Sang kien kinh nghiem

Chia sẻ bởi Phan Văn Đồng | Ngày 12/10/2018 | 26

Chia sẻ tài liệu: sang kien kinh nghiem thuộc Khoa học 5

Nội dung tài liệu:

BÁO CÁO KINH NGHIỆM DẠY HỌC
DỰ THI GIÁO VIÊN GIỎI CẤP HUYỆN
NĂM HỌC : 2009 - 2010
NGƯỜI THỰC HIỆN: PHAN VĂN ĐỒNG
ĐƠN VỊ: TRƯỜNG TIỂU HỌC LA DÊÊ



La Dêê, ngày 25 tháng 01 năm 2010
ĐỀ TÀI:
NÂNG CAO HIỀU QUẢ HỌC TẬP CHO HỌC SINH
TRONG TIẾT ÔN TẬP MÔN KHOA HỌC LỚP 5 BẰNGTRÒ CHƠI “GIẢI Ô CHỮ”
I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Khoa học lớp 5 là môn học có sự tích hợp các nội dung của khoa học tự nhiên (sinh học, vật lí, hoá học) với khoa học về sức khoẻ. Học sinh nắm được kiến thức và kĩ năng sẽ giúp các em vận dụng nó vào cuộc sống hàng ngày. Vì thế, trong nhà trường, môn học này cần được quan tâm , tìm phương pháp và hình thức giảng dạy phù hợp.
Trò chơi học tập là một trong các phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực tự giác học tập của học sinh. Đối với môn Khoa học thì trò chơi học tập có vai trò rất quan trọng, cần được áp dụng trong nhiều tiết học. Thông qua trò chơi, học sinh thấy vui hơn, tiếp thu bài tự giác hơn.

Tuy vậy, trong thực tế dạy học môn Khoa học ở các lớp, trò chơi trong mỗi tiết học chưa được qua tâm nhiều. Bởi vÌ khi tổ chức trò chơi, giáo viên ngại mất nhiều thời gian đầu tư. Hơn nữa, khi áp dụng trò chơi vào tiết dạy, giáo viên còn sợ “cháy giáo án”.
Qua nhiều năm giảng dạy lớp năm, tôi thấy chất lượng học tập môn Khoa học của học sinh còn thấp. Học sinh thường lười học, không tự giác trong giờ học, tiết học không sôi nổi. Đặc biệt trong tiết ôn tập, các em gặp rất nhiều khó khăn khi trả lời những kiến thức cũ đã học.
Xuất phát từ tình hình thực tế học tập của học sinh, tôi đã suy nghĩ tìm biện pháp khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả học tập của học sinh trong tiết ôn tập môn Khoa học lớp 5 thông qua trò chơi “Giải ô chữ”.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
A / TRÒ CHƠI HỌC TẬP TRONG DẠY HỌC MÔN KHOA HỌC LỚP 5:
Để vận dụng có hiệu quả trò chơi học tập trong môn Khoa học nói chung và trong tiết ôn tập nói riêng cần làm rõ các vấn đề sau :
1. Thế nào là trò chơi học tập?
Trò chơi học tập là trò chơi có nội dung gắn với hoạt động học tập của học sinh .
2. Vai trò của trò chơi học tập :
Trong các tiết học môn Khoa học , việc tổ chức cho học sinh chơi vào bất cứ phần nào của bài học đều rất quan trọng, vì các lí do:
Làm thay đổi hình thức học tập .
Làm không khí trong lớp học được thoải mái, dễ chịu hơn .
Làm quá trình học tập trở thành một hình thức vui chơi hấp dẫn .
Học sinh thấy vui, nhanh nhẹn , cởi mở hơn.
Học sinh tiếp thu tự giác tích cực hơn.
Học sinh được củng cố và hệ thống hoá kiến thức .
3. Các yêu cầu của trò chơi học tâp.
Trò chơi phải thú vị để học sinh tham gia .
Trò chơi phải thu hút được đa số (hay tất cả ) học sinh tham gia .
Trò chơi phải đơn giản, dễ thực hiện.
Quan trọng , trò chơi phải có mục đích học tập, không đơn thuần là trò chơi giải trí .
4 . Cách xây dựng một trò chơi học tập.
Giáo viên có thể tổ chức bất kì hoạt động nào thành trò chơi bằng cách vận dụng các nhân tố cơ bản của trò chơi :
Phải có có tính thi đua giữa cá nhân và giữa các nhóm .
Phải có quy định về sự thưởng , “phạt”.
Phải có cách chơi rõ ràng ( bao gồm cả về thời gian).
Phải có cách tính điểm .
5. Cách tổ chức một trò chơi học tập.
- Giới thiệu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi, trò chơi và phổ biến luật chơi .
- Cho học sinh chơi thử (nếu cần ).
- Nhận xét kết quả của trò chơi ( nếu có thể thưởng hoặc “phạt” người thắng hoặc người thua ) nhận xét thái độ của người tham dự và rút ra kinh nghiệm.
- Kết thúc: Giáo viên yêu cầu học sinh nêu những gì các em đã được học qua trò chơi hoặc giáo viên tổng kết lại những gì cần học qua trò chơi này.
6. Một số điểm cần lưu ý:
- Nếu giáo viên tổ chức trò chơi không tốt sẽ khó kiểm soát và dễ “cháy giáo án”.
- Một số trò chơi có thể làm cho học sinh quá hưng phấn và có thể ảnh hưởng đến việc học những phần tiếp theo hoặc học môn học khác.
B / THIẾT KẾ TRÒ CHƠI TRONG TIẾT ÔN TẬP MÔN KHOA HỌC LỚP 5.
1. Hình thức trò chơi:
Căn cứ vào mục tiêu, nội dung chương trình của môn Khoa học lớp 5 , căn cứ mục tiêu của tiết ôn tập, tôi lựa chọn và vận dụng trò chơi “ Giải ô chữ” vào tiết học.
Tôi thành lập 3 đội chơi , mỗi tổ là một đội, các em tự đặt tên cho đội mình :
Ví dụ:
Đội 1 : Tự tin
Đội 2 : Đoàn kết
Đội 3 : Quyết thắng
- Tôi dùng bảng phụ kẻ sẵn các ô chữ hàng ngang, một ô chữ hàng dọc khác màu với ô chữ hàng ngang . Mỗi ô chữ hàng ngang là một nội dung có liên quan đến kiến thức trong bài ôn tập ( hoặc vấn đề quan trọng cần đề cập ).

