Sang kien kinh nghiem

Chia sẻ bởi Nhu Nguyen | Ngày 19/10/2018 | 24

Chia sẻ tài liệu: sang kien kinh nghiem thuộc Tiếng Anh 9

Nội dung tài liệu:


PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN LONG ĐIỀN
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRẦN NGUYÊN HÃN
TỔ NGOẠI NGỮ












PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH QUA HOẠT ĐỘNG “GROUPWORK – PAIRWORK”






















Họ và tên GV : Phạm Ngọc Điệp
Phước Tỉnh, ngày 19 tháng 02 năm 2011






MỤC LỤC

Trang
A.Phần mở đầu
I.Lý do chọn đề tài. 3
1.Cơ sở lý luận. 3
2.Cơ sở thực tiễn. 3
II.Mục đích và phương pháp nghiện cứu. 4
III.Giới hạn của đề tài. 4
IV.Các giả thiết nghiên cứu. 4
V.Kế hoạch thực hiện. 5
B.Phần nội dung: 5
I.Thực trạng và những mâu thuẫn. 5
II.Các biện pháp giải quyết vấn đề. 6
III.Hiệu quả áp dụng. 7
C.Kết luận: 8
I.Ý nghĩa của đề tài đối với công tác. 8
II.Bài học kinh nghiệm, hướng phát triển. 8

Tài liệu tham khảo 9






















A.PHẦN MỞ ĐẦU


I.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
1.Cơ sở lý luận:
- Căn cứ vào phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
- Căn cứ vào chương trình hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Tiếng Anh THCS.
- Căn cứ vào những đổi mới trong mục tiêu, nội dung dạy học THCS.
- Căn cứ vào những định hướng đổi mới phương pháp dạy học: phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo cho học sinh, phù hợp với đặc điểm học sinh từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, tự sáng tạo, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.
- Căn cứ vào mục tiêu chương trình môn tiếng Anh THCS: hình thành và phát triển ở học sinh những kiến thức, kĩ năng cơ bản về tiếng Anh và những phẩm chất, trí tuệ cần thiết để tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động.
- Căn cứ vào cốt lõi đổi mới phương pháp dạy học là giúp học sinh hướng tới việc học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động.
2.Cơ sở thực tiễn:
Qua thực tế giảng dạy bộ môn tiếng Anh ở địa phương trường tôi, một lớp học trung bình khoảng 8 đến 10 em là có hứng thú, say mê học tập bộ môn, tham gia xây dựng bài một cách tích cực; số học sinh còn lại đa phần là học sinh học yếu, không có mục đích học tập, chưa có khái niệm về tầm quan trọng đối với bộ môn tiếng Anh trong xã hội hiện nay, nhiều em còn nói với tôi “…học môn tiếng Anh làm gì, tiếng Việt còn chưa xong, có học xong lớp 9 em cũng nghỉ ở nhà đi biển phụ gia đình…hoặc …em học môn này thấy khó quá, một phần em bị mất căn bản, thấy nản,…học đâu có môi trường để giao tiếp, …ba me em đâu biết nói tiếng Anh để chỉ thêm cho em.. ” và rất nhiều lý do chủ quan lẫn khách quan khác nữa.Đây là những tư tưởng hầu như rất thường xuyên xảy ra ở học sinh địa phương.Vậy làm thế nào tôi có thể gây được động lực học tập đối với bộ môn tiếng Anh cho học sinh tôi phụ trách? Thực ra, qua nhiều năm giảng dạy, tôi đã nhận ra một tiết học không thể nào lên lớp thầy nói, trò chép, nôm na ta hay dùng từ “dạy chay”, tiết dạy thật là chán. Bài học sẽ có hiệu quả hơn khi giáo viên biết áp dụng các thủ thuật dạy học, dùng giáo cụ trực quan, áp dụng công nghệ thông tin, projector, v.v…Dĩ nhiên đây là những hoạt động dạy học giáo viên nào cũng biết nhưng có thực hiện hiệu quả hay không còn tùy vào khả năng lồng ghép, kĩ năng giảng dạy của giáo viên. Trong các hoạt động dạy học, tôi nhận thấy có môt hoạt động mà giáo viên hay xem nhẹ, đó là hoạt động “groupwork – pairwork ”.Xem ra rất đơn giản nhưng khi thực hiện theo chủ điểm từng bài thật không dễ dàng tí nào, nếu giáo viên không linh động lồng ghép các thủ thuật vào hai hoạt động này và từ sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh có tích cực hoạt động tham gia xây dựng bài hay không đó là điều thành
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nhu Nguyen
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)