng một tiết dạy giáo dục thể chất phải kết hợp một vận động cơ bản mới ( là vận động chính ) và một vận động cũ đã biết dưới dạng một trò chơi vận động. Nếu vận động chính có tính chất tĩnh, thì trò chơi vận động phải có tính chất động để cân bằng trạng thái thể lực cho trẻ, tránh hoạt động quá sức, hoặc quá thụ động.
Trong hoạt động học đối với một số lĩnh vực giáo dục nhận thức, kỹ năng xã hội, ngôn ngữ, âm nhạc cũng vậy, chỉ vài trò chơi quen thuộc như: Về đúng nhà; Ai nhanh nhất; Nghe tiếng hát tìm đồ vật; nghe hát thỏ đổi lồng; Tai ai tinh; Ai ra ngoài, Hát theo hình vẽ,
Đồng thời, việc chọn lựa trò chơi cho phù hợp với đề tài dạy cũng chưa được giáo viên chú trọng, có những tiết hoạt động trò chơi được kết hợp không có tác dụng củng cố kiến thức hay kỹ năng nào cho trẻ, mà chỉ chơi cho có.
+ Nguyên nhân:
- Một số giáo viên thường lấy nguyên bản trò chơi trong sách đưa vào, thiếu sự sáng tạo thay đổi cho lạ và hấp dẫn hơn với trẻ và phù hợp đề tài mình dạy.
- Giáo viên còn xem nhẹ vai trò của trò chơi trong hoạt động, chưa nhận thức đầy đủ về tác động tích cực của trò chơi đối với trẻ, chưa biết cách khai thác trò chơi và điều chỉnh cho phù hợp với độ tuổi.
2/Biện pháp và quá trình tổ chức tiến hành:
Từ tình hình trên, trong các buổi
PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ
Chúng ta, ai cũng biết rằng đối với trẻ độ tuổi Mẫu giáo vui chơi là hoạt động chủ đạo, đặc điểm tâm lý lứa tuổi này là: “Học bằng chơi – Chơi mà học”, thông qua vui chơi giáo viên sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện về thể lực, trí tuệ, tình cảm, ngôn ngữ, thẩm mỹ một cách nhẹ nhàng, tự nhiên, không gò ép, đây cũng chính là mục tiêu mà Chương trình giáo dục mầm non đề ra.
Trong Chương trình giáo dục mầm non, các hoạt động học thường được kết hợp với một đến hai trò chơi nhằm mục đích củng cố cho trẻ kỹ năng, kiến thức đã được cung cấp và giúp trẻ không nhàm chán với hoạt động học.
Tùy theo chủ đề, lĩnh vực giáo dục và đề tài đang thực hiện mà giáo viên chọn lựa trò chơi kết hợp sao cho phù hợp với mục đích, yêu cầu đề ra.
Hiện nay, có rất nhiều loại sách tham khảo, hướng dẫn tổ chức các loại trò chơi cho trẻ mầm non như: khám phá khoa học, vận động, dân gian, âm nhạc…Tuy nhiên, không phải giáo viên nào cũng biết chọn lựa từ những tài liệu tham khảo này trò chơi phù hợp cho đề tài dạy của mình. Đồng thời nếu không có sự linh hoạt, cứ đem nguyên bản trò chơi vào cho tất cả hoạt động học, thì có khi phản tác dụng, dạy “ Con gà” lại củng cố “ trái cam”.
Qua nhiều năm làm Phó hiệu trưởng, phụ trách chuyên môn, tôi nhận thấy nhiều giáo viên cứ đi theo lối mòn, chỉ quanh quẩn vài trò chơi vận động kết hợp vào tất cả các tiết Giáo dục thể chất, hoạt động ngoài trời, hay chỉ vài trò chơi âm nhạc quen thuộc áp dụng cả năm học cho tất cà các tiết Giáo dục âm nhạc, dẫn đến không đạt được kết quả như mong muốn do trẻ nhàm chán, hoặc do trò chơi không phù hợp với yêu cầu bài dạy.
Từ đó, tôi đã suy nghĩ và sáng tạo một số trò chơi vận động, âm nhạc, học tập, những trò chơi mới này có thể kết hợp vào các hoạt động trên lớp mẫu giáo nhằm tạo sự thích thú, hưng phấn, tăng hiệu quả củng cố kiến thức, kỹ năng cho trẻ. Tôi đã giới thiệu cho các giáo viên trong trường sử dụng kết hợp vào các hoạt động cho trẻ mẫu giáo từ năm học 2012 – 2013 đến nay.
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1/ Thực trạng ban đầu của vấn đề:
Trước đây, giáo viên trường tôi khi tổ chức trò chơi vận động trong tiết Giáo dục thể chất cho trẻ thường chỉ loanh quanh vài trò chơi như: Mèo đuổi chuột; Kéo cưa lừa xẻ; Kéo co; Tạo dáng; Chim bay cò bay; Cướp cờ; Chạy tiếp sức. Ô Tô và chim sẻ.
Các trò chơi này chỉ thích hợp đưa vào hoạt động ngoài trời, vì số trẻ tham gia mỗi lượt chơi thường chỉ vài trẻ, một số trò chơi dân gian có luật không có tác dụng củng cố các kỹ năng vận động cơ bản cho trẻ, không phù hợp với nguyên tắc khi xây dựng một tiết dạy giáo dục thể chất phải kết hợp một vận động cơ bản mới ( là vận động chính ) và một vận động cũ đã biết dưới dạng một trò chơi vận động. Nếu vận động chính có tính chất tĩnh, thì trò chơi vận động phải có tính chất động để cân bằng trạng thái thể lực cho trẻ, tránh hoạt động quá sức, hoặc quá thụ động.
Trong hoạt động học đối với một số lĩnh vực giáo dục nhận thức, kỹ năng xã hội, ngôn ngữ, âm nhạc cũng vậy, chỉ vài trò chơi quen thuộc như: Về đúng nhà; Ai nhanh nhất; Nghe tiếng hát tìm đồ vật; nghe hát thỏ đổi lồng; Tai ai tinh; Ai ra ngoài, Hát theo hình vẽ,
Đồng thời, việc chọn lựa trò chơi cho phù hợp với đề tài dạy cũng chưa được giáo viên chú trọng, có những tiết hoạt động trò chơi được kết hợp không có tác dụng củng cố kiến thức hay kỹ năng nào cho trẻ, mà chỉ chơi cho có.
+ Nguyên nhân:
- Một số giáo viên thường lấy nguyên bản trò chơi trong sách đưa vào, thiếu sự sáng tạo thay đổi cho lạ và hấp dẫn hơn với trẻ và phù hợp đề tài mình dạy.
- Giáo viên còn xem nhẹ vai trò của trò chơi trong hoạt động, chưa nhận thức đầy đủ về tác động tích cực của trò chơi đối với trẻ, chưa biết cách khai thác trò chơi và điều chỉnh cho phù hợp với độ tuổi.
2/Biện pháp và quá trình tổ chức tiến hành:
Từ tình hình trên, trong các buổi
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Bùi Thị Ngọc Trinh
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)