-Luật chơi như sau : Các đội chơi lần lượt chọn ô chữ hàng ngang, khi chọn hàng ngang xong , cả 3 đội cùng trả lời ô chữ hàng ngang đã chọn bằng cánh ghi kết quả lên bảng phụ của đội mình. Thời gian dành cho câu trả lời là 15 giây. Trả lời đúng mỗi ô hàng ngang được 10 điểm, riêng đội được quyền lựa chọn ô hàng ngang mà trả lời đúng thì được 15 điểm .
Đội nào có tín hiệu trả lời ô chữ hàng dọc thì rung chuông hoặc giơ tay ( Chuông có thể là vỏ một lon bia có bỏ một viên bi ở trong để tạo tiếng kêu), nếu trả lời đúng ô hàng dọc thì ghi được 30 điểm, nếu trả lời sai thì bị loại khỏi cuộc chơi. Còn các đội chơi khác vẫn tiếp tục chơi theo luật chơi đã đưa ra. Nếu trả lời ô hàng dọc khi tất cả các ô hàng ngang đã được lật mở thì chỉ ghi được 20 điểm. Giải được ô chữ hàng dọc ở thời điểm nào thì trò chơi được kết thúc tại đó.
- Kết thúc trò chơi, đội nào có số điểm nhiều nhất thì đội đó sẽ thắng cuộc .



