Sáng kiến kinh nghiệm

Chia sẻ bởi Hoàng Minh Thám | Ngày 24/10/2018 | 23

Chia sẻ tài liệu: sáng kiến kinh nghiệm thuộc Lịch sử 8

Nội dung tài liệu:


CHÀO MỪNG BAN GIÁM KHẢO
VỀ DỰ THUYẾT TRÌNH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Sáng kiến:
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH KHAI THÁC NỘI DUNG KÊNH HÌNH TRONG SÁCH GIÁO KHOA LỊCH SỬ 8 Ở TRƯỜNG THCS CAO THẮNG ”
Người thực hiện: Bùi Thị Thư
Giáo viên: Trường THCS CAO THẮNG

CẤU TRÚC CỦA SÁNG KIẾN GỒM BA PHẦN CHÍNH

CHƯƠNG I: ĐẶT VẤN ĐỀ:

Trình bày những lý do đề suất sáng kiến

CHƯƠNG II: NỘI DUNG

I. Cơ sở lý luận

II. Thực trạng của vấn đề

III. Các biện pháp giải quyết vấn đề

IV. Hiệu quả của SK

CHƯƠNG III: KẾT LUẬN .
CHƯƠNG I:
ĐẶT VẤN ĐỀ:

Môn lịch sử là môn học rất được chú trọng ở các nhà trường phổ thông nói chung và trường Trung học cơ sở nói riêng. Thông qua bài giảng, người thầy có thể giúp cho học sinh nắm được sự phát triển của xã hội loài người, những quy luật của xã hội… Để từ đó giáo dục cho học sinh lòng yêu quê hương, đất nước, niềm tự hào dân tộc, tiếp thu và phát huy di sản văn hóa của nhân loại với những giá trị nhân văn truyền thống….
Tuy nhiên, chưa có một chuyên đề nào hướng dẫn sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa trong quá trình giảng dạy lịch sử, mà chủ yếu là giáo viên tự tìm tòi những thông tin về kênh hình đó thông qua những tài liệu lịch sử hoặc từ những nguồn thông tin khác.
Từ những lí do trên, tôi đã chọn sáng kiến “ Một số biện pháp giúp học sinh khai thác nội dung các kênh hình trong sách giáo khoa lịch sủ 8 ở trường THCS Cao Thắng”.
CHƯƠNG II:
NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận

Xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ, đặc trưng của bộ môn Lịch sử và yêu cầu đổi mới giáo dục, cũng như thực tiễn dạy học bộ môn, việc biên soạn SGK Lịch sử THCS có nhiều đổi mới về nội dung và phương pháp. Sách giáo khoa Lịch sử hiện nay được biên soạn không chỉ là tài liệu của giáo viên mà còn là tài liệu học tập của học sinh theo định hướng mới. Kênh hình trong SGK không chỉ minh họa, làm cơ sở cho việc tạo biểu tượng lịch sử mà còn là một nguồn cung cấp kiến thức cho học sinh.
Kênh hình trong SGK lịch sử gồm nhiều loại: bản đồ, sơ đồ, hình vẽ, tranh ảnh lịch sử: Dùng để minh họa cho kênh chữ hoặc với tư cách là nguồn cung cấp thông tin, kiến thức cho người học.
Sự phong phú, đa dạng của kênh hình trong SGK như vậy, đòi hỏi giáo viên khi sử dụng phải linh hoạt, sáng tạo.


