Sang kien kinh nghiem
Chia sẻ bởi Trần Tú Loan |
Ngày 11/10/2018 |
33
Chia sẻ tài liệu: sang kien kinh nghiem thuộc Tư liệu tham khảo
Nội dung tài liệu:
TÊN ĐỀ TÀI:
MỘT SỐ THỦ THUẬT CỦA TIẾT DẠY NGHE CHO HỌC SINH
II. ĐẶT VẤN ĐỀ:
1. Tầm quan trọng của vấn đề nghiên cứu:
Ngày nay có khoảng 400 triệu người nói tiếng Anh với tư cách là tiếng mẹ đẻ, và cũng có một số lượng người tương đương như vậy dùng tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai. Tiếng Anh là phương tiện thông tin quan trọng nhất ở nhiều quốc gia trên thế giới. Tiếng Anh cũng là ngôn ngữ chính của 44 quốc gia. Ở nhiều nước, tiếng Anh là ngôn ngữ kinh doanh thương mại và kỹ thuật, những kiến thức và phát minh khám phá mới ở các nước được truyền bá sang các nước khác bằng tiếng Anh để mạng lại lợi ích cho cộng đồng thế giới. Hơn nữa, không ai có thể nắm bắt các nguyên lý khoa học mà lại không có kiến thức về ngôn ngữ. Chính vì vậy việc hiểu biết về tiếng Anh là điều rất cần thiết trong kỷ nguyên bùng nổ thông tin này.
Trước đây mục tiêu chủ yếu của việc dạy và học ngoại ngữ là đọc hiểu để phục vụ nghiên cứu văn học, khoa học kỹ thuật. Ngày nay nhằm phục vụ chính sách mở cửa, đổi mới, hoà nhập với khu vực và thế giới, mục tiêu của việc dạy học ngoại ngữ là giao tiếp. Để học sinh giao tiếp tốt, giáo viên phải thay đổi cách dạy theo phương pháp giao tiếp bằng ngôn ngữ ( nghe- nói )
Mỗi ngoại ngữ đều là xa lạ với chúng ta vì nó không phải là cái mà ta gọi “ruột thịt” của chúng ta. Hơn nữa tiếng Anh là thứ tiếng để sử dụng bởi nhiều người của nhiều đất nước và nhiều nền văn hoá, nó trở nên rất phong phú. Đặc biệt đối với học sinh, đây là môn học mới, học sinh phải tiếp cận với một đất nước khác, một nền văn hóa xa lạ. Điều đó đòi hỏi người thầy phải đổi mới phương pháp nhằm nâng cao chất lượng chung.
Nghe là một trong bốn kỹ năng quan trọng của việc học ngoại ngữ. Chúng ta không thể giao tiếp được nếu không nghe. Để thành công khi đối thoại, ta phải nghe hiểu được những gì người khác nói. Khi nói Tiếng Anh, ta có thời gian để nghĩ là sẽ nói gì, dùng từ như thế nào. Còn khi nghe, ta phải chú ý đến nghe hiểu. Thực tế học nghe là một kỹ năng yếu nhất trong bốn kỹ năng. Việc dạy kỹ năng nghe đôi lúc còn bị coi nhẹ, không theo phương pháp do một số thực trạng mà tôi sẽ nêu dưới đây. Cũng chính vì kĩ năng nghe của học sinh chúng ta còn quá yếu, quá bị xem nhẹ nên tôi rất băn khoăn trăn trở sau nhiều năm công tác và quyết định tìm hiểu những nguyên do và giải pháp tối ưu để hi vọng đổi mới được thực trạng này.
2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu:
Trong giờ nghe, thường thì không khí lớp học rất im lặng, học sinh thì thường căng thẳng, học sinh vốn đã trầm lại còn trầm hơn, giáo viên thì không thể nào tươi cười được. Tìm hiểu tôi mới thấy được các khó khăn ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng môn nghe như sau:
- Cơ sở vật chất ở một số trường còn thiếu, không đồng đều như: trang thiết bị còn thiếu, không có băng đài hoặc băng đài chất lượng kém, thiếu ổ cắm ở lớp học; Cuối kỳ, cuối năm không thi nghe.
- Khi học sinh nghe giáo viên đọc, các em đã quen với giọng điệu của thầy, cô. Ngoài ra thầy, cô có thể đọc chậm, dùng cử chỉ hoặc hành động để gợi ý những phần nghe khó. Do đó việc nghe trở nên dễ dàng hơn. Nhưng khi nghe băng, học sinh phải đối mặt với những khó khăn này:
+ Không kiểm soát được điều sẽ nghe.
+ Lời nói trong băng quá nhanh.
+ Bài nghe có nhiều từ mới.
+ Trọng âm, ngữ âm bài nghe khác so với những gì các em đọc.
+ Học sinh không nghe thường xuyên sẽ không nhận ra những từ mà các em biết.
+ Giọng nói của người nói trong băng khác với cô/thầy giáo, bạn .
+ Ngữ pháp, từ vựng, trọng âm của các em còn nhiều hạn chế...
3. Lý do chọn đề tài:
Như trên đã nêu, kỹ năng nghe của học sinh chúng ta còn quá yếu. Mà nghe là kỹ năng đầu tiên học sinh phải làm quen làm tiền đề cho ba kĩ năng nói, đọc và viết, có nghe được học sinh mới nói, đọc và viết được. Nên việc phải giúp học sinh khắc phục được những khó khăn trong việc nghe và nghe có hiệu quả là một việc làm bức bách.
4. Giới hạn nghiên
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Tú Loan
Dung lượng: 149,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)