2. Nội dung chơi :
Dựa theo nội dung các bài ôn tập có chương trình sách giáo Khoa học lớp 5 tôi nghiên cứu đưa ra trò chơi :
Bài 33 - 34 : Ôn tập và kiểm tra học kì I ( SGK trang 68)
Tôi áp dụng trò chơi “ Giải ô chữ” gồm 14 ô hàng ngang , có nội dung như sau:
13
Hàng ngang số 1 ( gồm 5 chữ cái ) . Để sản xuất xi măng, tạc tượng người ta sử dụng vật liệu nào ? ( Đá vôi).
Hàng ngang số 2 ( gồm 7 chữ cái ) : Sợi bông, sợi lanh, sợi đay, sợi gai có nguồn gốc từ đâu ? ( thực vật ).
Hàng ngang số 3 ( gồm 3 chữ cái ) : Đây là loại cây mọc đứng cao khoảng 10- 15 m . Thân cây rỗng ở bên trong, gồm nhiều đốt ? ( Tre ).
Hàng ngang số 4 ( gồm 9 chữ cái ) : Đây là một trong các loại sợi nhân tạo ? ( sợi ni lông).
Hàng ngang số 5 ( gồm 6 chữ cái ): Đây là một tính chất đặc trưng của cao su ? (đàn hồi).
Hàng ngang số 6 ( gồm 7 chữ cái ) : Đây là một tính chất rất tốt của
đồng ? ( dẫn điện ).
Hàng ngang số 7 ( gồm 8 chữ cái ) : Vật liệu này có tính chất trong suốt, không gỉ, cứng nhưng dễ vỡ ? ( thuỷ tinh).
Hàng ngang số 8 ( gồm 4 chữ cái ) : Hàng rào sắt, đường sắt, đinh sắt ... thực chất được làm bằng gì ? (Thép ).
- Hàng ngang số 9 ( gồm 4 chữ cái ) : Đây là kim loại có màu trắng bạc , có ánh kim, nhẹ hơn sắt và đồng ? ( nhôm ).
- Hàng ngang số 10 ( gồm 4 chữ cái ) : Muốn tạo thành vữa xi măng ta trộn xi măng với cát với gì nữa ? ( nước ).
- Hàng ngang số 11 ( gồm 8 chữ cái ) : Gạch có dạng hình hộp chữ nhật và có các lỗ thường dùng để làm gì ? (xây tường ).
- Hàng ngang số 12( gồm 4 chữ cái ) : Đây là hợp kim của sắt và các bon , rất cứng, giòn và không thể uốn và kéo thành sợi ? ( gang ).
- Hàng ngang số 13 ( gồm 5 chữ cái ) : Các đồ vật làm bằng đất sét nung không tráng men hoặc có tráng men sành, men sứ đều được gọi là gì ? ( đồ gốm ).
- Hàng ngang số 14 ( gồm 7 chữ cái ): Những đồ dùng bằng nhựa chúng ta thường gặp được làm ra từ gì ? (chất dẻo ).
- Hàng ngang số 15 ( gồm 8 chữ cái ) : Vữa xi măng khi trộn xong phải làm gì ? (dùng ngay).
- Hàng ngang số 16 ( gồm 4 chữ cái ): Đây là một loại cây có thân dài hàng 100m, dùng làm dây buộc bè, làm khung bàn ghế ? (song).
- Hàng ngang số 17 ( gồm 8 chữ cái ) : Đây là nguyên liêu chính để sản xuất ra thuỷ tinh? (cát trắng).
* Ô chữ hàng dọc: Vật liệu thường dùng.
Giáo viên nói về ô chữ hàng dọc “Vật liệu thường dùng” là các vật liệu thường được con người sử dụng để làm ra các sản phẩm phục vụ cho cuộc sống hằng ngày như tre, cát trắng, tơ sợi, nhôm, ..... chúng rất có ích cho con người.
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
Đ
Á
V
Ô
I
T
H

