Sang kiên kinh nghiệm

Chia sẻ bởi Nguoi Quan Tri | Ngày 18/10/2018 | 70

Chia sẻ tài liệu: Sang kiên kinh nghiệm thuộc Sinh học 6

Nội dung tài liệu:


PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO BỐ TRẠCH
TRƯỜNG THCS HẢI TRẠCH
----------( ( (---------








SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM :
“TĂNG CƯỜNG TÍNH TÍCH CỰC TỰ LỰC
CỦA HỌC SINH TRONG VIỆC
SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
MÔN SINH HỌC 6”





Giáo viên thực hiện : Hoàng Thị Kim Ngân
Tổ : Sinh – Hóa – Địa
Năm học : 2014 - 2015


PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ

Thực chất của việc đổi mới phương pháp dạy học là một quá trình nâng cao hiệu quả của việc dạy học trong bộ môn sinh học, học sinh phải hoạt động nhiều hơn và trở thành chủ thể của hoạt động.
Để đổi mới việc dạy học đạt hiệu quả theo hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh thì phương pháp đổi mới sử dụng đồ dùng dạy học trong môn sinh học 6 nhằm tăng cường tính tích cực tự lực của học sinh là một vấn đề hết sức quan trọng. Vì đây là một phương pháp đòi hỏi cả giáo viên và học sinh phải có một sự nổ lực lớn trong công tác nghiên cứu cấu trúc sách giáo khoa, trong việc thống kê đồ dùng dạy học trong phòng thiết bị, trong việc dự kiến làm thêm các đồ dùng dạy học còn thiếu. Mặt khác, giáo viên phải suy nghĩ nhiều trong phương pháp sử dụng các đồ dùng dạy học sao cho phù hợp với yêu cầu của bài quả là một vấn đề khó. Vì vậy, để “Tăng cường tính tích cực tự lực của học sinh trong việc sử dụng đồ dùng dạy học môn sinh học 6”, chúng tôi đề ra một số phương pháp như sau.

PHẦN 2: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

I/ CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Nghiên cứu toàn bộ chương trình môn học, lập kế hoạch chuẩn bị đồ dùng dạy học
* Giáo viên: + Thống kê tổng số đồ dùng trong phòng thiết bị.
+ Dự trù làm thêm đồ dùng mới.
* Học sinh: + Đủ phiếu học tập, sách giáo khoa.
+ Chuẩn bị một số đồ dùng theo yêu cầu của giáo viên.
2. Phân loại dạng bài
* Dạng 1: Bài dạy có sử dụng đồ dùng trực quan (tranh vẽ, mô hình).
* Dạng 2: Bài dạy thực hành (dụng cụ, mẫu vật)
3. Định hướng lựa chọn phương pháp
* Phương pháp trực quan, thực hành: Đây là phương pháp đi theo con đường tìm tòi - nghiên cứu, phát huy được tính tích cực chủ động sáng tạo để học sinh nắm vững kiến thức. Dưới sự tổ chức chỉ đạo của giáo viên, kiến thức các em thu nhận được trở thành nguồn kiến thức riêng của học sinh.
* Phương pháp đàm thoại gợi mở - nêu vấn đề: Nhằm để khai thác kiến thức mà các em đã tích lũy trong quá trình học tập.
4. Tiến hành cụ thể
a) Đối với giáo viên:
Từ tranh vẽ, mô hình, thí nghiệm kết hợp với phương pháp đàm thoại - nêu vấn đề định hướng cho học sinh phát hiện kiến thức mới.
b) Đối với học sinh:
Theo sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh quan sát kĩ tranh vẽ, mô hình, thí nghiệm kết hợp với thông tin sách giáo khoa, thông qua hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm để phân tích lĩnh hội kiến thức mới.
c) Các bước cụ thể: Giáo viên phải khai thác mục tiêu bài học theo từng đơn vị kiến thức trong sách giáo khoa:
* Xác định mục tiêu bài học:
- Về kiến thức, cần làm rõ 3 vấn đề:
+ Nhận biết
+ Thông hiểu
+ Vận dụng kiến thức vào các tình huống.
- Về kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng quan sát tranh vẽ, mô hình.
- Về thái độ: Nghiên cứu cách tổ chức cho học sinh hoạt động chiếm lĩnh kiến thức phù hợp với mục tiêu trong từng đơn vị kiến thức, ngoài ra giáo viên còn tổ chức một số hoạt động khác giúp học sinh chiếm lĩnh kiến thức.
* Tổ chức tình huống học tập: Trước khi tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh cần chú ý những điểm sau:
- Trước khi yêu cầu học sinh thực hiện một hoạt động, giáo viên cần có sự định hướng cho học sinh về việc sắp phải làm.
- Cần nêu thật cụ thể nhiệm vụ, yêu cầu đối với học sinh hay các hoạt động đưa ra phải rõ ràng.
- Phải xác định thời gian học sinh cần phải hoàn thành nhiệm vụ và trình bày kết quả học tập theo đúng kế hoạch đã định.

II/ BÀI DẠY THỂ NGHIỆM

Bài 9 – Tiết 8: CÁC LOẠI RỄ, CÁC
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguoi Quan Tri
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)