II. Thực trạng của vấn đề
Đ· cã nhiÒu c¸ch gi¶i ®¸p kh¸c nhau trong viÖc sö dông s¸ch gi¸o khoa trong d¹y häc LÞch sö ë trưêng trung häc c¬ së nh»m n©ng cao hiÖu hiÖu qu¶ giê häc. Tuy nhiªn, viÖc khai th¸c néi dung kªnh hình trong s¸ch gi¸o khoa lµ biÖn ph¸p quan träng ®Ó n©ng cao chÊt lưîng d¹y häc l¹i chưa ®ưîc quan t©m mét c¸ch ®Çy ®ñ.
Mét lµ: Chóng ta míi chØ chó ý ®Õn kªnh chữ cña s¸ch gi¸o khoa, coi ®©y lµ nguån cung cÊp kiÕn thøc lÞch sö duy nhÊt trong d¹y häc mµ kh«ng thÊy r»ng kªnh hình kh«ng chØ lµ nguån kiÕn thøc quan träng, mµ cßn lµ phư¬ng tiÖn trùc quan cã gi¸ trÞ gióp bµi häc LÞch sö trë nªn sinh ®éng h¬n, hÊp dÉn h¬n, g©y høng thó häc tËp h¬n cho häc sinh.
Hai lµ: Kh«ng Ýt gi¸o viªn chưa hiÓu râ xuÊt xø, néi dung ý nghÜa cña kªnh hình trong s¸ch gi¸o khoa.
Ba lµ: Cã những gi¸o viªn nhËn thøc ®Çy ®ñ gi¸ trÞ, néi dung kªnh hình nhưng l¹i ng¹i sö dông, sî mÊt thêi gian, hoÆc sö dông mang tÝnh hình thøc,minh họa cho bài giảng.
III. Các biện pháp giải quyết vấn đề .
1. Các nguyên tắc khi sử dụng các kênh hình.
Khi sử dụng những kênh hình được trình bày với tư cách để minh họa cho kênh chữ thì việc sử dụng chúng chỉ dừng lại ở việc nhằm minh họa làm cho nội dung bài giảng sinh động, phong phú, hấp dẫn hơn. Giáo viên không sử dụng chúng trong cũng cố bài hay trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. Tuy nhiên, đây là một việc làm khó khăn đối với học sinh vùng nông thôn, miền núi. Do vậy khi giao nhiệm vụ cho học sinh, giáo viên phải tùy vào từng điều kiện, hoàn cảnh học tập của học sinh để vận dụng cho phù hợp. Tránh tình trạng ôm đồm, hình vẽ nào, tranh ảnh nào cũng giới thiệu mô tả thì không đủ thời gian.
2. Cách khai thác, tiếp cận Lịch sử qua tranh ảnh.
Trước hết giáo viên phải xác định nguồn gốc và thời điểm xuất hiện tài liệu. Sau khi xác định nguồn gốc, thời điểm như trên, ta có thể gợi ý cho học sinh nội dung và cách thể hiện những nội dung đó của tác giả trên tranh ảnh.
- Những nhân vật chính trong tranh ảnh họ là ai? Họ đại diện cho ai? ...
- Tiếp theo nhằm giáo dục học sinh đi sâu vào nội dung tranh ảnh.
3. Những kỹ năng khi khai thác tranh ảnh.
Hình thành kỹ năng quan sát, nhận xét hình thành kỹ năng mô tả tường thuật. Hình thành kỹ năng phân tích, nhận định, đánh giá.
4. Các bước làm việc với các kênh hình trong sách giáo khoa.
Bước 1. Cho học sinh quan sát tranh, ảnh để học sinh xác định một cách khái quát nội dung tranh ảnh cần khai thác.
Bước 2. Giáo viên nêu câu hỏi gợi mở, nêu vấn đề, tổ chức cho học sinh tìm hiểu nội dung của tranh ảnh.
Bước 3. Học sinh trình bày những kết quả tìm hiểu của mình về tranh ảnh, học sinh khác bổ sung hoàn thiện.
Bước 4. Giáo viên nhận xét, bổ sung, học sinh trả lời và hoàn thiện nội dung khai thác tranh ảnh cung cấp cho học sinh về kiến thức Lịch sử.

5. Một số biện pháp khai thác nội dung tranh ảnh, lược đồ.
* Khai thác nội dung tranh ảnh













Hình 84 - Quân Pháp tấn công Đại đồn Chí Hòa.
Hình 84 được sử dụng khi dạy mục I, ý 2 – Chiến sự ở Gia Định những năm 1859. GV cần cho HS quan sát kĩ bức tranh, gợi ý một số câu hỏi để các em thảo luận nhóm.
- Đại đồn Chí Hòa được xây dựng nhằm mục đích gì?
- Vì sao Đại đồn Chí Hòa bị thất thủ nhanh chóng?

Hình 99 Tình cảnh nông dân Việt Nam thời Pháp thuộc
Bức ảnh này được sử dụng khi dạy mục II, ý 1- Các vùng nông thôn. GV cho HS quan sát ảnh và gợi mở một số câu hỏi để HS thảo luận:
- Quan sát ảnh, em thấy người nông dân đang làm gì?
- Em có suy nghĩ gì về đời sông của người nông dân Việt Nam dưới thời Pháp thuộc?
Hình 100 - Công nhân Việt Nam trong thời kì Pháp thuộc
Bức ảnh này được sử dụng khi dạy mục II, ý 2 - Đô thị phát triển, sự xuất hiện của các giai cấp, tầng lớp mới. GV cho HS quan sát kĩ bức tranh, gợi mở một số câu hỏi cho HS thảo luận:
Em suy nghĩ gì về đời sông của giai cấp công nhân Việt Nam thời Pháp thuộc.
Hình 86 -Lược đồ những địa diểm nổ ra khởi nghĩa ở Nam kì ( 1860- 1875)
Lược đồ này được sử dụng khi dạy mục II - Cuộc kháng chiến chống pháp từ năm 1858 đến năm 1873. GV giới thiệu khái quát lược đồ, hướng dẫn HS quan sát kết hợp với theo dõi nội dung SGK để thảo luận một số câu hỏi sau:
- Quan sat lược đồ, em thấy quy mô các cuộc khởi nghĩa diễn ra như thế nào?
- Em có nhận xét gì về phong trào kháng Pháp của nhân dân sáu tỉnh Nam Kì?
* Khai thác nội dung các lược đồ