C
V

T
T
R
E

I
N
I
Ô
N
G
Đ
À
N
H

I
D

N
Đ
I

N
T
H

T
I
N
H
X
Â
Y
T
Ư
N
G
Đ

G

M
H

T
D

O
D
N
G
N
G
A
Y
S
O
N
G
C
Á
T
T
R

N
G
S
N
H
Ô
M
N
Ư

C
L
U

Ù
C
T
H
É
P
G
A
N
G
Hàng ngang số 1 ( gồm 5 chữ cái ): Để sản xuất xi măng, tạc tượng người ta sử dụng vật liệu nào ?
Hàng ngang số 2 ( gồm 7 chữ cái ) : Sợi bông, sợi lanh, sợi đay, sợi gai có nguồn gốc từ đâu ?
Hàng ngang số 3 ( gồm 3 chữ cái ) : Đây là loại cây mọc đứng cao khoảng 10- 15 m . Thân cây rỗng ở bên trong, gồm nhiều đốt ?
Hàng ngang số 4 ( gồm 9 chữ cái ) : Đây là một trong các loại sợi nhân tạo ?
Hàng ngang số 5 ( gồm 6 chữ cái ): Đây là một tính chất đặc trưng của cao su ?
Hàng ngang số 6 ( gồm 7 chữ cái ) : Đây là một tính chất rất tốt của
đồng ?
Hàng ngang số 7 ( gồm 8 chữ cái ) : Vật liệu này có tính chất trong suốt, không gỉ, cứng nhưng dễ vỡ ?
Hàng ngang số 8 ( gồm 4 chữ cái ) : Hàng rào sắt, đường sắt, đinh sắt ... thực chất được làm bằng gì ?
Hàng ngang số 9 ( gồm 4 chữ cái ) : Đây là kim loại có màu trắng bạc , có ánh kim, nhẹ hơn sắt và đồng ?
Hàng ngang số 10 ( gồm 4 chữ cái ) : Muốn tạo thành vữa xi măng ta trộn xi măng với cát với gì nữa ?
Hàng ngang số 11 ( gồm 8 chữ cái ) : Gạch có dạng hình hộp chữ nhật và có các lỗ thường dùng để làm gì ?
Hàng ngang số 12( gồm 4 chữ cái ) : Đây là hợp kim của sắt và các bon , rất cứng, giòn và không thể uốn và kéo thành sợi ?
Hàng ngang số 13 ( gồm 5 chữ cái ) : Các đồ vật làm bằng đất sét nung không tráng men hoặc có tráng men sành, men sứ đều được gọi là gì ?
Hàng ngang số 14 ( gồm 7 chữ cái ) : Những đồ dùng bằng nhựa chúng ta thường gặp được làm ra từ gì ?
Hàng ngang số 15 ( gồm 8 chữ cái ) : Vữa xi măng khi trộn xong phải làm gì ?
Hàng ngang số 16 ( gồm 4 chữ cái ): Đây là một loại cây có thân dài hàng 100m, dùng làm dây buộc bè, làm khung bàn ghế ?
Hàng ngang số 17 ( gồm 8 chữ cái ) : Đây là nguyên liêu chính để sản xuất ra thuỷ tinh?

Ô chữ hàng dọc: VẬT LIỆU THƯỜNG DÙNG.
CK
15
14
13
12
11
10
9
8
7
6
5
4
3
2
1
Hết
giờ

* Ô chữ hàng dọc: Vật liệu thường dùng.
Giáo viên nói về ô chữ hàng dọc “Vật liệu thường dùng” là các vật liệu thường được con người sử dụng để làm ra các sản phẩm phục vụ cho cuộc sống hằng ngày như tre, cát trắng, tơ sợi, nhôm, ..... chúng rất có ích cho con người.
Bài 49-50 : Ôn tập : Vật chất và năng lượng
( SGK trang 100)
Ô chữ gồm 14 ô hàng ngang, có nội dung như sau:
- Hàng ngang số 1( gồm 4 chữ cái ): Nếu cho dòng điện chạy qua mạch kín từ cực dương của pin, đến bóng đèn, đến cực âm của pin thì bóng đèn sẽ như thế nào?
(sáng)
- Hàng ngang số 2 ( gồm 6 chữ cái ): Các chất đốt khi cháy đều sinh ra chất độc làm ô nhiễm không khí. Cần có biện pháp gì đối với các chất thải trong khói nhà máy ?
( khử độc ).
- Hàng ngang số 3 ( gồm 8 chữ cái ): Hỗn hợp chất lỏng với chất rắn bị hoà tan và phân bố đều hoặc hỗn hợp chất lỏng với chất lỏng bị hoà tan vào nhau gọi là gì ?
(dung dịch ).
- Hàng ngang số 4 ( gồm 9 chữ cái ) : Giấy xé vụn, đinh gỉ, vữa xi măng, vôi tôi, vật nào bị biến đổi lí học ? ( giấy xé vụn ).

