Sáng kiến kinh nghiệm
Chia sẻ bởi Nguyễn Mạc Tư Khoa |
Ngày 02/05/2019 |
35
Chia sẻ tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
Phần mở đầu
02
Phần nội dung
03
Chương 1. Cơ sở lý luận
03
Chương 2. Cơ sở thực tiễn
04
Chương 3. Biện pháp
05
Kết luận và kiến nghị
10
Phụ lục
11
PHẦN MỞ ĐÂU
1. Lý do chọn đề tài.
Trong việc học ngôn ngữ thì từ vựng là một yếu tố hết sức cần thiết. Nó đóng vai trò cơ hữu trong việc rèn luyện các kỹ năng nhằm mục đích thành công trong giao tiếp. Càng chiếm hữu một lượng từ phong phú thì mức độ thành công trong cách diễn đạt càng thành công hơn. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân mà gần như hầu hết tất cả những người học ngôn ngữ, đặc biệt là học sinh cấp trung học cơ sở không có động lực to lớn trong việc học từ vựng. Thứ nhất, học sinh thường được giải thích nghĩa của từ thông qua giáo viên rồi chép vào tập nên các em rất dễ quên mau. Thứ hai, đa phần học sinh nghĩ rằng học từ là chỉ cần học nhớ nghĩa của từ mà không quan tâm đến từ loại hay chức năng của từ. Thứ ba, hầu như học sinh chỉ học từ trong sách giáo khoa hay những từ được cung cấp từ giáo viên nên các em rất thiếu hụt vốn từ cần thiết để vượt qua các kỳ kiểm tra. Cuối cùng là các em chỉ đơn thuần học để biết nghĩa của từ mà không học cách sử dụng của từ trong các ngữ cảnh khác nhau. Từ đó, để giúp học sinh học từ vựng tốt hơn thì tôi tiến hành nghiên cứu về một số cách hiệu quả khi áp dụng các hoạt động học từ trong phần dạy từ tại trường THCS Thường Thới Hậu A.
2. Phạm vi đề tài:
Do được đảm nhiệm dạy môn tiếng Anh cho khối 8 tại trường THCS Thường Thới Hậu A và xét về mặt bằng kiến thức chung thì tôi quyết định chọn lớp 8A2 để thực nghiệm đề tài này. Thời gian tiến hành nghiên cứu bắt đầu tư tháng 10 năm 2012 cho đến hết học kì I của năm học.
3. Phương pháp nghiên cứu:
- Sử sụng bảng câu hỏi để khảo sát ý kiến từ học sinh.
- Thống kê và đánh giá chất lượng thông qua các bài kiểm tra từ vựng trước và sau khi tiến hành nghiên cứu.
4. Cấu trúc:
Gồm: Phần mở đầu, Nội dung (03 chương) và Kết luận.
PHẦN NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận.
Định nghĩa về từ vựng
Theo một số nhà nghiên cứu thì có rất nhiều định nghĩa khác nhau về từ vựng. Trong lĩnh vực dạy và học ngôn ngữ nước ngoài thì từ vựng được định nghĩa như là từ và nghĩa của từ. Tuy nhiên, theo Kamil và Hiebert thì từ vựng được mang một trường nghĩa phức tạp hơn nhiều so với định nghĩa vừa đề cập ở trên. Thứ nhất, từ vựng được chia thành hai loại: từ vựng nói và từ vựng viết. Từ vựng nói là lượng từ mà người học có thể nhận ra và sử dụng trong quá trình nghe và nói. Từ vựng viết là lượng từ mà người học có thể nhận biết và sử dụng trong quá trình đọc hiểu và viết luận. Thứ hai, từ vựng cũng được phân thành hai nhóm: từ lính hội và từ vận dụng. Từ vựng thuộc nhóm lĩnh hội là những từ mà người học có thể nhận biết khi họ nghe hay nhìn thấy chúng. Trái lại, từ vựng thuộc nhóm vận dụng là những từ mà người học vận dụng được trong khi nói hay viết.
Hơn nữa, trong ngôn ngữ từ vựng còn được định nghĩa theo chức năng sử dụng với nhiều mục đích khác nhau. Từ vựng chức năng là những từ liên quan đến cấu trúc của một câu: are, that, a, to, or, the, of, ect. Từ vựng chức năng tạo cho ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết mang ý nghĩa và mạch lạc hơn. Từ vựng ngữ nghĩa là những từ mang ý nghĩa truyền tải thông tin trong ngữ cảnh (Stahl & Nagy, 2000). Rõ rang rằng, để hiểu rõ bản thân họ đọc hiểu gì thì chính học sinh cần phải nắm được cả hai loại từ vựng này.
Khái quát về đề tái:
Từ vựng đóng một vai trò quan trọng trong quá trình học ngôn ngữ. Nó là một nhân tố liên kết những kỹ năng nghe, nói, đọc, viết lại với nhau. Để giao tiếp tốt bằng ngôn ngữ nước ngoài thì học sinh cần phải có một lượng từ cơ bản về ngôn ngữ đó và phải biết cách sử dụng chúng một cách chính xác. Phong phú về lượng từ cũng giúp cải thiện khả năng giao tiếp của học sinh thông qua các hoạt
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Mạc Tư Khoa
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)