Sang kien kinh nghiem

Chia sẻ bởi Trần Thanh Đoàn | Ngày 26/04/2019 | 43

Chia sẻ tài liệu: sang kien kinh nghiem thuộc Ngữ văn 10

Nội dung tài liệu:

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Thơ trữ tình Việt Nam trung đại hay còn gọi là thơ trữ tình cổ điển. Thơ trữ tình Việt Nam trung đại là nội dung quan trọng trong chương trình Ngữ văn THPT nhưng tương đối khó tiếp nhận và lĩnh hội. Việc khó tiếp cận và dạy học xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, trước hết phải kể đến sự khác biệt giữa hoàn cảnh sáng tác và tâm thế tiếp nhận văn bản. Xã hội phong kiến có những đặc thù hoàn toàn khác với xã hội hiện nay. Học sinh THPT với vốn sống và sự trải nghiệm còn nhiều hạn chế nên việc tiếp thu các văn bản văn học cổ đã khó, việc chiếm lĩnh thơ trữ tình trung đại càng khó khăn hơn. Mặt khác, bản chất của thơ như Hoàng Đức Lương từng khẳng định trong Tựa trích Diễm thi tập: “Sắc đẹp ngoài cả sắc đẹp, vị ngon ngoài cả vị ngon”. Trong chương trình Ngữ văn hiện nay, số lượng văn bản và cả thời lượng dạy học có lược bỏ và thay đổi ít nhiều. Tuy nhiên, phần văn học trung đại, thơ trữ tình vẫn chiếm một thời lượng chương trình tương đối nhiều, giữ vị trí đặc biệt quan trọng. Mục tiêu quan trọng nhất của việc dạy thơ trữ tình là định hướng để học sinh thấy được quan niệm của thời trung đại về con người và nghệ thuật.
Trước đây, khi nói đến thơ trữ tình Việt Nam trung đại, quan niệm về “tính phi ngã” của văn học trung đại luôn chi phối việc tiếp cận và dạy học. Dạy học thơ trữ tình trung đại nói riêng và văn học trung đại Việt Nam nói chung, tính phi ngã là một nguyên tắc bất biến. Vì thế, trong quá trình dạy học, giáo viên chỉ định hướng để học sinh thấy được những giá trị về nội dung và những sáng tạo về nghệ thuật. Khi tổ chức dạy học thơ trữ tình, phần nội dung cảm xúc chỉ tập trung vào một số phương diện như: Chí nam nhi, tinh thần yêu nước, tinh thần nhân đạo, tình bạn, tình yêu thiên nhiên, nỗi nhớ quê hương đất nước... Dạy học thơ trữ tình trung đại vì thế luôn tạo một cảm giác nghèo nàn, khó dạy đối với giáo viên và khó tiếp nhận đối với học sinh.
Từ những kinh nghiệm thự tiễn dạy học, chúng tôi muốn đem đến một quan niệm, một cách nhìn, cách đánh giá thỏa đáng hơn, chính xác hơn về thơ trữ tình Việt Nam trung đại. Trên cơ sở đó, đề xuất một hướng tiếp cận và dạy học thơ trữ tình Viêt Nam trung đại.
2. Phạm vi đề tài:
Đề tài tập trung phân tích, khảo sát và đề xuất hướng tiếp cận và dạy học cái tôi trong thơ trữ tình Việt Nam trung đại trong chương trình Ngữ văn lớp 10 và 11.
Chúng tôi thể nghiệm đề tài của mình qua việc định hướng thiết kế giáo án bài Đọc Tiểu Thanh ký trong chương trình Ngữ văn 10 (học kỳ I)
3. Chiều hướng phát triển của đề tài:
Đề tài tập trung vào cái Tôi trong thơ trữ tình Việt Nam trung đại với một quan niệm, cách nhìn mới mẻ trong tiếp cận và dạy học. Từ đề tài này, chúng tôi mong muốn có thể mở rộng, đề xuất một hướng tiếp cận và dạy học thơ trữ tình trong chương trình Ngữ văn THPT.



NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận và thực tiễn:
1.1. Cơ sở lí luận:
Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Thơ trữ tình là thuật ngữ chỉ chung các loại thơ thuộc loại trữ tình trong đó, những cảm xúc và suy tư của nhà tho hoạc của nhân vật trữ tình được bộc lộ một cách trực tiếp”. Vì thế, đặc điểm nổi bật của thơ trữ tình là sự thể hiện tình cảm, cảm xúc của nhà thơ. Hay nói cách khác, thơ trữ tình là tiếng nói tâm hồn, là tiếng lòng của người nghệ sĩ trước cuộc đời. Tình cảm, cảm xúc của mỗi người thường không giống nhau. Tình cảm, cảm xúc của các nhà thơ lại có những nét riêng, độc đáo. Thơ là sản phẩm tiêu biểu của văn chương thẩm mĩ, vì thế, thơ là sản phẩm của sự sáng tạo. Dẫu thơ trung đại có tính quy phạm thì cũng có những cái riêng đặc trưng của nó. Chính vì thế, nói đến thơ trữ tình là nói đến cái tôi trong thơ. Viên Mai trong Tùy viên thi thoại đã từng khẳng định: “Làm người không nên có cái tôi nhưng làm thơ không thể không có cái tôi”. Hay như nhà thơ Lê Đạt trong bài Vân chữ:
“Mỗi con người đều có một dạng vân tay
Mỗi nhà thơ thứ thiệt
Có một dạng vân chữ
Không trộn lẫn”.

Dạy học thơ trữ tình nói chung và thơ trữ tình trung đại nói riêng, điều quan trọng là định hướng để
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Thanh Đoàn
Dung lượng: | Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)