- Hàng ngang số 5 ( gồm 6 chữ cái ) : Hai hay nhiều chất trộn lẫn với nhau có thể tạo thành gì ? ( hỗn hợp ).
- Hàng ngang số 6 ( gồm 8 chữ cái ) : Chất này không có hình dạng nhất định, có hình dạng của vật chứa nó ? (chất lỏng).
- Hàng ngang số 7 ( gồm 7 chữ cái ) : Đây là công dụng chính của than đá ?
(chất đốt ).
-Hàng ngang số 8 ( gồm 5 chữ cái ) : Xây hầm ga chứa phân trâu, bò, lợn, .... để làm khí sinh học để đun nấu. Khí sinh học đó còn gọi là gì? ( bi-ô-ga ).
- Hàng ngang số 9 ( gồm 9 chữ cái ) : Đây là một vai trò quan trọng của Mặt Trời đối với sự sống trên Trái Đất ? (chiếu sáng ).
- Hàng ngang số 10 ( gồm 10 chữ cái ) : Để đo năng lượng điện đã dùng, mỗi hộ gia đình điều phải có thiết bị gì ? ( công tơ điện ).
- Hàng ngang số 11 ( gồm 6 chữ cái ) : Hơi nước, ô –xi, ni - tơ ở thể gì ? ( thể khí ).
- Hàng ngang số 12 ( gồm 3 chữ cái ) : Đây là một trong những dụng cụ cần thiết để lắp mạnh điện đơn giản ? ( pin)
- Hàng ngang số 13 ( gồm 8 chữ cái ) : Các vật không cho dòng điện chạy qua gọi là vật gì ? ( cách điện ).
- Hàng ngang số 14 ( gồm 5 chữ cái ) : Xăng, dầu hoả, dầu đi-ê-zen, dầu nhờn được sản xuất ra từ đâu? (dầu mỏ ).
* Ô chữ hàng dọc: Sử dụng tiết kiệm
Giáo viên nói thêm về ý nghĩa của từ có trong ô chữ hàng dọc: “Sử dụng tiết kiệm” ở đây là nhắc nhở chúng ta khi sử dụng các năng lượng như chất đốt (than đá, dầu hoả, ...) , điện, ... thì phải tiết kiệm, tránh lãng phí.
Như vậy, sau khi các em giải được các ô chữ hàng ngang và hàng dọc, tôi đã hệ thống, củng cố phần lớn các kiến thức các em đã học về chủ đề này.
III. KẾT LUẬN
Qua trò chơi “Giải ô chữ” tôi thấy các em có sự ham học hỏi, cố gắng hơn, các tiết học sau các em tập trung chú ý hơn. . Học sinh làm bài kiểm tra phần trắc nghiệm rất tốt. Đến tiết ôn tập sau các em chuẩn b Đến tiết ôn tập sau các em chuẩn bị tư thế sẵn sàng tham gia chơi.
Để tổ chức tốt trò chơi giáo viên cần lưu ý:
- Giáo viên phải lựa chọn nội dung, hình thức trò chơi phù hợp với nội dung bài học cũng như khả năng nhận thức của học sinh.
- Giáo viên phải nhiệt tình, chịu khó làm đồ dùng học tập để phục vụ trò chơi . Nếu ở đơn vị trường có điều kiện, có điện, có máy chiếu thì sử dụng cho trò chơi ô chữ rất tiện lợi, học sinh cũng rất thích thú.

- Các bài ôn tập này gồm hai tiết học, giáo viên nên tổ chức trò chơi ở tiết thứ 2, xem trò chơi “Giải ô chữ” là một trong các hoạt động của tiết học, phải dành thời gian để tổ chức.
- Giáo viên cần quan tâm đến các đối tượng học sinh của lớp, tạo điều kiện để tất cả các em tham gia chơi.
- Giáo viên cần động viên, tuyên dương kịp thời những học sinh có tinh thần học tập tích cực, những em có tiến bộ trong học tập dù là nhỏ nhất.

Trên đây là một hình thức “học mà chơi, chơi mà học” đã tạo được hứng thú cho học tập sinh mà tôi đã thực hiện và đạt được kết quả nhất định. Đó là kinh nghiệm dạy học được áp dụng trong hai tiết ôn tập nhằm góp phân nâng cao hiệu quả giờ học ôn tập môn Khoa học lớp 5. Rất mong quý thầy cô góp ý kiến để đề tài được hoàn thiện hơn.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phan Văn Đồng
Dung lượng: 103,89KB| Lượt tài: 0
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)