Lược đồ này được sử dụng khi dạy mục II, ý 3 - Khởi nghĩa Hương Khê ( 1885 - 1895 ). Khi sử dụng, trước hết GV giới thiệu khái quát lược đồ, hướng dẫn HS quan sát, kết hợp với SGK và gợi mở:
- Em hãy xác định căn cứ chính của nghĩa quân trên lược đồ?
- Vì sao nghĩa quân Hương Khê lại chọn căn cứ Ngàn Trươi làm đại bản doanh?
Hình 96 - Lược đồ căn cứ Yên Thế
Lược đồ nhằm cụ thể hóa vị trí địa lí của căn cứ Yên thế, GV có thể dựa vào đó để giảng về diễn biến của cuộc khởi nghĩa Yên Thế ( 1884 -1913 ). Khi sử dụng, GV giải thích các kí hiệu và hướng dẫn HS quan sát:
- Dựa vào lược đồ, em hãy xác định căn cứ chính, địa bàn hoạt động của nghĩa quân. chiến thuật đánh địch chủ yếu của nghĩa quân là gì?
- Cuộc khởi nghĩa này có gì khác với các cuộc khởi nghĩa của phong trào Cần Vương? Qua đó nói lên điều gì?
IV. Hiệu quả của sáng kiến.
Trong năm học 2015 - 2016, Sau khi hoàn thành sáng kiến tôi đã mạnh dạn áp dụng vào quá trình giảng dạy tại trường THCS Cao Thắng và kết quả thu được là khả quan.
- Tỉ lệ học sinh yêu thích môn Lịch sử cao hơn ( thời kì điều tra là cuối học kì I và sau bài 30 của học kì II).
- Đa số học sinh có hứng thú khi học môn Lich sử
- Kết quả so sánh Lớp 8C : Tổng số 34 học sinh
CHƯƠNG III
KẾT LUẬN
1. Kết luận.
Tôi hi vọng với nội dung của sáng kiến này sẽ giúp GV giảng dạy môn Lịch sử giảm bớt khó khăn khi khai thác, sử dụng kênh hình trong SGK. Để làm được điều này tôi mong rằng PGD nên có một cuộc hội thảo để cho GV có cơ hội trao đổi kinh nghiệm việc sử dụng kênh hình trong SGK
Trong năm học 2015-2016, mặc dù so sánh chất lượng giữa 2 học kỳ là chưa cao song với sự điều chỉnh và sự nỗ lực cố gắng của cả thầy và trò, chất lượng bộ môn đã có nhiều tiến bộ rõ rệt so với thời gian trước.
Bản thân là người trực tiếp nghiên cứu về những vấn đề nêu trên. Tôi tin rằng với những hệ thống biện pháp mà sáng kiến đưa ra đưa ra sẽ có tính khả thi nếu được nhà trường vận dụng một cách đồng bộ, linh hoạt.
2. Kiến nghị
- Tôi chỉ có một số kiến nghị như sau: Mong rằng các cấp lãnh đạo quan tâm đầu tư cơ sở vật chất ( Lớp học, các tư liệu tranh ảnh, lược đồ, các tài liệu tham khảo...) để tạo điều kiện cho giáo viên đổi mới phương pháp và phương tiện dạy học, mở nhiều lớp tập huấn để giáo viên nâng cao trình độ sư phạm
-Với môn lịch sử thì các đồ dùng thiết bị còn quá ít
-Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của tôi trong quá trình giảng dạy môn lịch sử, hiểu biết và kinh nghiệm chắc chắn không tránh khỏi những sai sót, rất mong được sự góp ý chân thành của các bạn đồng nghiệp.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn tập thể giáo viên và học sinh trường THCS Cao Thắng đã giúp đỡ tôi hoàn thành sáng kiến này .
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN BAN GIÁM KHẢO !
CHÚC HỘI THI THÀNH CÔNG TỐT ĐẸP.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hoàng Minh Thám
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)